Thuyết âm dương, ngũ hành


Thuyết âm dương ngũ hành
 
Âm dương:
 
 
      Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.
 
 
      Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn - Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..
 
 
Ngũ hành:
 
 
      Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.
 
 
Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:
 
 
Ngũ hành sinh:
 
      Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:
 
      Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)
 
      Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)
 
      Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)
 
      Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)
 
      "Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen) " - đây là sự diễn giải không chính xác nên tôi đưa vào " " Tiếc thay sự diễn giải này phổ biến và phổ thông tới mức...giật mình!
 
Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn.
 
 
Ngũ hành khắc:
 
 
      Ngũ hành tương khắc (lẽ xưa nay)
 
      Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)
 
      Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)
 
      Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)
 
      Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)
 
      Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).
 
 
Ngũ hành chế hoá:
 
 
      Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.
 
      
      Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc
 
      Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả
 
      Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ
 
      Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim
 
      Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ
 
      
      Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.
 
Để hiểu sâu hơn một chút về Thuyết ngũ hành độc giả nên tham khảo thêm tài liệu sau:
 
Ngũ hành tức là 5 hành KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Đối với các môn Khoa học và Huyền thuật Đông phương, Ngũ hành là 1 trong những nguyên lý căn bản và nền tảng cho mọi học thuyết. Thuyết Ngũ hành cho rằng mọi vật thể trong vũ trụ (kể cả con người) đều được cấu tạo bởi 5 hành đó, cũng như mọi sự phát triển, biến hóa của sự vật đều là do sự tương tác của Ngũ hành đối với nhau mà thôi. Do đó, việc nắm vững mối quan hệ tương tác giữa Ngũ hành là 1 điều quan trọng cho bất cứ ai muốn tìm hiểu sự vượng, suy, được, mất của mọi sự vật. 
 
Dưới đây xin được trình bày sơ lược về đặc tính của Ngũ hành như sau: 
 
 
• Về hình dáng: 
+ Kim: tròn đầy. 
+ Mộc: hẹp dài. 
+ Thủy: khúc khuỷu. 
+ Hỏa: nhọn sắc. 
+ Thổ: vuông vức. 
 
• Về màu sắc: 
+ Kim: màu trắng. 
+ Mộc: màu xanh. 
+ Thủy: màu đen. 
+ Hỏa: màu đỏ. 
+ Thổ: màu vàng. 
 
• Về cơ thể: 
+ Kim: đầu, họng, lưỡi, phổi. 
+ Mộc: lông, tóc, tay chân, gan, mật. 
+ Thủy: máu, mồ hôi, nước mắt, tai, thận. 
+ Hỏa: mắt, tim. 
+ Thổ: dạ dày, lá lách, lưng, bụng. 
 
• Về mùi vị: 
+ Kim: cay 
+ Mộc: chua 
+ Thủy: mặn 
+ Hỏa: đắng 
+ Thổ: ngọt 
 
• Về Quẻ Dịch: 
+ Kim: 2 quẻ CÀN, ĐOÀI. 
+ Mộc: 2 quẻ CHẤN, TỐN. 
+ Thủy: quẻ KHẢM. 
+ Hỏa: quẻ LY. 
+ Thổ: 2 quẻ KHÔN, CẤN. 
 
• Về Thiên Can: 
+ Kim: Canh, Tân. 
+ Mộc: Giáp, Ất. 
+ Thủy: Nhâm, Quý. 
+ Hỏa: Bính, Đinh. 
+ Thổ: Mậu, Kỷ. 
 
• Về Địa Chi: 
+ Kim: Thân, Dậu. 
+ Mộc: Dần, Mão. 
+ Thủy: Hợi, Tý. 
+ Hỏa: Tỵ, Ngọ. 
+ Thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. 
 
• Về phương hướng: 
+ Kim: TÂY và TÂY BẮC. 
+ Mộc: ĐÔNG và ĐÔNG NAM. 
+ Thủy: BẮC. 
+ Hỏa: NAM. 
+ Thổ: ĐÔNG BẮC và TÂY NAM.
http://www.phongthuyhoangdien.com/images/Post/thuson/2.jpg
 
Sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau được thể hiện qua những hình thức sau: 
 
Ngũ hành tương sinh 
 
Mọi vật thể muốn phát triển cần được sự hổ trợ, nuôi dưỡng từ những vật thể khác. Do đó, quan hệ tương sinh là biểu hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của sự vật. 
 
Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:
 
- KIM sinh THỦY 
- THỦY sinh MỘC 
- MỘC sinh HỎA 
- HỎA sinh THỔ 
- THỔ sinh KIM.
http://www.phongthuyhoangdien.com/images/Post/thuson/tuongSinh.jpg
Kim sinh Thủy không phải là vì Kim bị đốt nóng sẽ chảy ra thành nước, vì Kim lúc đó tuy ở dạng thể mền lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng nên sao có thể gọi là “Thủy” được. Thật ra, nguyên lý Kim sinh Thủy của cổ nhân là vì lấy quẻ CÀN là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới nhuần vạn vật, nên Thủy được phát sinh từ Trời. Mà quẻ CÀN có hành Kim nên mới nói Kim sinh Thủy là vậy. Mặt khác, trong Hậu thiên Bát quái của Văn Vương, Thủy là nguồn gốc phát sinh của vạn vật. Nếu không có Thủy thì vạn vật không thể phát sinh trên trái đất. Cho nên khi lấy CÀN (KIM) sinh KHẢM (THỦY) cũng chính là triết lý của người xưa nhìn nhận nguồn gốc của sự sống trên trái đất là bắt nguồn từ Trời, là hồng ân của Thượng Đế. Do đó, trong các nguyên lý tương sinh của Ngũ hành, Kim sinh Thủy là 1 nguyên lý tâm linh, triết lý và vô hình, và cũng là nguyên lý tối cao của học thuyết Ngũ hành tương sinh, vì nó là sự tương tác giữa Trời và Đất để tạo nên vạn vật. Còn những nguyên lý tương sinh còn lại chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau trên trái đất để duy trì sự sống mà thôi, nên cũng dễ hiểu và dễ hình dung hơn. 
 
 
Ngũ hành tương khắc 
 
Mọi vật thể khi bị sát phạt, khắc chế sẽ đi đến chỗ tàn tạ, thoái hóa. Do đó, quan hệ tương khắc là để biểu hiện quá trình suy vong và hủy diệt của sự vật. 
 
Nguyên lý của Ngũ hành tương khắc là:
 
- KIM khắc MỘC. 
- MỘC khắc THỔ. 
- THỔ khắc THỦY. 
- THỦY khắc HỎA. 
- HỎA khắc KIM.
http://www.phongthuyhoangdien.com/images/Post/thuson/tuongKhac.jpg
Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy. 
 
 
Ngũ hành phản sinh 
 
Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành. 
 
Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là: 
- Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp. 
- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than. 
- Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt. 
- Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt. 
- Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục. 
 
 
Ngũ hành phản khắc 
 
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc. 
 
Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là: 
- Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy. 
- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu. 
- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt. 
- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn. 
- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt. 
 
 
Cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa.