Chầu Mười Đồng Mỏ. Chầu Mười vốn là người Tày, dưới thời Lê Thái Tổ Trung Hưng khởi binh chống giặc Minh.
Chầu sinh quán trong một gia đình có truyền thống đao cung ở đất Mỏ Ba (Đồng Mỏ), Lạng Sơn. Sau này, chầu trở thành vị nữ tướng tài ba, tập hợp quân dân các dân tộc ở đất Đồng Mỏ, giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh. Vua rất tin tưởng, giao cho chầu trấn giữ các châu, nơi cửa ải Chi Lăng. Trong trận quyết chiến Chi Lăng, Xương Giang, chầu đã lập chiến công, chém cụt đầu tên tướng giặc là Liễu Thăng. Kháng chiến thắng lợi, bà được vua phong công, giao cho cai quản vùng Mỏ Ba, Đồng Mỏ, trấn giữ ải Chi Lăng. Tại vùng Mỏ Ba, ba giúp dân lập xóm ấp làng bản, dạy dân làm ăn, được già trẻ xa gần ai ai cũng mến phục. Đến cuối mùa thu thì chầu về tiên.
Chầu Mười thường hay về ngự đồng trong các dịp tiệc vui hoặc các cửa đền ở đất Lạng Sơn. Khi ngự đồng, chầu thường mặc áo vàng, một múa kiếm, tay kia múa cờ lệnh (hoặc mồi) là khi chầu xông pha nơi trận mạc.
Đền Chầu Mười được lập ngay sát cửa ải Chi Lăng, nơi bà trấn giữ năm xưa, chính là Đền Chầu Mười Đồng Mỏ hay Đền Mỏ Ba, lập tại xã Mỏ Ba, thị trấn Đồng Mỏ, Lạng Sơn, lập trên ngọn núi cao. Khi chầu ngự đồng, văn thường hát rằng:
“Ai lên Đồng Mỏ Chi Lăng
Nhớ người nữ kiệt cứu dân tiền triều
Nước non gặp vận hiểm nghèo
Chầu Mười Đồng Mỏ sớm chiều xông pha
Vốn dòng sinh quán Mỏ Ba
Cần lao nối dõi việc nhà đao cung
Gặp thời Thái Tổ Trung Hưng
Theo vua dẹp giặc Liễu Thăng hàng đầu”
Hay khi nói về cảnh chầu xông pha nơi chiến trận:
“Canh ba giờ Tí hiện ra
Áo vàng phấp phới khăn hoa dịu dàng
Vua ban kiếm bạc cờ vàng
Cưỡi trên mình ngựa hiên ngang oai hùng
Đêm thanh bẻ lái giữa dòng...”