Cần một cái nhìn khoa học tỉnh táo và khách quan


Cần một cái nhìn khoa học tỉnh táo và khách quan

Đỗ Kiên Cường

Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường, công tác tại Viện Vật lý Y Sinh học - Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng. Vừa qua trên tờ Thể thao & Văn hóa, tác giả đã có một loạt bài viết bổ ích, trình bày về các hiện tượng dị thường khác nhau dưới một cách nhìn khoa học...

các hiện tượng dị thường là một chủ đề rất rộng lớn và hết sức phức tạp. Chúng xuất hiện trong một nền văn hóa trên trái đất với những sắc thái khác nhau. Một số thực ra chỉ là những hiện tượng hoàn toàn tự nhiên nhưng bị diễn giải sai, chẳng hạn như “ma nhập”. Một số có thể là sản phẩm của ảo giác, cả khi thức trong giấc mơ (Xuất hồn, cận kề cái chết…). Một số sản phẩm của sự lừa gạt và gian trá chủ ý và không chủ ý, mà mục đích cuối cùng có thể là tiền bạc và danh tiếng, hay đơn giản chỉ là thỏa mãn ước vọng muốn tin. Cần nhấn mạnh rằng, ước vọng muốn tin các hiện tượng dị thường là một trong những bản năng gốc của con người, được hình thành và gìn giữ qua hàng triệu năm tiến hóa sinh học và hàng vạn năm tiến hóa văn hóa. Vì thế chừng nào còn con người, chừng đó lĩnh vực dị thường học còn là một trong những mối quan tâm của nhân loại, bất chấp sự tiến bộ không ngừng của khoa học. Đây là điều ngược với kỳ vọng của các nhà khai sáng mấy thế kỷ trước, khi học cho rằng, khoa học càng phát triển thì sự mê tín càng đẩy lùi. Đó là lý do nhà nữ tâm lý học Susan Blackmore, chuyên gia về xuất hồn, cận kề cái chết và một số hiện tượng lạ khác, đưa ra định luật: “Ước vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là định luật Blackmore thứ nhất lừng danh trong lĩnh vực dị thường học.

Tại sao chúng được tin tưởng?

Như các cuộc thăm dò dư luận đã chứng tỏ, mặc cho hiểu biết của nhân loại ngày càng tăng, niềm tin vào hiện tượng lạ của con người vẫn luôn tồn tại với thời gian. Vì thế James McConnell, ĐH Michigan, Mỹ, Susan Blackmore, ĐH Tây Anh quốc, John Barrow, ĐH Cambridge, Anh đưa ra các lý giải như sau:

1. Psi có thể có thật, nhưng ta chưa biết thực hiện nó trong phòng thí nghiệm.

2. Một số hiện tượng tự nhiên chưa có lời giải đáp thỏa đáng, nên nhiều người xem psi cũng có thể như vậy.

3. Con người có xu hướng tin vào cảm nhận bản thân hơn các bằng chứng khách quan. Theo Blackmore (1986): “Người tự xem mình thông minh, học hành tử tế và người có khiếu quan sát tốt thường tin rằng, cái mà mình chưa hiểu nhất định phải là cái siêu nhiên”

4. Ở mức độ nhất định, niềm tin vào sự huyền bí và hiện tượng lạ là nhu cầu có thực và mang tính ưu thế sinh tồn của con người, theo Barrow (1995).

Đó là một trong những lý do thúc đẩy cố thiên văn gia lừng danh Carl Sagan, cha đẻ chương trình tìm kiếm các nền văn minh ngoài trái đất SETI bằng cách theo dõi các sóng điện từ liên hành tinh, viết cuốn Thế giới quỷ ám: Khoa học như ngọn nến trong bóng tối, 1996. Qua đó ông muốn nhắn gửi thông điệp gan ruột rằng, đừng hy vọng ánh sánh khoa học có thể đẩy lùi bóng tối mê tín một cách dễ dàng, khi mỗi người chưa tự thắp cho mình một ngọn lửa.

Tại sao chúng bị nghi ngờ?

Theo Bách khoa toàn thư về các hiện tượng dị thường, do NXB Promethus Books ấn hành năm 1996, psi và các hiện tượng lạ khác bị khoa học chính thống nghi ngờ vì 8 lý do như sau:

1. Chúng không thỏa mãn tiêu chí tiến bộ của khoa học, vì sau hơn 100 năm nghiên cứu, kể từ khi Hội nghiên cứu tâm linh đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Anh năm 1882, ngành dị thường học không hề thu được một thành tựu đáng chú ý nào.

2. Chúng quá phức tạp, nên không có định nghĩa thống nhất. Vì thế khoa học rất khó giới hạn vấn đề để trao đổi và nghiên cứu.

3. Thiếu chứng cớ ủng hộ đáng tin cậy. Sagan từng đặt ra tiêu chí “Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường”. Hiện chưa có những chứng cớ như vậy.

4. Giản lược về phương pháp nghiên cứu, cách thu thập và xử lý kết quả. Nghiên cứu tại nước ta nằm trong tình trạng này, vì chỉ dùng cách “thử nghiệm tại hiện trường”, tức thấy sao ghi vậy, nên không ngăn ngừa được sự rò rỉ thông tin, cũng như sự lừa gạt và man trá, nếu có.

5. Không thỏa mãn tiêu chí liên thông của khoahọc,vì psi và các hiện tượng lạ khác không liên quan với các khoa học hiện hành, theo tuyên bố của giới tâm linh học. Đối với trình độ khoa học hiện hành thì đây là một nhược điểm chí tử.

6. Tính lặp lại quá kém. Các hiện tượng khách quan thì phải lặp là được trong nhiều thử nghiệm khác nhau. Các hiện tượng dị thường không thỏa mãn tiêu chí này.

7. Ngụy tạo, lừa gạt và man trá, cả chủ ý và không chủ ý, là bạn đồng hành chung thủy của lĩnh vực dị thường từ buổi bình minh nhân loại. Nhà tâm linh Uri Geller (lsrael) hay cô đồng Ph. (miền Trung) là những minh họa cụ thể.

8. Một số hiện tượng dị thường có cách giải thích hoàn toàn bình thường, như “ma nhập” chỉ là các rối loạn tâm thần kiểu nhân cách phân ly nay đa nhân cách, “nói chuyện với người chết” chỉ là cách lấy án từ thân nhân bằng các kỹ thuật khác nhau (đọc nóng, đọc ấm và đọc nguội).

Chúng ta nên làm gì?

Trước một vấn đề vô cùng phức tạp trên các khía cạnh khoa học, văn hóa và xã hội như vậy, theo thiển ý của người viết, nên thực hiện những việc như sau:

1. Khẳng định và tuyên truyền các quan điểm duy vật biệnc hứng và các kiến thức khoa học hiện đại, nhất là khoa học tâm trí, để góp phần đẩy lùi các trào lưu mê tín mới đang có chiều hướng gia tăng trong nhân dân, kể cả trong giới trí thức. Tăng cường óc phê phán và tư duy phản biện đặc trưng của khoa học.

2. Tách các hiện tượng dị thường khỏi các hoạt động tín ngưỡng và tôn giáo, cho dù trong nhiều trường hợp, rất khó phân định ranh giới rạch ròi giữa chúng (thờ cúng ông bà là tín ngưỡng; vậy vay tiền bà Chúa Kho là tín ngưỡng hay mê tín?)

3. Hạn chế sự tuyên truyền và sự thừa nhận không phê phán các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh, cũng như các hiện tượng dị thường khác.

4. Tố chức nghiên cứu các hiện tượng lạ một cách khoa học, khách quan và không định kiến, tránh những sai lầm về phương pháp như tại nước ta thời gian vừa qua. Tốt nhất là thử nghiệm có kiểm soát trong phòng thí nghiệm với sự tham gia của giới chuyên môn đủ thẩm quyền khoa học và giới ảo thuật (để tránh sự lừa gạt, nếu có).

5. Thành lập tổ chức của những người nghi ngờ theo mô hình ủy ban yêu cầu nghi ngờ Mỹ CSI , để tạo đối trọng với xu hướng “chúng ta muốn tin” mang tính bản năng của con người. Tổ chức này cần hoạt động dựa trên tài trợ tư nhân, như các tổ chức tương tự trên thế giới (vì không có chính phủ nào dùng tiền thuế của dân để nghiên cứu các vấn đề đáng ngờ về mặt khoa học).

6. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm trí học (tâm lý học, thần kinh học, tâm thần học, trí tuệ nhân tạo…) cần đi đầu trong việc tìm kiếm lời giải đáp, vì họ là những người am hiểu nhất về nguyên lý và cách thức vận hành của tâm trí, nhất là vô thức, thành tố liên quan chủ yếu với các hiện tượng lạ.

Những hoạt động đó cần cần được thực hiện khôn khéo, cương quyết, đồng bộ và kiên trì. Có như thế may ra mới đẩy lùi được từng bước sự mê tín với tư cách một bản năng gốc đã được hình thành và phát triển trong mỗi con người qua hàng triệu năm tiến hóa.


Bài viết khác

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 0389.977.999
Hotline     : 0389.977.999
Email: phongthuysongha@gmail.com
Địa chỉ: Trung tâm Thương mại Hyundai - Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Nội - Việt Nam


Xem lịch âm
Tháng     Năm  

Liên kết nhanh

Website liên kết: https://topchuyengia.vn