KẾT LUẬN
Khẳng Định Tính là Pháp Học cũng như Pháp Hành đặc biệt chỉ có trong Giáo Lý Phật giáo mà thôi. Xưa kia BT Long Thọ dùng phủ định tính để hướng dẫn lần đến sau cùng không còn gì phủ định nữa tức là tiến đến khẳng định. Pháp hành của BLMG còn nằm trong phủ định tính mà thôi nên chưa đến Chân Trí hay Chân tâm. Vì Giác Trí mà Thiền BLMG chỉ đạt đến giai tầng tương đối như đã trình bày trên:
Giác Trí nầy là tiến trình phủ nhận đầu nguồn của Giác Thức Đang Là, cũng là Nhất Nguyên Tính Tương Đối của Trí Thức hay Tư Tưởng. Nhất Nguyên là vì khi Ý Tác Động của Căn (Ý thức) tiếp xúc với đối tượng (thực tại giả lập), thành Giác Thức (hay Tâm Thức), lập tức được Ý Tác Năng (Ý Trí) ý niệm hóa Giác Thức thành Giác Trí (hay Tâm Trí). Tâm Thức và Tâm Trí cùng một Tâm. Thức chuyển thành Trí. Giác Trí Đang Là (hiện tại), dù nằm trong đạo lý nhất nguyên, nhưng nó cũng huyễn hóa theo thời gian. Cái Đang Là là sự nối tiếp những điểm sát na sanh diệt liên tục. Dòng Giác Trí ấy trôi chảy làm cho Trí và Thức liên hợp sanh ra Tư Tưởng. Còn tư tưởng là còn có sự thay đổi, nên chưa phải là chân lý. Chân lý thì thường hằng bất biến. Do dó Giác Trí Đang Là thuộc diện tương đối; Thiền BLMG là sự quán tưởng hay tưởng tượng nên không thoát khỏi nhân duyên chằng chịt (còn Năng Sở, hay Chủ Khách), thì làm sao Giải Thoát Sanh Tử Luân Hồi.
Đó là:
+ Phủ định nhận thức thực tại điểm của giác thức nguyên sơ là đạt đến giác trí;
Trong khi Phật Giáo, muốn đạt đến Giác Trí Tuệ cần phải thể hiện như sau:
Chân Trí hay Giác Trí Tuệ hay cái Trí Nguyên Sơ được nhận thức ngay nơi thực tại điểm khởi đầu tiến trình của động tác Giác Trí Đang Là, cũng là Nhất Nguyên Tính Tuyệt Đối của Năng Sở song vong và vô Thời Không. Vậy Chân lý tối hậu hay Tự tính tuyệt đối, hay đạo lý Nhất nguyên tuyệt đối là Nhận thức vượt Thời Không, là Tánh Giác hay Tánh Không. Không dùng Tư Tưởng suy nghĩ bàn luận mà dùng pháp môn không hai, hay nói khác đi làThể hiện, là im lặng không dùng ngôn ngữ mà là Hành là Thiền. Đó là Pháp Môn Không Hai, tức là:
+ Phủ định nhận thức thực tại điểm của giác trí nguyên sơ là đạt đến Giác Trí Tuệ.
Tóm lại, đặc điểm của Giáo Pháp Phật Giáo
+ Giác Ngộ tức là Giải Thoát, chính là tri nhận Thực Tại một cách toàn diện không thêm không bớt, là vượt khỏi Thời Không, là thể nhập Cõi Vô Cùng Hằng Hữu, vì Hư Không ảo tưởng và Thời Gian huyển hóa làm ngăn cách thế giới Hiện Tượng với Cõi Vô Cùng.
+ Nhị Bội Phủ Định Nhận Thức Giác Thức Nguyên Sơ của sự vật để Khẳng Định Nhận ThứcTánh Không của chúng, đó là Nhất Nguyên Tính Tuyệt Đối, Chân Lý Tối Hậu, hay Trung Đạo, là hai giai trình Hàng Phục Vọng Tâm và An Trụ Tâm.
+ Khẳng Định Tính là Chân Lý Tối Hậu, còn gọi Tri Thức Nguyên Thủy, làTrung Đạo tức là Thực Tại Điểm hiện hữu trong dòng Duyên Khởi của Tâm Trí, cũng là Thực Tại Tuyệt Đối của Chân Trí.
SỐNG THIỀN
**
*
Tu tam công tứ đức
Hành trì tứ oai nghi
Tinh giảm lòng vị kỷ
Tấn tới thể đại đồng.
**
*
Vọng thức luôn trùng khởi
Chướng nghiệp mãi đeo Ta,
Chơn tâm vốn vô ngã
Xưa nay vẫn sáng trong.
**
*
Thời tính thường biến dịch
Sử t ính hiện đương nhiên.
Bát phong khi ngừng bám
Tĩnh giác kiếp hiện tiền.
**
*
Lục độ mau học hỏi
Mây mù nghiệp thức sâu,
Thực hành bát chánh đạo
Soi sáng cõi phù vân.
**
*
Thân vẫn làm mọi việc
Tâm trí luôn bình thản
Sân si không dấy động
Nghiệp chướng tất dần tan.
**
*
Hiện hữu khi thắp sáng,
Làm gì có khứ lai.
Thân tâm thường an lạc
Thầm hội lực nhiệm mầu.
**
*
Tránh nhân không gặt quả,
Tĩnh ngộ lý luân hồi.
Duyên phước tu muôn kiếp,
Minh sư ngộ đắc thời.
**
*
Nụ đơm mắt trí tuệ,
Bông nở huệ hoa khai
Thong thã những chuỗi ngày
Hiện đời đà giải thoát.
**
*
Không tâm với không chứng
Sóng nghiệp làm sao dấy.
Bát nhã bèn bừng dậy,
Hề hà ! sống thong dong.
Tĩnh Mặc (1997)
Tham khảo
Bát Nhã Tâm Kinh Qua Lăng Kính Thời Không, Phổ Nguyệt, 2003
Đại Thừa và Nguyên Thủy Tư Tưởng Luận, Tác giả: Kimura Taiken Hán dịch: Thích Diễn Bồi, Việt dịch: Thích Quảng Độ
Đạo Giải Thoát, Nawami (Nhà xuất bản Xuân Thu)
Kinh Nhất Dạ Hiền Giả, Thích Minh Châu Việt dịch
Kinh Hoa Nghiêm, HT Thích Trí Tịnh (2508)
Nghĩa Chữ Không, Thiền Nguyên Thủy, Thích Minh Châu
Nhất Nguyên Luận và Thể Cách Tri Nhận Thực Tại, Phổ Nguyệt
Niệm Chú, Tạng Thư Sống Chết, Sogyal Rimpoche, Trí Hải dich, 1996
Thiền Tông Việt Nam, HT Thích Thanh Từ, 1998
Thực Tại và Chí Đạo, Phổ Nguyệt, 2002
Tịnh Độ, HT Thích Thiện Hoa
Tự Gia Bảo, HT Thích Thanh Từ, 1995