Phật giáo nguồn gốc và sự phát triển phật giáo trên thế giới


Phật giáo (zh. 佛教, sa. buddhaśāsana, pi. buddhasāsāna, bo. sangs rgyas bstan pa སངས་རྒྱས་བསྟན་པ་), hay giáo lý của Phật-đà(śāsana), là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới (các tôn giáo lớn khác là Do Thái giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo, và Ấn Độ giáo). Phật giáo được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (zh. 悉達多瞿曇, sa. siddhārtha gautama, pi. siddhattha gotama) sáng lập khoảng thế kỷ thú 5 trước Công Nguyên, và Phật-đà hay Bụt-đà (sa., pi. buddha), Người Việt gọi đơn giản là ông Bụt, có nghĩa là "người tỉnh thức", "người tỉnh thức" mà Siddhārtha Gautama có được sau khi tỉnh thức, giác ngộ được Phật pháp (zh. 法, sa. dharma, pi. dhamma). Ở một số ngôn ngữ, từ này có nghĩa như "nguyên lí của vạn vật".

Giáo lý cơ bản

Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế, là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lý này chính là câu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó, là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân hồi (zh. 輪回, sa., pi. saṃsāra) và liệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không.

Tứ diệu đế là:
  1. Khổ đế (zh. 苦諦, sa. duḥkhāryasatya, bo. sdug bsngal bden pa སྡུག་བསྔལ་བདེན་པ་), chân lý về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, không đạt sở nguyện, đều là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (zh. 五蘊, sa. pañcaskandha, pi.pañcakhandha), là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.
  2. Tập đế (zh. 集諦, sa. samudayāryasatya, bo. kun `byung bden pa ཀུན་འབྱུང་བདེན་པ་), chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái (愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi (zh. 輪迴; sa., pi. saṃsāra).
  3. Diệt đế (zh. 滅諦, sa. duḥkhanirodhāryasatya, bo. `gog pa`i bden pa འགོག་པའི་བདེན་པ་), chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.
  4. Đạo đế (zh. 道諦, sa. duḥkhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, bo. lam gyi bden pa ལམ་གྱི་བདེན་པ་), chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā).

Phật xác nhận ba đặc tướng của cuộc đời là vô thường (zh. 無常, sa. anitya, pi. anicca), vô ngã (zh. 無我, sa. anātman, pi.anattā) và vì vậy mà con người phải chịu khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha). Nhận thức ba dấu ấn (zh. 三相, sa. trilakṣaṇa, pi.tilakkhaṇa) đặc trưng này của sự vật đồng nghĩa bước đầu đi vào đạo Phật.

Khổ được giải thích là xuất phát từ ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā) và vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā), và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử (hữu luân 有輪, sa. bhavacakra, pi. bhavacakka). Cơ chế làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi (zh. 緣起, sa.pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda). Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ Niết-bàn (zh. 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna). Theo Tứ diệu đế, con đường dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo (zh. 八正道, sa. aṣṭāṅgikamārga, pi.aṭṭhāṅgikamagga).

Bát chính đạo bao gồm:
  1. Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
  2. Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
  3. Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): Không nói dối hay không nói phù phiếm.
  4. Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): Tránh phạm giới luật.
  5. Chính mệnh (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.
  6. Chính tinh tiến (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
  7. Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
  8. Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).

Con đường tám nhánh này có thể được phân thành ba loại, gọi là Tam học, tức là tu học Giới (zh. 戒, sa. śīla, pi. sīla), Định (定, sa. samādhi, dhyāna, pi. samādhi, jhāna) và Huệ (zh. 慧, sa. prajñā, pi. paññā). Những tư tưởng cơ bản của Phật-đà đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp.

Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka), bao gồm:

  1. Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya), 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya), 3. Tương ưng bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya), 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).
  2. Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già(sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
  3. Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་)—cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất.

Tăng-già (zh. 僧伽; s, pi. saṅgha) của đạo Phật gồm có Tỳ Kheo (zh. 比丘, sa. bhikṣu, pi. bhikkhu), Tỳ Kheo Ni (zh. 比丘尼, sa.bhikṣuṇī, pi. bhikkhunī) và giới Cư sĩ.

Lịch trình tu học

Theo giáo lí nguyên thủy thì một hành giả đạt Bồ-đềGiác ngộ khi người đó đạt được một cái nhìn vạn vật như chúng đích thật là (Như thật tri kiến sa. yathābhūtadarśana), với một tâm thức thoát khỏi phiền não (sa. kleśa) và si mê (sa. moha). Trong các loại phiền não thì tham ái (sa. tṛṣṇā) và vô minh (sa. avidyā), cũng được gọi là si (sa. moha), là những loại nặng nhất. Tham (sa.rāga), sân (sa. dveṣa) và si được gọi chung là ba chất độc (Tam độc), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức. Vì phiền não vây phủ tâm thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì người đó phải gắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành Bát chính đạo.

Cách thực hành trong Phật giáo cũng được phân chia theo Tam học (sa. tisraḥ śikṣāḥ), cụ thể là tu học về giới (tăng thượng giới học, sa. adhiśīlaśikṣā), định (tăng thượng định học, sa. adhicittaśikṣā) và huệ (tăng thượng huệ học, sa. adhiprajñāśikṣā). Trước hết hành giả phát lòng tin (tín, sa. śraddhā) vào Tam bảo, giữ giới luật đúng theo địa vị của mình (cư sĩ, sa-di hoặc tỉ-khâu). Qua đó mà ông ta chuẩn bị cho cấp tu học kế đến là Thiền định. Cấp này bao gồm bốn trạng thái thiền (tứ thiền, sa.caturdhyāna). Một số cách thực hành được nhắc đến nhằm hỗ trợ bốn cấp thiền định trên, đó là Tứ niệm xứ (sa. catvāri smṛtyupasthānāni), Tứ vô lượng tâm, tức là trau dồi bốn tâm thức Từ, Bi, Hỉ và Xả (sa. catvāry apramāṇāni, cũng được gọi là Tứ Phạm trú, sa. brahmavihāra). Cách thiền định ở cấp này được phân làm hai loại: 1. Chỉ (sa. śamatha) là phương pháp lắng đọng tâm, và 2. Quán (sa. vipaśyanā, vidarśanā) là cách Thiền quán lập cơ sở trên Chỉ, tức là có đạt định an chỉ xong mới có thể thành tựu công phu Quán. Phần thứ ba của Tam học là huệ học, lập cơ sở trên Thiền quán. Đối tượng quán chiếu trong thiền định ở đây có thể là Tứ diệu đế, nguyên lí Duyên khởi (sa. pratītyasamutpāda) hoặc Ngũ uẩn. Ai hoàn tất Tam học này sẽ đạt được sự hiểu biết về giải thoát (sa. vimuktijñāna), biết là mình đã đạt giải thoát. Phiền não của hành giả này đã được tận diệt, các lậu hoặc đã chấm dứt (vô lậu, sa. anāsrava) và hành giả ấy đạt Tứ thánh quả A-la-hán.

Song song với cách tu hành theo Tam học trên ta cũng tìm thấy phương cách theo 37 Bồ-đề phần (sa.saptatriṃśabodhipakṣyadharma) và hành giả nào tu tập theo cách này cũng có thể đạt Niết-bàn.

Phát triển và phổ biến

Sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm bốn giai đoạn:

  1. Giữa thế kỉ thứ 6 đến giữa thế kỉ thứ 5 trước CN: Giai đoạn nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá.
  2. Kể từ thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên: Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trường phái qua các lần kết tập (zh. 結集, sa., pi. saṃgīti) về giáo pháp.
  3. Kể từ thế kỉ thứ 1: Xuất hiện giáo phái Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna) với hai tông phái quan trọng là Trung quán tông(zh. 中觀宗, sa. mādhyamika) và Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. vijñānavādin, yogācārin).
  4. Kể từ thế kỉ thứ 7: Sự xuất hiện của Mật tông Phật giáo (Phật giáo Tây TạngKim cương thừa).

Sau thế kỉ thứ 13, Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh đạo Phật.

Từ thế kỉ thứ 13, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó. Ngày nay, pháiTiểu thừa (zh. 小乘, sa. hīnayāna) với quan điểm của Thượng tọa bộ (zh. 上座部, sa. sthaviravādin, pi. theravādin) được truyền bá rộng rãi tại Sri LankaNepalBhutanThái LanMiến ĐiệnCampuchiaLàoĐại thừa được truyền tại Trung QuốcNhật Bản,Việt NamHàn QuốcTriều TiênSingapore. Giáo pháp Kim cương thừa - cũng được xếp vào Đại thừa - phát triển mạnh tại Tây TạngMông Cổ. Ngày nay, chưa ai có một con số tín đồ Phật giáo chính xác, người ta ước lượng có khoảng từ 1,2 đến 1,6 tỉ người (số người đã quy y Tam bảo)[1] nhưng số người theo đạo Phật "tự nhiên" (không làm lễ quy y nhưng trong nhà vẫn thờ Phật, Bồ Tát... kết hợp thờ chung với thần thánh của các tín ngưỡng truyền thống khác như thờ Thần Tài-Ông ĐịaThiên Hậu,Ngọc Hoàng Thượng đế, ... hay chỉ đơn thuần là thờ cúng tổ tiên nhưng khi làm tang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu, v.v... dựa vào Phật Giáo) thì con số có thể lcòn cao hơn nhiều, đặc biệt là tại các nước Đông Á và chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa khi mà Phật Giáo bị "địa phương hóa". (Xem Dân số Phật Giáo để biết thêm chi tiết.)

Phật giáo tại Miến Điện (Myanma)

Truyền thuyết cho rằng Miến Điện (Myanma) đã tiếp cận với đạo Phật trong thời A-dục vương (zh. 阿育王, sa. aśoka, pi. asoka,thế kỉ thứ 3 trước CN). Theo một thuyết khác, đạo Phật đã đến Miến Điện trong thời đức Phật còn tại thế, do hai thương nhân từ Ấn Độ mang tới. Những vị này mang theo cả tóc Phật, ngày nay được giữ trong đền Shwe-Dagon tại Rangun (Yangon).

Kể từ thế kỉ thứ 5, Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của Thượng tọa bộ(Pa:Theravāda) và Đại thùa phái (sa, pa.Mahāyana). Kể từ thế kỉ thứ 7, hai phái Nguyên Thủy và Đại thừa song hành tại Miến Điện, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng. Thế kỷ 11, nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thượng tọa bộ và từ đó, Đại thừa biến mất tại đây. Tại Miến Điện, Bagan ở miền bắc trở thành trung tâm Phật giáo. Phật giáo Miến Điện liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Tích Lan, nhất là với Đại Tự (pi. mahāvihāra). Thế kỉ thứ 15, vua Đạt-ma-tất-đề (pi. dhammaceti) lại xác định lần nữa rằng Phật giáo Miến Điện mang nặng quan điểm của Thượng tọa bộ. Sự có mặt của người Anh trong thế kỉ thứ 19 làm xáo trộn Phật giáo Miến Điện đáng kể. Mãi đến lúc giành lại độc lập năm 1947, Miến Điện mới trở lại cơ chế cũ. Năm 1956 tại Rangun có một cuộc kết tập kinh điển quan trọng. Ngày nay, 90% dân Miến Điện là Phật tử, đạo Phật được xem là quốc giáo.

Phật giáo tại Tích Lan (Sri Lanka)

Người ta cho rằng Phật giáo đến Tích Lan (Sri Lanka) khoảng năm 250 trước Công nguyên, do Ma-hi-đà và Tăng-già-mật-đa (pi.saṅghamitta), hai người con của A-dục vương (sa. aśoka, pi. asoka), truyền từ Ấn Độ. Nhà vua Tích Lan hồi đó là Thiên Ái Đế Tu (pi. devānampiya tissa) trở thành Phật tử và thành lập Đại tự (pi. mahāvihāra) nổi tiếng, nơi đó ông trồng một nhánh cây Bồ-đề có nguồn từ nơi Phật thành đạo, Bồ-đề đạo trường. Đại tự trở thành trung tâm của Thượng tọa bộ.

Theo thời gian, nhiều tông phái Phật giáo khác thành hình và gây nhiều tranh cãi, đến nỗi có khi nhà vua phải can thiệp. Đó là những tranh luận ban đầu của Tiểu thừa và mầm mống của Đại thừa, của cả Mật tông thời bấy giờ. Cuối cùng, Thượng tọa bộ thắng, trong đó Phật Âm (sa. buddhaghoṣa, pi. buddhaghosa) - một Luận sư xuất sắc của Thượng tọa bộ - đóng vai trò quyết định. Tác phẩm của Phật Âm ngày nay vẫn còn ảnh hưởng lên Phật giáo Tích Lan. Đến thế kỉ thứ 12, vua Ba-lạc-la Ma-bà-ha-y (pi. parakkambahu), họp hội nghị Phật giáo và ép tất cả các trường phái phải theo giáo lí của Thượng tọa bộ tại Đại tự.

Qua thế kỉ thứ 16người Bồ Đào Nha vào Tích Lan và tìm cách du nhập đạo Thiên chúa. Đến thế kỉ thứ 17người Hà Lan lại ủng hộ việc khôi phục đạo Phật tại Tích Lan. Ngoài ra, Miến Điện và Thái Lan cũng có ảnh hưởng đáng kể lên nền đạo Phật tại đây. Kể từ khi Tích Lan giành lại độc lập năm 1948, đạo Phật luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tín ngưỡng và nền văn hóa của xứ này.

Phật giáo tại Indonesia

Người ta cho rằng Phật giáo du nhập đến Indonesia khoảng thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên. Cao tăng Pháp Hiển, vị tăng Trung Quốc đầu tiên đến Ấn Độ, cũng là người đến Nam Dương năm 418. Cuối thế kỉ thứ 5 thì Phật giáo bắt đầu phát triển tại Nam Dương, đến thế kỉ thứ 7 thì Sumatra và Java trở thành hai trung tâm Phật giáo quan trọng. Tại đây, giáo lí Đại thừa được truyền bá rộng rãi, có một số tư tưởng Tiểu thừa, có lẽ của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được thừa nhận. Dưới thời vua Shai-len-dra, Phật giáo phát triển rực rỡ, đó là thời kì xây dựng tháp tại Borobudur, là Phật tích lớn nhất còn lưu tới ngày nay. Khoảng cuốithế kỉ thứ 8, Mật tông bắt đầu thịnh hành. Đại thừa và Mật tông tồn tại mãi đến thế kỉ thứ 15, trong suốt thời gian này, Phật giáo Nam Dương liên hệ nhiều với Ấn Độ và với viện Na-lan-đà (sa. nālandā). Với sự xâm nhập của Hồi giáo, Phật giáo bắt đầu tàn lụi tại Nam Dương, kể từ thế kỉ thứ 15. Ngày nay chỉ còn một số nhỏ tín đồ, nhất là trong giới Hoa kiều.

Phật giáo tại Campuchia

Người ta cho rằng Phật giáo du nhập vào Campuchia trong thế kỉ thứ 3 sau CN, theo văn hệ Phạn ngữ, trường phái Thuyết nhất thiết hữu bộ và đạt được đỉnh cao khoảng thế kỉ thứ 5thứ 6. Năm 791 người ta tìm thấy gần đền Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) một văn bản chứng tỏ rằng Đại thừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Thấp-bà (sa. śiva). Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng Bồ Tát Quán Thế Âm, mà Thấp-bà được xem là một hóa thân. Mọi nhà vua của Campuchia cũng đều được xem là hóa thân của Quán Thế Âm. Sau một thời gian thì yếu tố thần Thấp-bà hầu như bị mất đi, nhưng đến thế kỉ thứ 13, người ta lại tôn thờ thần Thấp-bà và tăng giả Phật giáo bị bức hại. Theo các Cao tăng Trung Quốc thì trong thời gian này, Thượng tọa bộ được phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng Thượng tọa bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối thế kỉ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắt đầu có ảnh hưởng.

Phật giáo tại Thái Lan

Người ta biết rất ít việc đạo Phật được truyền bá đến Thái Lan. Kết quả khảo cổ cho thấy Phật giáo đến Thái Lan khoảng thế kỉ thứ 6 từ Miến Điện. Ban đầu giáo lí Tiểu thừa có ảnh hưởng rộng rãi. Khoảng giữa thế kỉ thứ 8 và 13, Đại thừa được truyền bá rộng hơn. Giữa thế kỉ thứ 11 và 14, ảnh hưởng của Ấn Độ giáo bắt đầu phát triển. Trong thế kỉ 13, Hoàng gia Thái Lan chính thức công nhận Thượng tọa bộ và mối liên hệ với Tích Lan trong thời kì này càng làm cho bộ này phát triển thêm rộng rãi. Năm1782, nhà vua triệu tập một đại hội nhằm kiểm điểm lại Tam tạng kinh điển. Trong thế kỉ thứ 19, nhà vua Ma-ha Mông-cút(mongkut) lên ngôi, bản thân ông cũng đã là một tăng sĩ, ông là người đặt nền tảng cho nền Phật giáo cận đại. Ông thành lập Pháp tông (dhammayut), cơ sở dựa vào Luật tạng và ngày nay có nhiều tín đồ nhất tại Thái Lan. Vua Chulalangkorn - trị vì từ1868 đến 1910 - cho xuất bản các tạng kinh quan trọng của đạo Phật, có thể gọi là đầy đủ nhất từ xưa đến nay. Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật.

Phật giáo tại Hàn Quốc

Trong thế kỉ thứ 4 sau CN, Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc và phát triển rực rỡ nhất là giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 9. Trong thời kì này, các trường phái quan trọng của Trung Quốc đều được thành lập tại Hàn Quốc như Thiền tôngHoa Nghiêm tôngMật tông(Chân ngôn tông). Bộ kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā-sūtra) cũng được truyền bá rộng rãi rất sớm tại Hàn Quốc. Người ta cũng tìm thấy nhiều tác phẩm văn hóa mang đặc tính Phật giáo tại đây. Suốt thời nhà Lí (yi, 1392-1910), nền văn hóaKhổng giáo trở thành quốc đạo và tăng ni Phật giáo bị ép buộc phải vào núi tu hành. Sau năm 1945, Phật giáo được phục hưng và phát sinh một phong trào mới gọi là Viên Phật giáo (en. won-buddhism). Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Trộn lẫn với đạo Phật là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần tinh tú.

 

Phật giáo Tây Tạng

 

Các sư Tây Tạng (lama) trong một buổi lễ ởSikkim

Phật giáo Tây Tạng (zh. 西藏佛教), cũng được gọi là Lạt-ma giáo, là một hệ phái Phật giáo quan trọng thuộc Phật giáo Đại thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hi-mã-lạp sơn, đặc biệt ở Tây Tạng. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn của các giới luật của Thuyết nhất thiết hữu bộ và các phép tu của Kim cương thừa. Tại Tây Tạng vốn không có các danh từ tương đương "Lạt Ma giáo", khi những học giả Tây phương tới đây họ thấy dân chúng quá tôn sùng vị Lạt-ma cho nên họ đã tạo ra từ "Lạt-ma giáo" (en. Lamaism).

Các dòng tu quan trọng của Tây Tạng thường hay có một hệ thống các tu viện, đồng thời cũng bắt nguồn từ các vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha). Về mặt lí thuyết, ngoài A-tì-đạt-ma, Phật giáo Tây Tạng còn dựa vào các giáo pháp Đại thừa của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và Vô Trước (sa. asaṅga), xem đó là hai lí thuyết căn bản mà đặc biệt là triết lí Trung quán cụ duyên (sa.mādhyamika-prāsaṅgika) được xem trọng hơn hết. Ngoài ra Nhân minh học (hetuvidyā; có thể gọi là logic, lý luận học) cũng được đưa vào để luận giải các vấn đề có tính giáo khoa. Đặc biệt, các phép tu Tantra hay được dùng để biến các kiến thức lý thuyết thành kinh nghiệm bản thân.

Năm chủ đề (sa. pañcavacanagrantha) quan trọng phải được học hỏi, nghiên cứu trong một thiền viện tại Tây Tạng trước khi đạt được danh hiệu Gueshe (tương ưng với Thượng toạ tại Đông Á và Đông Nam Á, hay với bằng cấp Tiến sĩ Phật học của Tây phương) gồm:

  1. Bát-nhã-ba-la-mật-đa (sa. prajñāpāramitā)
  2. Trung quán (sa. mādhyamika)
  3. Nhân minh hoặc Lượng học (sa. pramāṇavāda)
  4. A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma)
  5. Luật (Tì-nại-da, sa. vinaya).

Lịch sử

Vajrasattva, vị Bồ Tát tượng trưng cho sự thanh tịnh trong Phật giáo Tây Tạng

Trước khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng thì Bôn giáo được xem là quốc giáo. Khoảng dưới thời vua Tùng-tán Cương-bố (松贊干布, bo. srong bstan sgam po སྲོང་བསྟན་སྒམ་པོ་) (620-649) thì hoàng gia bắt đầu chuyển qua Phật giáo. Năm thế hệ sau vị vua này thì Phật giáo được tuyên bố chính thức là quốc giáo và với sự xây dựng tu viện Tang-diên (samye) năm 775, các tăng sĩ Tây Tạng bắt đầu thành lập Tăng-già (sa. Sangha).

Phật giáo Tây Tạng được xem là được hình thành trong thế kỉ 8 dưới triều vua Ngật-lật-song Đề-tán (755-797), do hai Cao tăng Ấn Độ là Tịch Hộ (sa. śāntaraksita) và Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) truyền sang. Đợt đầu của việc truyền bá đạo Phật qua Tây Tạng chấm dứt trong thế kỉ 9. Trường phái Ninh-mã (bo. nyingmapa རྙིང་མ་པ་) được thành lập từ thời gian đó. Mới đầu Phật giáo Tây Tạng cũng có tiếp xúc, tranh luận với Thiền tông Trung Quốc, nhưng sau đó, người ta theo hẳn giáo lí của Trung Quán tông (sa. mādhyamika, bo. dbu ma pa).

Khoảng dưới thời vua Lãng-đạt-ma (glang dar ma གླང་དར་མ་) (838-842), Bôn giáo lại được phục hồi, Phật giáo bị bức hại. Trong thời gian đó, chỉ có phái "áo trắng", là các vị cư sĩ tại gia, được bảo tồn. Ngày nay phái này còn lưu truyền với phái Ninh-mã.

Sau một thời gian bị bức hại, Phật giáo lại phục hưng trong thế kỉ 11, phát sinh hai trường phái Ca-nhĩ-cư (bo. kagyupa བཀའ་བརྒྱུད་པ་) và Tát-ca (sa skya pa ས་སྐྱ་པ་) và đó là thời gian mà rất nhiều kinh sách được dịch ra tiếng Tây Tạng. Với A-đề-sa, đạo Phật lại được truyền bá lần thứ hai sang Tây Tạng. Từ đây, người ta lại quan tâm đến các trường phái, nhất là các phái truyền tâm từ thầy qua trò theo dạng "khẩu truyền", và từ đó sinh ra các tu viện lớn của tông Tát-ca (1073), lôi kéo được dịch giả Mã-nhĩ-ba(bo. mar pa མར་པ་) – người sáng lập tông Ca-nhĩ-cư – sang Ấn Độ thu thập kinh sách. Trong Phật giáo Tây Tạng và các tông phái tại đây, các vị đại sư được gọi là Lạt-ma, đóng một vai trò rất quan trọng. Một trong các vị quan trọng nhất là Tông-khách-ba (tsong-kha-pa), được mệnh danh là "nhà cải cách", người thiết lập và tổ chức lại toàn bộ các tông phái. Sư cũng là người xây dựng tu viện Gan-den (1409) và thành lập tông Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་).

Kể từ thế kỉ 14, phái Cách-lỗ thịnh hành, được xem là một trong bốn trường phái lớn của Phật giáo Tây Tạng. Ngày nay, trên thế giới, Phật giáo Tây Tạng được coi trọng, nhiều Lạt-ma Tây tạng đang giáo hóa tại các nước phương Tây.

Các tông phái và giáo lí khác như Đoạn giáo (bo. chod གཅོད་), tuy có một hệ thống kinh sách mạch lạc, nhưng lại không xây dựng tu viện nên cuối cùng hòa vào các dòng khác.

Phật giáo Trung Quốc

Phật giáo Trung Quốc được xem là du nhập Trung Quốc vào khoảng thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên. Mới đầu nhiều người nghĩ rằng, đạo Phật là một tông phái của đạo Lão (Lão Tử). Sự hiểu lầm này bắt nguồn từ quan điểm chung của hai tôn giáo này; cả hai đều hướng đến giải thoát. Có người cho rằng, mới đầu người Trung Quốc không hiểu đạo Phật vì ngôn ngữ chữ Hán thời đó không tiếp cận được với các khái niệm hoàn toàn trừu tượng của Phật giáo và khi dịch kinh sách Phật giáo, người ta đành dùng ngôn ngữ đạo Lão. Vì vậy về sau, khi đạo Phật đã phổ biến, công các dịch giả rất lớn và tên tuổi của họ còn lưu truyền đến ngày nay. Khoảng thế kỉ thứ 3, các nhà dịch kinh bắt đầu dịch từ Phạn ngữ ra tiếng Hán, mà những đại diện kiệt xuất là An Thế Cao(安世高), người chuyên dịch các kinh Tiểu thừa, và Chi Khiêm (支謙), người chuyên dịch các tác phẩm Đại thừa.

Năm 355Tăng-già được thành lập. Kể từ thế kỉ thứ 4, nhiều trường phái Bát-nhã-ba-la-mật-đa ra đời với Cao tăng Chi Độn (支遁; Chi Đạo Lâm) là nhân vật quan trọng nhất. Năm 399Pháp Hiển đi Ấn Độ và sau đó một số Cao tăng khác như Nghĩa Tịnhvà Huyền Trang cũng lên đường đi Ấn Độ.

Trong thế kỉ thứ 5thứ 6, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình. Nhờ vậy trong thời gian này, nhiều chùa chiền được xây cất, nhiều tác phẩm ra đời. Vào năm 466 và 574-577 có hai lần Phật giáo bị bức hại nhưng vẫn phát triển mạnh. Trong thời kì này, hai vị có công lớn nhất trong việc dịch kinh điển là Cưu-ma-la-thập (鳩摩羅什, sa. kumārajīva) và Chân Đế (真諦, sa. paramārtha). Với trình độ văn chương rất cao, hai vị này đã làm cho hầu hết các kinh Tiểu thừa và Đại thừa đều có mặt tại Trung Quốc. Đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo Trung Quốc là Nhập Lăng-già kinh (入楞伽經, sa.laṅkāvatārasūtra), Đại bát-niết-bàn kinh (zh. 大般涅槃經, sa. mahāparinirvāṇa-sūtra) và Thành thật luận (zh. 成實論, sa.satyasiddhi). Từ đó, các tông phái như Tam luận tông (zh. 三論宗), Thành thật tông (zh. 成實宗) và Niết-bàn tông (zh. 涅槃宗) ra đời.

Giữa thế kỉ thứ 6 và thứ 10, Phật giáo Trung Quốc phát triển rực rỡ. Các tông Hoa Nghiêm (zh. 華嚴), Thiên Thai (天台), Thiền(禪), Tịnh độ (淨土), Pháp tướng (法相) ra đời, trong đó người ta nhắc nhở đến các vị Cao tăng như Huyền Trang Tam tạng (玄奘), Trí Khải (智顗), Đỗ Thuận (杜順). Với sự hiện diện của Huệ Năng (慧能) và các môn đệ kế thừa, Thiền tông phất lên như một ngọn lửa sáng rực đời nhà Đường.

Với thời gian, giáo hội Phật giáo, nhờ không bị đánh thuế, đã trở thành một tiềm lực kinh tế và có những điểm mâu thuẫn với triều đình. Nhiều nông dân cúng dường đất cho nhà chùa rồi thuê lại đất đó để trốn thuế. Năm 845, Phật giáo bị bức hại, giáo hội bị triệt hạ, tăng ni bị buộc phải hoàn tục. Từ thời điểm đó, Phật giáo Trung Quốc không bao giờ trở lại được thời đại huy hoàng như trước, nhưng vẫn để lại những dấu ấn quan trọng trong nền văn hoá nước này.

Trong đời nhà Tống (thế kỉ 10-13), Phật giáo hoà nhập với Khổng giáo và Lão giáo thành một nền văn hoá, trong các tông phái chỉ còn Thiền và Tịnh độ là quan trọng. Dưới thời nhà Minh (thế kỉ 14-17), có một khuynh hướng hợp nhất giữa Thiền và Tịnh độ (Thiền Tịnh hợp nhất 禪淨合一) và gây được ảnh hưởng đáng kể. Nhân vật nổi bật thời này là Vân Thê Châu Hoằng.

Giữa thế kỉ thứ 17 và 20Phật giáo Tây Tạng bắt đầu gây ảnh hưởng tại Trung Quốc. Qua thế kỉ 20, Phật giáo Trung Quốc lại bị bức hại, nhất là trong thời kì cách mạng văn hoá (1966-1976).

Phật giáo Nhật Bản

Hệ phả, Tông phái

Phật giáo Nhật Bản có rất nhiều tông phái khác nhau. Ở đây trình bày hệ phả và liệt kê tông phái của 13 tông phái theo hệ thống thường được nhắc đến phổ biến hơn cả là hệ “Thập tam tông thập lục phái”:

Lịch sử

Thời Asuka

Theo “Nhật Bản Thư Kỉ” ghi lại thì Phật giáo truyền vào Nhật Bản vào năm 552 thời Asuka (năm Kimmei (Khâm Minh) thứ 13) khi vua Seong (Thánh Vương) nước Baekje (Bách Tế - bđ.Triều Tiên) cống nạp tượng Phật Thích Ca bằng đồng mạ vàng và các kinh văn Phật giáo cho triều Nhật. Tuy vậy, căn cứ theo các ghi chép “Triều đại Thiên hoàng Kimmei ngày 12 tháng 10 năm Mậu Ngọ” trong tập kí về Thái tử Shōtoku (Thánh Đức) và “Triều đại Thiên hoàng Kimmei năm 7 tuổi tháng 12 Mậu Ngọ” trong “Kí sự thành lập, di dời chùa Gangōji (Nguyên Hưng Tự)”…v.v thì hiện nay đa số người ta tin rằng Phật giáo đã truyền vào Nhật Bản vào năm Mậu Ngọ 538 (năm Senka (Tuyên Hóa) thứ 3). Trong các sách giáo khoa lịch sử Nhật cũng thống nhất dựa vào mốc thời gian này.

Cũng theo “Nhật Bản Thư Kỉ”, từ sau khi Phật giáo truyền vào Nhật Bản đã xảy ra một loạt các sự kiện. Khi Thiên hoàng Kimmei hỏi ý kiến quan lại trong triều về việc có nên tiếp nhận đạo Phật hay không thì cả Mononobe no Okoshi (Vật Bộ Vĩ Dư) và pheNakatomi no Kamako (Trung Thần Liêm Tử) theo Thần Đạo đều phản đối Phật giáo. Tuy nhiên đại thần Soga no Iname (Tô Ngã Đạo Mục) có ý muốn tiếp nhận Phật giáo, đã nói rằng “Các nước phía Tây đều đã tin theo Phật giáo. Cớ sao Nhật Bản lại có thể không tin theo?” (Tây phiên chư quốc nhất giai lễ chi, Phong thu Nhật Bản khải độc bối dã) nên Thiên hoàng Kimmei đã ban tượng Phật vàng và kinh điển cho ông. Vì thế Soga no Iname đã cải biến tư phủ thành chùa để chiêm bái tượng Phật. Thế rồi ngay lúc đó dịch bệnh bùng phát, phe Okoshi nhân đó mà phao lên rằng “Vì tôn thờ thần ngoại lai (Phật) nên đã khiến cho các thần trong nước nổi giận” (Tích nhật bất tu thần kế Trí tư bệnh tử Kim bất viễn nhi phục Tất đương hữu khánh Nghị tảo đầu khí Cần cầu hậu phúc) rồi đốt chùa và vất tượng Phật ở Horie (Quật Giang), Naniwa (Nan Ba). Sau đó, cuộc tranh cãi xung quanh việc tin theo Phật giáo hay không tiếp tục lan xuống đời con của các phe Mononobe no Okoshi và Soga no Iname là Mononobe no Moriya (Vật Bộ Thủ Ốc) và Soga no Umako (Tô Ngã Mã Tử), rồi tiếp tục mãi cho đến khi phe Mononobe no Moriya diệt vong trong xung đột về chọn người kế vị Thiên hoàng Yōmei (Dụng Minh). Cuộc chiến này có sự tham gia của hoàng thái tử Umayado(Cứu Hộ - sau này gọi là Thái tử Shōtoku (Thánh Đức)) về phe Umako. Hoàng thái tử Umayado cầu xin chiến thắng nơi Tứ Thiên Vương và đã đạt thành sự thực, do đó cho dựng ở Setsu (Nhiếp Luật) chùa Shitennouji (Tứ Thiên Vương Tự) nay ở quậnShitennouji, thành phố Ōsaka. Umako cũng cầu nguyện Chư Thiên VươngĐại Thần Vương và thề sau khi chiến thắng sẽ xây dựng chùa tháp cho Chư Thiên Vương, Đại Thần Vương để phổ biến Tam Bảo. Vì thế Umako đã cho xây chùa Hōkōji (Pháp Hưng Tự, tên khác là Asukadera (Phi Điểu Tự), đến khi chuyển sang Nara thì đổi tên thành Gangōji (Nguyên Hưng Tự)). Thái tử Umayado còn viết “Tam Kinh Nghĩa Sớ” diễn giải 3 bộ Pháp Hoa KinhDuy Ma KinhThắng Man Kinh; quy định điều thứ 2 trong “Hiến pháp 17 điều” là “Thành kính Tam Bảo; Tam Bảo là Phật, Pháp, Tăng” (Đốc kính Tam Bảo Tam Bảo giả Phật Pháp Tăng dã); đã góp phần tích cực trong việc phổ biến đạo Phật. Từ đó về sau Phật giáo trở thành công cụ để yên dân trị quốc, cả hoàng tộc cũng bắt đầu cho xây dựng chùa chiền.

Thiên hoàng Temmu (Thiên Vũ) cho xây dựng chùa Daikandaiji (Đại Quan Đại Tự, tiền thân của chùa Daianji (Đại An Tự)), Thiên hoàng Jitō (Trì Thống) thì cho xây dựng chùa Yakushiji (Dược Sư Tự). Phong trào xây dựng chùa chiền này đạt đến đỉnh điểm vào thời Thiên hoàng Shōmu (Thánh Vũ).

Thời Nara

Ở Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với sự phát triển của đạo Phật, Pháp lệnh Tăng ni nhằm thống nhất và quản lý tăng ni cả nước (hệ thống riêng biệt với hệ thống của Phật giáo) cũng đã được đề ra trong quá trình xây dựng chế độ quản lý theo luật lệnh. Tuy nhiên ở Trung Quốc thì người ta cho rằng việc xuất gia tu Phật phá hoại trật tự “gia (gia đình)”, không hợp với luân lý Nho giáo. Trái lại, tiêu biểu ở Nhật Bản lại là hiện tượng các chế độ Pháp lệnh Tăng ni, đặt chức quan chứng thực thân phận và quản lý tăng ni lần lượt xuất hiện và phát triển mạnh mẽ đến mức trở thành một hệ thống, tổ chức quan quyền dưới màu sắc “trị quốc an dân”. Ví dụ như: tăng chứng, tăng đô... là một số chức quan quản lý tăng ni được xác lập dưới chế độ luật lệnh. Sự quản lý giám sát được thể hiện triệt để nhất trong việc thành lập những “quan tự” (chùa được triều đình quản lý và cung cấp kinh phí). Các ngôi chùa này có sự khác biệt rất lớn với những ngôi chùa khác do quý tộc hoặc dân chúng xây dựng, gọi là “tư tự”. Điều đó cho thấy rõ nỗ lực và mối quan hệ chi phối của triều đình vào Phật giáo thời này như thế nào.

6 tông phái kinh đô phương nam là Tam Luận TôngThành Thực TôngPháp Tướng TôngCâu Xá TôngLuật Tông và Hoa Nghiêm Tông đều hoạt động mạnh mẽ. Về sau, Thiên hoàng Shōmu nhường ngôi cho Thiên hoàng Kōken (Hiếu Khiêm) rồi xuất gia. Chịu ảnh hưởng tôn giáo mạnh mẽ từ hoàng hậu Kōmyō (Quang Minh), Thiên hoàng Shōmu ra lệnh xây dựng hệ thống chùaKokubunji (Quốc Phân Tự), Kokubunniji (Quốc Phân Ni Tự) và cho làm bức tượng Daibutsu (Đại Phật) ở Tōdaiji (Đông Đại Tự) vốn là Kokubunji ở Yamato (Đại Hòa). Thượng hoàng Shōmu đã xuất gia tự xưng là “kẻ hầu của Tam Bảo”. Khi Phật giáo Nhật Bản đã hình thành những cơ sở vững chắc, thuyết “bản địa thùy tích” được khởi xướng với quan điểm rằng các thần của Nhật Bản thực tế là hóa thân của Phật, và người ta đã xác định “nguồn gốc Phật” của nhiều vị thần và tạo tác các tượng thần dưới hình dáng tăng lữ. Tuy vậy, Phật giáo ngày càng thịnh hành thì số tăng lữ không tuân thủ giới luật cũng tăng lên. Vì thế cho nên vào thời Thiên hoàng Shōmu, hòa thượng Ganjin (Giám Chân) gốc Trung Hoa đã được mời sang Nhật lập giới đàn ở chùaTōdaiji nhằm thực hiện việc thụ giới cho tăng lữ. Chính Thiên hoàng Shōmu cũng đã thụ giới từ ông. Sau đó Ganjin cho dựng chùa Tōshōdaiji (Đường Chiêu Đề Tự) và sống ở đó.

Thời Heian

Từ thời kỳ này các chùa chiền, tự viện bắt đầu có tiếng nói và thế lực chính trị. Nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của thế lực chùa chiền, Thiên hoàng Kammu (Hoàn Vũ) đã cho dời đô đến kinh Heian (Bình An Kinh), đồng thời phái sư Kūkai (Không Hải) vàSaichō (Tối Trừng) theo các đoàn Khiển Đường Sứ (sứ giả Nhật phái sang nhà Đường) sang Trung Quốc để học tập Mật Tông -Kim Cương Thừa. Những luồng tư tưởng Phật giáo mới xuất hiện đã xung đột, đối kháng với Phật giáo cũ thời Nara. Saichō (khai sáng Thiên Thai Tông) và Kūkai (khai sáng Chân Ngôn Tông) lần lượt lấy núi Hieizan (Tỉ Duệ Sơn) và Kōyasan (Cao Dã Sơn) làm cơ sở xây dựng chùa và phát triển, truyền bá Mật Tông. Thời điểm khoảng giữa thời Heian là đúng 2000 năm sau Thích Ca nhập diệt. Người ta tin rằng sau 1000 năm Chính Pháp và 1000 năm Tượng Pháp thì sẽ bắt đầu thời kỳ đen tối Phật giáo diệt vong gọi là Mạt Pháp. Vào thời Mạt Pháp thì có nỗ lực bao nhiêu chăng nữa cũng không thể giác ngộ được. Đây là thời điểm các quốc gia suy vong, lòng người dao động và không thể hi vọng gì vào mưu cầu hạnh phúc ở thế giới hiện tại được. Chính từ tình hình như thế mà một tông phái mới đã xuất hiện và lan truyền mạnh mẽ là Tịnh Độ Tông với chủ trương tìm kiếm sự giải thoát ở thế giới bên kia. Giai cấp quý tộc ai ai cũng tụng niệm “A Di Đà Phật”, cho vẽ các bức “Lai Nghênh Đồ” cầu cho có thể đến được cõi Tây phương cực lạc. Đỉnh cao là việc xây dựng Byōdōin (Bình Đẳng Viện) ở Uji (Vũ Trị) với Phượng Hoàng Đường có hình dáng mô phỏng hệt như cung điện của phật A Di Đà ở cõi cực lạc. Tuy vậy, vào cuối thời Heian, những bất ổn xã hội ngày càng gia tăng, những đền chùa lớn với nhiều ruộng đất và của cải quyên góp trở thành mục tiêu thường xuyên của trộm cướp. Vì vậy nhằm phòng vệ trước những kẻ xâm nhập từ bên ngoài, các tăng lữ và tín đồ đã tự vũ trang thành “tăng binh”. Nhưng dần dần chính các tăng binh này khuếch trương thế lực thành những tập đoàn vũ trang và thường xuyên có những hành vi vũ lực như công kích các tông phái và chùa chiền đối lập và chỉ trích triều đình, trở thành một yếu tố bất ổn xã hội. Ngoài ra, đã xuất hiện một số đền chùa được xây dựng kiên cố như thành trì với chân tường đá bồi và hào nước sâu.

Thời Kamakura

Bước vào thời Kamakura, những biến cố từ cuối thời trước khiến cho trong nội bộ Phật giáo cũng nảy sinh nhiều biến đổi. Dòng Phật giáo chủ đạo cho đến lúc đó là “trị quốc an dân” với các nghi thức và nghiên cứu hướng đến quốc gia và giai cấp quý tộc nhưng dần dần đã bình dân hóa với mục đích chuyển dần sang cứu nhân độ thế. Khác hẳn với các tông phái hiện hữu, thay vì thực hiện tu hành khắc khổ với những lý luận khó hiểu, các tông phái Phật giáo mới này chủ trương rất thực tiễn là tín đồ có thể tu tại gia và sinh hoạt bình thường. Trong số này phải kể đến như: Nhật Liên Tông chủ trương cứu khổ bằng việc tụng Nam Vô Diệu Pháp Liên Hoa KinhTịnh Độ Tông chủ trương cứu khổ bằng việc thường xuyên niệm “Nam Vô A Di Đà Phật”. Tiến xa hơn Tịnh Độ Tông một bước là [[Tịnh Độ Chân Tông[[ (còn gọi là Nhất Hướng Tông) với chủ thuyết “Ác nhân chứng cơ” rằng: Chỉ cần là thiện nhân thì có thể tái sinh ở thế giới cực lạc. Thiện nhân là những người không cần trông cậy vào Phật A Di Đà mà với nghiệp lực của tự bản thân có thể tích công đức và giác ngộ được. Còn phàm nhân, những kẻ như chúng ta cứ ôm ấp vào thân đầy phiền não thì không thể nào tái sinh ở cực lạc. Lại có những tông phái chủ trương vừa nhảy múa vừa tụng niệm Phật nhưDung Thông Niệm Phật Tông và Thời Tông. Như vậy, vào thời Kamakura các tông phái mới xuất hiện vô số kể, có thể nói là hỗn loạn. Các tông phái mới này còn phải chịu nhiều sự phê phán, đả kích từ những tông phái hiện hữu cho đến khi tồn tại bền vững, nhưng đồng thời chúng cũng thổi một luồng gió cách tân vào các tông phái cũ. Trong số các tông phái này phải kể đến sưNichiren (Nhật Liên) của Nhật Liên Tông, được biết đến thái độ quá khích là phê phán các tông phái khác và nói rằng nếu niệmĐề Mục Kinh thì đất nước sẽ tiêu vong, nên đã bị Mạc phủ đàn áp thẳng tay. Tuy vậy, sau khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân thì sự đàn áp đó cũng dần dần chìm đắm đi.

Thời Kamakura là thời đại mà tầng lớp võ sĩ đoạt quyền lực chính trị từ tay quý tộc và dần dần xác lập vị thế vững chắc của mình. Trong thời đại này, 2 Thiền phái lớn của Trung Quốc lần lượt truyền vào Nhật Bản là dòng thiền Lâm Tế và dòng thiền Tào Động. Do có uy lực và được tầng lớp võ sĩ ưa chuộng, ở những nơi như Kamakura có rất nhiều thiền viện được xây mới và hoạt động phổ biến. Năm đại biểu lớn trong số này hợp thành nhóm “5 núi Kamakura” (Liêm Thương Ngũ Sơn). Ngoài ra, sưKokanshiren (Hổ Quan Sư Luyện) đã viết một tác phẩm về lịch sử Phật giáo tựa là “Nguyên Hanh Thích Thư”.

Đi xa hơn nữa là hiện tượng phê phán, xét lại hiện trạng giáo lý cổ điển cũng bắt đầu tăng cao. Đặc biệt như là Luật Tông và tông phái phát sinh từ nó là Chân Ngôn Luật Tông thì không chỉ tham gia vào các hoạt động xã hội cứu nhân độ thế mà còn tiến đến phủ nhận giới đàn do quốc gia chỉ định rồi bắt đầu tự lập nghi thức thụ giới riêng của mình. Điều đó cho thấy tính cách tân triệt để hơn cả các tông phái mới xuất hiện.

Thời Nam Bắc triều – Chiến quốc

Năm 1333, Mạc phủ Kamakura diệt vong. Từ thời Nam Bắc triều đến thời Muromachi, trung tâm chính trị đất nước chuyển vềKyōtō. Thiên hoàng Go Daigo (Hậu Đề Hồ) khởi xướng “Tân chính Kemmu”, nhóm “5 núi” chuyển từ Kamakura về Kyōtō, lập nhóm “5 núi Kyōtō” (Kinh Đô Ngũ Sơn). Tướng quân Ashikaga Takauji (Túc Lợi Tôn Thị) thiết lập Mạc Phủ ở Kyōtō, từ đó nhóm 5 núi Thiền Tông mà tầng lớp võ sĩ luôn mong ước từ trước được lập ra, dòng thiền Lâm Tế được Mạc phủ chính thức bảo hộ. Vào đầu thời Muromachi, các đền chùa Thiền Tông như chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) đối lập với các thế lực Phật giáo cũ nhưThiên Thai Tông ở chùa Enryakuji và trở thành vấn nạn chính trị thực sự. Mặc khác, thiền sư Musō Soseki (Mộng Song Sơ Thạch) hợp tác phái đi với phía chùa Tenryūji (Thiên Long Tự) của Takauji cùng với đệ tử Shun’oku Myōha (Xuân Ốc Diệu Ba) đều có ảnh hưởng chính trị khá lớn. Đệ tử của họ đến đời Tướng quân thứ 3 là Ashikaga Yoshimitsu (Túc Lợi Nghĩa Mãn) đã bắt đầu mối quan hệ hữu nghị với nhà Minh (Trung Quốc) và khai thác mậu dịch với nhà Minh và nhà Thanh. Đây cũng là một vấn đề ngoại giao. Sự tiếp cận giữa võ sĩ và giới Phật giáo như thế đã ảnh hưởng đến văn hóa quý tộc và văn hóa võ sĩ, có thể thấy dấu vết sự dung hợp của văn hóa vùng núi phía bắc như chùa Rokuonji (Lộc Uyển Tự, còn gọi là Kinkakuji (Kim Các Tự)) thời Yoshimitsu và văn hóa vùng núi phía đông như chùa Jishōji (Từ Chiếu Tự, còn gọi là Ginkakuji (Ngân Các Tự)) thờiAshikaga Yoshimasa (Túc Lợi Nghĩa Chính). Văn hóa thời Muromachi nổi bật với các loại hình nghệ thuật mang ảnh hưởng Phật giáo như tranh thủy mặc, kiến trúc, trà đạohoa đạovườn đá... để lại nhiều tác phẩm cho đời sau. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định trong các đền chùa có nơi đẩy mạnh nghiệp vụ tài chính tạo vốn ở các khoản thu trợ cấp của lãnh địa hoặc tiền cúng dường. Mặt khác, ở những đền chùa được “thành trì hóa” thì cũng có những người đóng góp tư sản làm vốn. Tuy nhiên nhiều người không thể chịu được do lãi suất trở nên quá cao, đã phát động phong trào Tokusei Ikki (Đức Chính Nhất Quỹ) lấy thế lực đền chùa làm đối tượng công kích.

Dòng thiền Tào Động có sức ảnh hưởng lớn ở địa phương và tầng lớp bình dân. Đối với tầng lớp công thương nghiệp thành thị ở Kyōtō thì Nhật Liên Tông lại phổ biến hơn cả. Nói về các nhà truyền giáo thì trong thời kỳ này, Rennyo (Liên Như) của Tịnh Độ Chân Tông và Nisshin (Nhật Thân) của Nhật Liên Tông là 2 tên tuổi nổi tiếng. Về sau, Rennyo của Tịnh Độ Chân Tông đã vượt qua các chướng ngại như ở núi Hieizan và lập giáo đoàn hùng mạnh ở chùa Honganji (Bản Nguyện Tự) thu hút số tín đồ rất lớn và sau Loạn Onin đã đạt đến danh vị Lãnh chúa Thủ hộ, ngang bằng với các lãnh chúa thời Chiến quốc. Cũng gọi là Nhất Hướng Tông, thế lực này cố kết chặt chẽ dưới danh nghĩa tôn giáo và uy hiếp thế lực của các lãnh chúa thủ hộ hiện hữu. Trong số đó, phong trào Ikkō Ikki (Nhất Hướng Nhất Quỹ) ở Kaga (Gia Hạ) là tiêu biểu nhất, đã trấn áp nhiều lãnh chúa thủ hộ và lan rộng quyền tự trị (chủ yếu về thuế quan và tài phán). Vì vậy các lãnh chúa thời Chiến quốc muốn bành trướng thế lực của mình buộc phải chọn hoặc phải thỏa hiệp hoặc phải đối đầu với các thế lực này mà đa số đều đã chọn con đường thỏa hiệp.

Trong số các phong trào Ikkō Ikki ở các nơi, phong trào ở chùa Ganshōji (Nguyện Chứng Tự) ở Nagashima (Trường Đảo) Ise (Y Thế) đã ngoan cường chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga (Chức Điền Tín Trường) rồi sau đó bị Oda Nobunga dẫn quân thảm sát đến diệt vong. Chùa Ishiyama Honganji (Thạch Sơn Bản Nguyện Tự), tổng đà của toàn bộ môn đồ Ikkō cả nước, cũng thành lập tổ chức mạnh mẽ như các lãnh chúa thời Chiến quốc, vào thời của Kennyo (Hiển Như) cũng chống lại lãnh chúa Oda Nobunaga, sau cuộc khổ chiến kéo dài trước sau cả 10 năm gọi là Trận chiến Ishiyama đã phải rút lui khỏi núi Ishiyama. Ngay cả ở Mikawa(Tam Hà) là nơi thế lực Ikkō khá mạnh, sau khi bị Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) mới lên đàn áp, nội bộ cũng phân rã làm hai. Một câu chuyện cũng khá nổi tiếng thời này là lãnh chúa Oda Nobunaga đã cho tăng lữ Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông tranh luận tôn giáo với nhau rồi tuyên bố Tịnh Độ Tông là bên thắng cuộc. Người ta nói rằng để kìm hãm Nhật Liên Tông đối lập với tông phái khác nên Tịnh Độ Tông đã nhận được phán quyết có lợi.

Thời Azuchi Momoyama

Lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) cho xây dựng thành Ōsakajō (Đại Phản Thành) trên nền chùa Ishiyama Honganji nhưng về cơ bản ông ta luôn tìm kiếm đồng minh nơi các thế lực tự viện. Trong suốt quá trình sự nghiệp của ông cũng không ít lần vì chiến loạn mà phá hoại đền chùa nhưng để thu xếp mĩ mãn ông đã phái người em là Toyotomi Hidenaga (Phong Thần Tú Trường) đến vùng Yamato nơi có lực lượng tăng binh hùng mạnh. Ngoài ra, việc triển khai trưng thu vũ khí với mục tiêu không chỉ là nông dân mà còn có cả đền chùa đã góp phần nhất định vào việc giải trừ quân bị các đền chùa. Việc thống nhất, quản lý và giải trừ quân bị đền chùa còn tiếp diễn đến thời Mạc phủ Edo với nhiều vấn đề lớn.

Thời Edo

Sau cái chết của Toyotomi HideyoshiTokugawa Ieyasu lên nắm quyền đã quy định “Chế độ quản lý tự viện” và đặt chức quan phụ trách đền thần, đình chùa, nhờ đó mà đã đặt Phật giáo dưới sự quản lý của Mạc phủ. Ngoài ra ông còn cho thi hành chế độ đăng ký hộ tịch dân chúng nơi đền chùa. Năm 1654, sư Ingen (Ẩn Nguyên) nhà Minh (Trung Quốc) đã sang Nhật truyền bá dòng thiền Hoàng Bách. Thế lực Phật giáo lớn nhất bấy giờ là Tịnh Độ Chân Tông do có nội loạn nên phân liệt thành 2 nhánh Đông và Tây, kết quả là tự suy yếu đi.

Thời Meiji

Từ nửa sau thời Edo, sự phát triển của phong trào Quốc học do Motoori Norinaga (Bản Cư Tuyên Trường) đã dẫn đến cuộc Duy tân Minh trị, thành lập chính quyền Minh Trị theo đường lối Quốc học với bộ phận lớn là những người ở phiên quốc Chōshū(Trường Châu). Chính quyền được trao lại cho Thiên hoàng với kết quả là đối sách Chú trọng Thần Đạo của chính phủ mới, cả nước thi hành “Phế Phật hủy Thích” khiến cho số lượng đền chùa Phật giáo giảm đáng kể. Năm 1871 (năm Meiji (Minh Trị) thứ 4), chính phủ đã đặt dấu chấm hết đối với thiền phái Phổ Hóa của sư Hư Vô. Chính phủ cũng cấm truyền đạo đối với Bất Thụ Bất Thi Phái và Ki-tô Giáo. Các tông phái đã tiến đến hiện đại hóa Phật giáo, tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội và giáo dục như mở trường đại học tôn giáo.

[sửa] Thời kỳ đầu Shōwa

Qua các sự kiện như ban hành Pháp lệnh Thần Phật phân ly... về mặt hành chính tôn giáo đã nằm trong sự quản lý của chính phủ tuy nhiên phải đến năm 1939 (năm Shōwa (Chiêu Hòa) thứ 14) mới lần đầu tiên có văn bản chính thức là “Luật Đoàn thể Tôn giáo”. Trong quá trình xác lập Thể chế Thần Đạo toàn quốc, trên pháp luật Thần Đạo không phải là tôn giáo nhưng còn các đoàn thể tôn giáo khác như Phật giáo, các giáo phái Thần ĐạoKi-tô giáo thì vẫn chưa được xem xét, áp dụng thích đáng. Sự cần thiết phải có pháp luật về tôn giáo cũng được chính giới nhận thức từ sớm nên từ năm 1899 (năm Minh Trị thứ 32) đã có Dự thảo Luật Tôn giáo lần 1 do Viện Quý tộc đệ trình nhưng đã bị phủ quyết. Vào năm 1927 (năm Chiêu Hòa thứ 2) và năm 1929 (năm Chiêu Hòa thứ 4) lại có Dự thảo Tôn giáo được đưa ra ở Nghị viện nhưng sau quá trình thẩm lý đã không đi đến quyết định gì... Nhờ vào Luật Đoàn thể Tôn giáo, phần lớn đoàn thể tôn giáo lần đầu tiên trở thành pháp nhân theo luật định, ngay cả Ki-tô giáo cũng lần đầu tiên đạt được địa vị pháp lý. Tuy vậy đây là đạo luật còn mang nặng tính giám sát, quản lý.

Thời kỳ nửa sau Shōwa đến nay

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1945 (năm Chiêu Hoà thứ 20), ngày 28 tháng 12, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo được ban hành và thực thi, những định chế đối với các đoàn thể tôn giáo bị bãi bỏ. Năm 1951, Pháp lệnh Pháp nhân Tôn giáo cũng bị bãi bỏ, thay vào đó là Luật Pháp nhân Tôn giáo với chế độ chứng nhận tư cách. Nhân sự kiện đánh hơi độc hệ thống điện ngầm củaGiáo phái Aum vào năm 1995 (năm Bình Thành thứ 7), Luật Pháp nhân Tôn giáo được cải chính lại một phần.