Bản chất Niết Bàn


http://www.phatgiao.vn/images/news/phat_nietban.jpg
 

(Bài giảng HT.Thích Trí Quảng - Khóa tu Một ngày an lạc lần thứ 23 tại Chùa Phổ Quang ngày 23-3-2008) 

Bản chất Niết bàn chỉ cho trạng thái sống của chư Phật và các Bậc A la hán. Vì vậy quan sát sự sống của các Ngài, chúng ta sẽ hình dung được trạng thái Niết bàn. Đức Phật dạy rằng có bốn thứ Niết bàn.

Một là Hữu dư y Niết bàn nghĩa là chư Phật và các vị A la hán khi còn sống trên cuộc đời này, các Ngài luôn sống an lạc, hạnh phúc, giải thoát. Vì yếu nghĩa ấy mà Niết bàn còn được gọi là chân hạnh phúc và trong chân hạnh phúc này, hành giả đạt được bốn điều là: thường, lạc, ngã và tịnh. 

Có cuộc sống thường, lạc, ngã, tịnh ngay khi còn hiện tiền, thì đến lúc xả thân ngủ uẩn, trạng thái Niết bàn mà chư Phật và các vị A la hán đã đạt được trên cuộc đời này vẫn còn nguyên vẹn, không mất, đó là Vô dư y Niết bàn hiện hữu ở thế giới vĩnh hằng bất tử của Đức Phật. Nói cách khác, người thực tốt trên cuộc đời thì dù không còn thân tứ đại họ vẫn tiếp tục sống tốt ở cảnh giới khác. Tuy nhiên, làm thế nào để biết đã đạt được trạng thái Niết bàn. Có thể khẳng định rằng khi còn sống, hành giả có lực cảm hóa người và khi không còn hiệu hữu trên cõi đời này, trạng thái Niết bàn của hành giả vẫn tỏa ra lực tác động lợi lạc cho người sống. Thật vậy, điển hình là ngày nay tuy Đức Phật đã vắng bóng trên cuộc đời, nhưng tất cả hàng đệ tử của Ngài nhờ nương vào trạng thái thanh tịnh thường hằng, an lạc của Đức Phật mà có thể tiến tu vững vàng, an lạc và giải thoát trong Nhà lửa tam giới. Trên bước đường tu, nếu chúng ta thể nghiệm bốn trạng thái thường, lạc, ngã, tịnh theo Đức Phật, chúng ta sẽ nhận được lực gia bị của Phật, gọi là Phật hộ niệm, nhất là hành giả Pháp Hoa sẽ dễ dàng cảm nhận sự hộ niệm của Phật. Riêng tôi, nếu không nhờ Phật hộ niệm, chắc chắn không thể sống an lành và cũng không thành ựu đưọc những Phật sự như ngày nay. 

Đức Phật luôn hộ niệm cho tất cả chúng sinh, Đức Phật đó đang ở thế giới Vô dư y Niết bàn mà kinh điển Đại thừa gọi là thế giới Thường Tịch Quang. Khi chúng ta còn bị ràng buộc bởi thân ngũ ấm này, nên chỉ thấy được thân sinh diệt của Đức Phật và nghĩ rằng Phật chết là  chấm dứt cuộc sống của Ngài. Vì nghĩ tưởng sai lầm như thế, cho nên chúng ta khó thấy được và khó tương thông được với Đức Phật hằng hữu ở Thường Tịch Quang chơn cảnh. Tuy nhiên, nếu trụ tâm trong pháp Phật, chúng ta có thể cảm nhận được, quan hệ được với Đức Phật hằng hữu và tiếp nhận được lực tác động của Ngài. Kinh Pháp Hoa đã triển khai yếu nghĩa này để chúng ta thấy được Hữu dư y Niết bàn và Vô dư y Niết bàn của Đức Phật.

Trì tụng Kinh Pháp Hoa, chúng ta sẽ nhận ra yếu nghĩa của hai Niết bàn này trong ba phẩm: Tùng địa dũng xuất, Như Lai thọ lượng và Phân biệt công đức. Người tu theo kinh Pháp Hoa không nghĩ rằng Đức Phật hiện hữu trên cuộc đời, tu hành thành Phật rồi chấm dứt mạng sống là chấm hết. 

Trong phẩm Như Lai thọ lưọng thứ 16, Đức Phật đã nói rằngTrời, Người, A tu la nghĩ là Phật xuất thân từ cung dòng họ Thích, đến cội bồ đề gần thành Già Da mà thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó là cái thấy của người sống với ức uẩn, thấy Phật mang thân tứ đại hữu hạn trên thế gian này như mọi người thì nói rằng có Phật và Phật không hiện hữu thì nói Phật chết. Tuy nhiên, nếu chúng ta không bị lệ thuộc cuộc sống vật chất và rời bỏ được biển thức mênh mông để sống với trạng thái tâm thanh tịnh, thì sẽ thấy khác, không thấy hạn hẹp là chỉ có Phật mang sanh thân sống và chết như bao nhiêu người bình thường; nhưng cảm nhận được Đức Phật vĩnh hằng bất tử và tiếp nhận được lực truyền thông với Đức Phật bất sinh bất diệt này.

Tuy đồng mang thân người, nhưng tâm thức của mỗi người trên cuộc đời này hoàn toàn khác nhau, gọi là nghiệp thức. Tất cả những suy nghĩ của chúng ta tùy thuộc ớ nghiệp thức tác động và từ ở chúng ta thấy và sống với thế giới lương ưng với nghiệp thức của mình. Chỉ có các vị Thánh La hán và Đức Phật mới vượt ngoài sự chi phối của nghiệp thức. Còn tất cả chúng sinh đều bị nghiệp thức chi phối: nếu thức cua chúng ta khởi lên những gì tương đồng với súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ, hoặc chư Thiên... thì chúng ta sẽ có thế giới tương ưng của súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ hoặc chư Thiên. Và tất nhiên, nếu thức của chúng ta tuơng ưng với trạng thái thường, lạc, ngã, tịnh chúng ta sẽ có Niết bàn. Vì vậy trên bước đường tu, có lúc chúng ta hướng tâm được đến bờ mé của Niết bân, nên thấy Phật, nghe pháp và tâm hồn rất an lạc, thanh tịnh; nhưng bất chợt, chúng ta rớt trở lại trạng thái của thức, hay cuộc sống bình thường thì cũng bị phiền não khổ đau. 

Khi sống đời thưòng, chúng ta tiếp xúc với người, với cảnh, chúng ta thấy, nghe, nhận thức, tức là sống với ý thức của con người. Đức Phật cũng mang thân người như tất cả mọi người, nhưng chắc chắn rằng Đức Phật có đời sống tâm linh hoàn toàn thanh tịnh giải thoát. Vì vậy, Đức Phật có niềm thao thức khác hẳn mọi người. Làm người ai cũng cỏ tham vọng được quyền cao chức trọng, được giàu sang sung sướng, thậm chí là tỷ phú, không thiếu thứ gì mà cũng còn muốn có thêm nữa. Đức Phật thì trái lại, khi còn là Thái tử, Ngài đã không có ham muốn như mọi người , nhưng Ngài có thêm nữa. Đức Phật thì trái lại, khi còn là Thái tử, Ngài đã không có ham muốn như mọi người , nhưng Ngài có tánh của Niết bàn. Thật vậy, suy nghĩ của Đức Phật khác với suy nghĩ cúa con người và việc làm cửa Ngài cũng hoàn toàn khảc. Lịch sử đã ghi rõ rằng Đức Phật có cơ thể kỳ diệu, Ngài thông minh tuyệt đỉnh và có lòng từ bi vô hạn. Với những tố chất siêu phàm như vậy mà Ngài thành tựu quả vị Phật một cách dễ dàng chỉ sau 49 ngày tư duy với cội bồ đề. 

Từ đó, có thể khẳng định rằng Đức Phật từ Vô dư y Niết bàn hiện sanh trên cuộc đời, mang thân ngũ uẩn, ví như chúng ta mặc áo vậy. Cốt lõi bên trong là Phật, nhưng Ngài khoác vào chiếc áo "Người". Vì vậy mà Trời, Người, A tu la mới lầm tưởng rằng Đức Phật giống như họ . Chư Thiên nghĩ Phật là Đấng Đại Thiên, A tu la nghĩ Phật là Lãnh chúa của họ và loài người nghĩ Phật giống y như họ. Nhưng Đức Phật khẳng định rằng Ngài không phải như vậy; Đức Phật sống trên thế gian này, nhưng suy nghĩ của Ngài hướng về thế giới Niết bàn, tâm Ngài an trụ ở cảnh giới Niết bàn. Tôi thấy những bậc chân tu trên cuộc đời này cũng có trạng thái tâm giống như vậy; mặc dù họ hiện hữu trên cuộc đời nhưng tất cả những gì của thế gian không đủ sức hấp dẫn họ, nên họ thường dấn thân vào những việc làm cao thượng và dễ dàng thăng hoa đạo nghiệp. Nói cách khác, họ tu hành, đã có hạt nhân của Niết bàn, tất yếu phải thành tựu của Niết bàn. Người tu không có kết quả vì hạt nhân Niết bàn không có. Nếu sống và suy nghĩ như người thường, sẽ không có thế giới Niết bàn hiện tiền, nói chi đến Niết bàn sau khi chết. 

Thử nghĩ Đức Phật là người, nhưng tại sao trước Phật và sau Phật không có vị Phật nào khác. Từ ý này, chúng ta nhận ra Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có hạt nhân đại Niết bàn bên trong, tức cốt lõi của Ngài là Phật và Ngài hiện sanh trên cuộc đời, xuất gia, tu hành, thâm nhập thiền định, đời sống vật chất không chi phối được Ngài; vọng thức của Ngài nếu có do cha mẹ truyền sang thì cũng rất mờ yếu. Thực tế cho thấy người nghiệp nhẹ tu hành dễ dàng; trong khi người nghiệp nặng tu hành rất gian nan, họ cố gắng nhiều, nhưng không vượt được sự chi phối của vật chất. Thí dụ cho dễ hiểu, người không biết uống rượu, không hút thuốc lá, họ không thể bị hai thứ độc hại nây hành hạ, nên họ không cần cai nghiện, không cần cố găng bỏ rượu, bỏ thuốc lá. Tôi khuyên một người đệ tử bỏ thuốc lá; anh ta nói rằng nếu không hút thuốc lá thì không thấy đường đi! Chúng ta không có nghiệp này, nên thẩy người nghiện rất kỳ quặc. Còn người nghiện rượu, nghiện thuốc lá muốn bỏ thói hư này là cả một vấn đề với họ; phái có quyết tâm cao và kiên nhẫn lớn, họ mới vứt bỏ được nghiệp tập quán ấy.

Cũng vậy , muốn bỏ nghiệp trần gian để đi vào thế giới Phật, phải dụng công tối đa. Tổ Thiên Thai dạy rằng tu hành cần phải dụng công, lục căn thanh tịnh, lục thông hiển bày. Rõ ràng việc dụng công rất quan trọng. Đức Phật tuy cốt lõi của Ngài là Phật, nhưng Ngài cũng phải dụng công; trong lúc thể nghiệm pháp tu, Ngài đã nhịn ăn đến mức da bụng dính với xương sống và có sức tập trung cao vượt clua 500 do tuần đường hiểm, tức là vượt qua sự chi phối của ngũ ấm thân, sắc thọ tưởng hành thức, vượt được từng tẩng một, cuối cùng vượt được Thức uẩn, Ngài mới đến thế giới Niết bàn. Riêng tôi đã cố gắng thực tập pháp hành này, từng bước đi vào thế giới tâm, nhưng đến được bờ mé của Niết bàn mà Đức Phật gọi là Dự lưu, bỗng nhiên rơi trở lại thực tế cuộc sống, ví như người trèo lên núi, tới được đỉnh núi thì lại rơi xuống.

Đức Phật dạy rằng người trần gian nghiệp nặng phải phá trừ nghiệp bằng cách thực tập thiền Tứ niệm xứ là pháp căn bản để đi vào cửa Niết bàn. Người xuất gia thực hành được pháp này cũng không dễ dàng, huống chi là người tại gia thì khó vô cùng.

Quán thuần thục Tứ niệm xứ: Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã, sẽ thấy Niết bàn một, là đi vào được biển Không; trụ trong trạng thái Không là điều quan trọng. Ngài Lục Tổ Huệ Năng dẫn chúng ta đến bờ mé này, mà Ngài gọi là "Bản lai vô nhất vật", tức là đạt đến tất cánh Không, thì pháp Không và ngã Không. Phật tử đạt được pháp này khó vô cùng; vì người hiện diện trước chúng ta mà mình nói không có, là vọng tưởng. Thành tựu pháp không thì không có người chửi, không có người bị chửi, không có câu chửi. Tôi cố thực tập pháp này, họ chửi mấy tiếng, mình cố gắng không nghe, nhưng sau đó cũng thoáng nghe, nghĩa là tai không nghe, nhưng nghiệp còn, nên "Thức" của mình nghe; như vậy ngã của mình chưa Không thì làm sao có tất cánh Không được, làm sao ngũ ấm thân không có được.  

Thực tập quán tứ niệm xứ, vượt qua được tầng một là Sắc uẩn, thì bị đánh, mình không biết đau, vì lực tập trung tư tưởng cao. Thuở nhỏ tôi đọc chuyện Tam quốc nói rằng ông Quan Thánh cho người ta mổ vết thương ở cánh tay trong lúc ông ngồi đánh cờ, mà ông không có cảm giác đau; đó là nhờ ông tập trung cao độ, vượt qua được Sắc uẩn, nhưng rõ ràng ông vẫn còn Thức uẩn, tức là có sự suy nghĩ, phân biệt, mới đánh cờ được và ông còn Hành uẩn để tính toán đi nước cờ thế nào. Và khi đánh cờ xong, trở lại thực tế từ Sắc uẩn cho đến Thức uẩn vẫn còn nguyên. 

Khi nhập thiền định, chúng ta dễ vượt qua Sắc uẩn và Thọ uẩn, có tiếng động, chúng ta không biết, nhưng vẫn còn hoạt động của Tưởng, Hành, Thức, gọi là đời sống nội tâm. Nhưng trong đời sống nội tâm này có hai phần, một phần làm chúng ta an lạc và một phần làm chúng ta khổ đau. Trước mắt, tôi loại phần khổ đau và nuôi dưỡng phần an lạc. Đối với tôi, tu Đại thừa, dùng Tưởng cửa mình mà tưỏng ra Đức Phật, sử dụng Hành uẩn là khơi ý niệm tu hành, thực tập giáo pháp và cho Thức uẩn hoạt động bằng cách giữ lại sự hiểu biết về hành trạng của chư Phật và chư Bồ tát theo kinh điển. Nếu bỏ thức, coi chừng rơi vào trạng thái than nguội củi mục mà Đức Phật và chư vị Tổ sư thường quở trách. 

Thiết nghĩ mỗi người có một cách hành trì riêng, nhưng đối với tôi giữ phần Tưởng uẩn mạnh bằng cách tập trung tư tưởng về Đức Phật, về hành trạng của Đức Phật, về quá trình tu của Đức Phật. Thí dụ tôi tụng kinh Dược Sư thì trong thiền định tôi cũng quán tuởng đến Đức Phật Dược Sư, nghỉ tưỏng đến công hạnh của Ngài, đến thành quả của Ngài đạt được… Tất cả những điều này luôn gắn liền với tưởng của tôi và từ Tưởng như vậy thúc bách Hành uẩn của tôi cố gắng thực hiện những điều Phật dạy, cho đến Thức uẩn của tôi hoạt động theo chiều hướng tốt do suy nghĩ, đọc tụng kinh điển. Như vậy, Tưởng, Hành và Thức đều nằm trong Phật pháp. 

Tôi chuyển từ quán Tứ niệm xứ theo Nguyên thủy sang Đại thừa bằng cách đọc tụng kinh điển, lễ sám, hành thiền và đạt được trạng thái tuy chưa phải là Niết bàn của Phật, nhưng ít nhất tôi cũng có đời sống tâm linh theo pháp Phật, có thế giới quan gần với Phật để an trụ mà tôi gọi là Tịnh độ. Tôi tạo được mảnh đất tâm trong sạch cấu tạo bằng hình ảnh và việc làm thánh thiện của Như Lai, Bồ tát, A la hán. Tôi giữ gìn và phát huy Phật, Bồ tát A la hán trong lỏng tôi để làm Bồ đề quyến thuộc giữa cảnh sống triền phược ở Ta bà này. Khi tôi thuyết pháp xong ở đạo tràng này, thân tôi rời khỏi cảnh thực tế nơi đây đồng thời tâm tôi trở về thế giới Tịnh độ của riêng mình, nơi đó chỉ có Như Lai, Bồ tát, A la hán ngự trị, không bao giờ các Ngài làm phiền mình, vì các Ngài không có tâm sự vui buồn tác động cho mình vọng tưởng. Và chư Như Lai, chư Bồ tát, chư La hán luôn nói điều hoàn toàn tốt lành, nên tâm tôi luôn được an lạc, thanh tịnh, giải thoát. Đó là kinh nghiệm của tôi để vào Hữu dư y Niết bàn. 

Theo tôi, các Phật tử tu học, tuy chưa đạt được Niết bàn như Phật, nhưng cũng phải có những khoảnh khắc sống với Phật và Hiền thánh để tạo mánh đất tâm trong sạch cho chính mình. Chính Đức Phật Di Đà lúc mới tu, Ngài cũng phải xây dựng An dưỡng quốc của riêng Ngài. Ý thửc rằng thế giới Ta bà là cõi ngũ trược ác thế, nên chúng ta phải có mành đất tâm thanh tịnh để trú ngụ ngay trong cõi đòi này. Kinh nguyên thủy dạy chúng ta từ bỏ tất cả để được tâm trong sạch. Kinh điển Đại thừa dạy chúng ta lựa chọn những gì an lạc để giữ lại và nuôi lớn, con những gì làm chúng ta suy nghĩ, lo lắng thì vứt bỏ. 

Thành tựu được pháp quán Tứ niệm xứ nhanh hay chậm tùy theo nghiệp thức nặng nhẹ của mỗi người khác nhau. Tu quán Tứ niệm xứ thuần thục, phải tiến qua thực tập pháp Tứ chành cần; lúc đó hành giả ngồi yên, nhưng cluán sát xem cái gì trong tiềm thức chúng ta khởi lên, nếu điều thiện khởi, chúng ta giữ lại, điều ác sinh ra, chúng ta đoạn trừ, điều lợi, điều tốt cho ta và người, chúng ta giữ gìn và phát huy trong tâm mình. 

Đức Phật dạy Bồ tát Địa Tạng râng chúng sinh trong địa ngục toàn là ác xấu, nhưng Bồ tát thấy có một điểm tốt nào, dù nhỏ nhoi, cũng nên nhớ; còn lưu lại trong tâm toàn là xấu ác của chúng sinh ở địa ngục, Địa Tạng cũng phải bị loạn tâm. Theo tôi, lưu lại lòng mình điều tốt lợi cho chúng ta vô cùng. Vì vậy tôi thường nhìn đòi lạc cluan hon; lạc cluan lâ vui để sống, tức trạng thái bờ mé của Hữu dư y Niết bàn. Ta nhìn đời lạc quan và nhìn điểm tốt của người thì cái tốt của họ sẽ được phát triển, hoặc ít nhất họ cũng có thái độ tốt với mình. Theo kinh nghiệm hành đạo của tôi nhiều người tốt với tôi vì tôi thấy được điểm tốt cửa họ; cố những điều xấu của người sẽ làm cho cái xấu của họ tăng trưởng và cái xấu của mình cũng tăng lên. Thấy việc xấu của người, lòng mình bất an; vì mình thương người mà thấy họ sai trái, mình sẽ khổ đau. Dù họ có làm cả ngàn điều sai trái, mình cũng không lưu tâm, mà chỉ thấy một điều tốt cửa họ thôi thì sai trái của họ không biểu lộ với mình và cũng sẽ tiêu lần, họ sẽ biểu hiện tốt với mình. Tôi còn nhớ, thuở xưa có một thầy có gia đình vâ ăn mặn. Một hôm, anh cư sĩ đến chùa xin công quả và chỉ ăn chay, nhưng anh không hề xem thường vị thầy này và nói rằng con có bệnh không ăn mặn được. Ông thầy thấy vậy, cũng ráng ăn chay theo. Có thể anh này là Bồ tát hiện thân, nên tâm thanh tịnh của anh đã cảm hóa được người khác. 

Nguồn: Báo Giác Ngộ số 429 & 430

(phatphap.wordpress.com - admin: Tịnh Tú đánh máy & trình bày)


Bài viết khác

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 0389.977.999
Hotline     : 0389.977.999
Email: phongthuysongha@gmail.com
Địa chỉ: Trung tâm Thương mại Hyundai - Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Nội - Việt Nam


Xem lịch âm
Tháng     Năm  

Liên kết nhanh

Website liên kết: https://topchuyengia.vn