Nhất Tâm và Trí Tuệ


Dòng  tâm thức luôn lăn trôi từng sát na sanh diệt, do đó chúng ta sống trong thế giới hiện tượng này làm sao tránh khỏi tâm viên ý mã, mà nguyên nhân là lý sanh diệt luôn biến dị chi phối , làm cho chúng ta tưởng chừng như có nhiều tâm trong con người. Thật vậy tâm luôn thay đổi qua nhiều tình huống, thăng trầm của tư duy qua sự phát triển của khối óc và căn cơ trình độ. Từ đó tâm chứa nhiều tư tưởng hổn độn làm lu mờ tâm trong sáng tự bản tính. Muốn định tâm là như thế nào và trí tuệ được thể hiện ra sao, nên biết chính xác thể cách cấu kết của chúng mới có thể mở ra con đường sáng đến bờ giác ngộ. Biết được, nhứt tâm là định. Có định mới hiểu biết. Trí tuệ là đoạn. Nhờ trí tuệ mà cắt đứt được phiền não mê lầm và chặt dứt luân hồi sanh tử. Sự phân tách cụ thể cần thiết cho giải thích này.
 
I  Nhất Tâm là Ðịnh
 
-        Dòng Tâm Thức
 
Thường người ta quan sát tất cả sự kiện vào tâm, bằng căn trần thức, hay tâm thức. Tâm thức là những thực tại giả lập hay tùy thuộc vì khi thực tại (sự vật) đó tự vượt ra khỏi chính chúng nó để vạch ra bóng dáng trong không gian. Đã vượt ra khỏi sự vật, là những bóng dáng chúng không còn là chúng nữa, là giả vọng mà thôi. Cho nên tâm thức không có thật do chấp trước hoặc tưởng tượng vì còn tâm trong tâm ngoài, phân tâm. Tâm thức luôn biến đổi như vậy, nên dòng tư duy không chính xác. Dù có trí xen vào để biết, sự vật ấy do trí và thức liên hợp nhau thành tư tưởng. còn tư tưởng là còn có sự biến đổi, đó là vọng tưởng, là một mớ hổn độn của tư duy.
 
-       Tập Trung Nhất Tâm
 
Dòng tư duy hổn độn đó được gom lại thành một đối tượng như đề muc, hơi thở, thoại đầu, công án, lục tự Di Dà, hay lục tự Ðại Minh Chú, vv để dễ tri nhận. Sự tập trung trong một tâm duy nhất một đối tượng không đổi thay hay vọng động ngoài nó. Ðó là sư nhứt tâm
 
-       Ðịnh Tâm
 
Nhứt tâm là quá trình nhận thức chuyên nhứt vào một đối tượng hay đề mục nào đó để tâm được định. Nhứt tâm là định tâm làm cho tâm an ổn ở vị trí cố định, không còn hổn độn như tâm viên ý mã nữa hay suy nghĩ mông lung mà nặng nhiều tư tưởng vẩ vơ. Ðịnh tâm là sự nhận thức đối tượng hiện hữu, dù đối tượng đó ở quá khứ hay dự đoán tương lai phải trải ra ở hiện tại. Chúng ta nhận thức đối tượng đó như là cái đang là (hiện tại) là cái đang diễn ra và lăn trôi từng sát na sanh diệt. Chúng ta đã gom được đối tượng đó ở hiện tại, từ đó chúng ta bắt đầu quan sát đối tượng đó kỹ lưỡng hơn.
 
-       Có Ðịnh Mới Hiểu Biết
 
Ðịnh là gom lai, tập trung một đối tượng hay đế mục mà quan sát và nhận xét nhiều khía cạnh thấu đáo. Ðó là chúng ta dùng trí và thức liên hợp nhau để tri nhận một đối tượng hay đề mục duy nhứt.  Dù ta tập trung một tư tưởng hay đề mục nào thì làm sao tránh kẻ hở để cho tư tưởng liên hệ hay không liên hệ xen vào tâm ta. Cho nên tư tưởng hay đề mục đó rất phong phú và hiểu rõ tư tưởng đó nhiều hơn. Nhờ có tập trung nhứt tâm như vậy tâm được định thì sự hiểu biết sự vật rõ ràng hơn. Những nhà bác học hay nhà tư tưởng nhờ nhứt tâm như vậy mới phát minh khoa hoc, hoặc thành bậc minh triết. Tác dụng định tâm quan thiết như vậy,  nên có nh ững con người  phi thường đ ặc biệt  trên thế gian. Ðịnh tậm mới hiểu biết đối tượng rõ ràng  Nhứt tâm bất loạn là một loại định cao độ, vì sự tập trung chuyên nhứt vào một đối tượng và miên mật  hành trì khộng vọng tâm, chỉ duy có đối tượng mà thôi, không gì  ngoài nó (tha tính không); từ đó phát sinh ra ký ức quá mẫn, như nhà bác học hay nhà trí thức lỗi lạc..
 
Tuy nhiên định tâm không phải là trí tuệ, vì tập trung được nhứt tâm, chỉ là gom tư tưởng lại, còn là tưởng tri mà chưa giải phóng được dòng tư duy của mình. Cho nên trong Kinh Pháp Môn Căn Bản (Kinh Trung Bộ) Phật đã giảng, Tưởng tri là sự suy nghĩ, tưởng nhớ, tưởng tượng, ký ức, thuộc loại Mạc- Na- thức hay trong A-Lại-Da-thức, là những hình ảnh được khôi phục lại, có cái trung thực, có cái sai lạc và ngay cả có cái tương tự lẫn lộn với hình ảnh đối tượng cũ, nhưng không phải đối tượng cũ. Đã là những hình ảnh cũ khôi phục lại là những ảo ảnh của những đối tượng khiếm diện (kể như không có đối tượng). Do đó tưởng tri là biết do tưởng thức hoặc suy nghĩ lại những ý tưởng so đo, tưởng tượng những đối tượng không thật có do tiền ngũ căn trực tiếp nhận thức, nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc và không chơn thật của tri kiến phàm phu, chúng sanh thường tình mà thôi chưa thể an tậm được tuyệt đối. Tuy nhiên dùng tưỡng tri vào một đôi tượng để quán xét thì phát hiện thêm nhiều hiểu biết đối tượng đó sâu sắc hơn. Ðịnh tậm mới hiểu biết đối tượng rõ ràng  .
 
Nhứt tâm  bất loạn là trạng thái tập trung cao độ và tâm được định có những hệ quả như sau:
 
-        Học bài, làm bài giải toán luận đề của học sinh làm cho tư tưởng của hắn trở nên sâu sắc, hiểu biết nhiều;
 
-       Nghiên cứu, thí nghiệm và phát minh khoa học  cho các nhà bác học;
 
-       Tư duy sâu sắc, tư tưởng phong phú cho các nhà văn chương lỗi lạc, triết gia v.v…;
 
-       Quán sát tư tưởng thâm sâu một đề mục cho  sự thiền định của Bà La Môn giáo, và  cho các nhà minh triết
 
-       Niệm Phật, niệm chú, tham thoại đầu, khán công án v.v…, giúp những tu sĩ sẽ đạt sở cầu của họ, v.v….
 
II.  Trí Tuệ Là Ðoạn
 
Trí tuệ hay giác trí tuệ là tri nhận vô thời không (biết sát na hiện tiền) giác trí đang là. Giác trí đang là, một đối tượng được gom lại từ cái liên hợp trí và thức hay tư tưởng. Giác trí tuệ cắt đứt dòng tư tưởng hay đối tượng nên dứt  bặt ái thủ hữu và không còn năng sở. Thí dụ ta thấy con bò (thấy là năng tri và con bò là sở tri), ta biết thấy con bò; khi ta biết thì đã phủ định thấy con bò. Biết sát na hiện tiền (trí tuệ) đoạn tận năng sở (năng sở song vong).
 
Đạo Phật là đạo giải thoát nói từ viễn cảnh cứu cánh, nhưng trên thực tế thì trí tuệ mới là pháp căn bản để tu tập cho mọi tu sĩ đến bờ giác ngộ. Từ sự giác ngộ, chúng sanh mở ra đường sáng vượt khỏi đám mây mù của dòng tâm thức vốn che khuất bầu trời trí tuệ. Tâm thức là nhận thức sự vật (lục trần) bằng lục căn, nên lục thức hay tâm thức vô thường và biến dị. Sự vật được nhận thức chẳng qua là do duyên khởi hoặc giả danh, nên chúng chịu luật sanh diệt theo thời gian ngay cả nhận thức cảm thọ tưởng thức là những hành động liệt tri. Muốn vượt thoát khỏi sự sanh diệt ấy tất phải dùng trí tuẽ soi sáng mọi biến đổi, vô thường của thọ, tưởng, và thức (nói chung là dòng tâm thức)  mà đến thế giới bất sanh bất diệt, trong sáng và thường hằng. Trí tuệ có khả năng trong sạch hóa mọi dòng tâm thức bằng cách hư không hóa mọi hữu tồn dù tâm hay vật. Rèn luyện trí tuệ là một nhu cầu thiết yếu cho mọi tu sĩ sơ cơ hiểu rõ trước khi tu tập các pháp môn.  Do đó trí tuệ là đoạn diệt mọi tư tưởng vốn mang nhiều hệ lụy đến mầm sanh diệt và biến đổi. Ðó là tri thức nguyên thủy, là cái biết sát na hiện tiền.
 
III. Trí Tuệ Cắt Ðứt Ðược Phiền Não Mê Lầm
 
1.    Cắt Ðứt Mê Lầm
 
Trí tuệ cắt đứt mê lầm Trần gian là một thế giới vô thường, với ánh sáng trí tuệ của Đức Phật đã soi sáng rõ ràng là mọi sự vật thường biến đổi. Màn vô minh đã che mờ nhận thức của thế chúng sanh. Vì vô minh nên mọi hoạt động của tâm trí, tình cảm và hành động được chúng sanh tư duy một cách sai lạc. Trong thập nhị nhân duyên chỉ rõ, vì vô minh, nên hành hoạt động nào cũng tạo ra thức. Như đã trình bày trên, thức hay tâm thức thì không thật.Tâm không có tự tính, và biến diệt, nên trí tuệ đoạn diệt mê lầm (vô minh) bằng cái hằng biết, cái biết sat na hiện tiền cái biết vô thời không. Cái biết ấy soi sáng vô minh vì cái biết nguyên sơ (tri thức nguyên thủy) làm hư không hóa dòng tâm thức đang trôi chảy, được tập trung vào một điểm sat na hiện tiền thì làm gì có thời gian để mọi sai lầm (ái thủ hữu) xen vào, nên tâm được trong sáng tự bản tính (trí tuệ).
 
2.    Cắt Ðứt Phiền não
 
Phiền Não Nghiệp Khổ: Hoặc Nghiệp Khổ—Do phiền não tham sân si mà tạo ra nghiệp thiện ác. Vì đã có các nghiệp thiện ác mà phải cảm nhận các quả khổ vui của ba cõi, rồi thân phải chịu cái khổ quả đó tiếp tục tạo ra nghiệp phiền não. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, diễn tả cái trí cứu cánh, một loại trí tuệ tột cùng của tâm trí chúng sanh. Mọi thứ đau khổ và ách nạn được trí tuệ này diệt tận. Trong kinh Bát nhã tâm kinh đã nói lên điều đó.
 
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại, một khi quán chiếu thâm sâu Bát Nhã Ba La Mật Ða, bỗng soi thấy thể năm Uẩn đều không thật có tự tánh, liền vượt qua khỏi tất cả bao thứ khổ đau ách nạn.
 
Này Xá Lợi Tử nghe đây! Quả Sắc chẳng khác Nhân Không, Nhân Không chẳng khác Quả Sắc; Quả Sắc biến thành Nhân Không, Nhân Không biến thành Quả Sắc. Cho đến Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều giống như vậy cả.
 
Hành thâm: tức qua một thời gian thực hành nghiền ngẫm với Trí rộng khắp nhiều phương diện (giác trí tuệ), lúc ấy mới thấy được ngũ uẩn đều không. Không ở đây là hai giai tầng thực tại của Tánh Không. Tánh Không thứ nhất là Tướng Không của ngũ uẩn (dung thể Không của ngũ uẩn chiếm trong không gian) tức là Tự tính Tuyệt đối; còn Tánh Không thứ hai là không thật là nó nữa, là thực tại giả lập do lịch trình huyễn hóa ngũ uẩn. Cho nên suy xét kỹ thì thấy rõ mọi khổ ách (là quá khứ) -- khi ở thể không tuyệt đối (hư không) -- không thể chạm vào hư không được dù hiện tại hay quá khứ. Còn ở thực tại giả lập, khổ ách quá khứ thì hiện tại không còn nữa. Sự đau khổ đã qua đi,chúng ta chỉ còn vương vấn trong ký ức và luôn lập lại bằng ảo giác âm vang trong tâm thức màthôi. Vậy khi hành thâm Trí Bát Nhã mới thấy thực tướng của ngũ uẩn là Tánh không, nên hiện tại không có khổ ách nào còn vì vậy đã vượt khỏi khổ ách rồi vậy. Hoặc giả; vì  tâm pháp đều không, từ đó ta phải biết từ bỏ mọi thứ tình cảm thường tình như vui buồn, được mất, khen chê, vinh nhục là những cặp phạm trù mâu thuẩn nhau (tám gió bất động). Khi biết được phiền não như chơn như thật thì đã phủ định phiền não rồi. Cái biết không còn chấp thủ thứ gì, kể cả phiền não.
 
Vậy trí tuệ cắt đứt mê lầm phiền não.
 
IV. Trí Tuệ Ðoạn Tận Luân Hồi Sinh Tử
 
Bất tử là trạng thái bất sinh bất diệt, đó là một thực tướng  trong dòng lưu chuyển của trạng thái sanh diệt hay thay đổi ở thế giới hiện tượng vô thường. Cái bất sanh bất tử, bất biến có thể gọi là chân trí hay chân như pháp tính.Pháp tánh là chơn tánh tuyệt đối của vạn hữu. Theo Chân Như Quan của Phật Giáo, sự thực hiện giáo điều này sẽ trở thành tiêu chuẩn của chân tri kiến của Phật Giáo. Tuy Phật nói là chân trí, nhưng thật ra nó chỉ là sự phù hợp với Chân-như Pháp-tính.  Do đó, cái Chân-như quan cố hữu của Phật Giáo Nguyên thủy tuy nói lấy chân tướng của các pháp làm mục tiêu, nhưng tóm lại thì chỉ đứng trên cơ sở mê, ngộ của nhân sinh quan tôn giáo để thấu suốt chân tướng của mê, ngộ mà thôi. 
 
Tóm lược, nếu thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụy và say đắm không xãy ra. Nói cách khác,  thấy biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách sáng suốt vô thời không; đó cũng là sự nhận thức của chơn trí.
 
Khi dòng tâm thức từng sát-na sanh diệt theo thời gian làm cho tâm chứa nhiều tri kiến hổn tạp, tạo lớp màn vô minh, vốn gốc sanh tử luân hồi. Giải thoát những tri kiến tâm trở nên trong sáng phù hợp với chân như pháp tánh.Phương pháp mà Phật dạy  từ mê vọng  (bất giác) trở lại (giác) pháp tánh trong sáng như hư không. Giải thóat là xa lìa mọi sai lầm của các pháp của tâm thức, không bị xúc thọ ái ràng buộc."trong sự giải thoát là sự hiểu biết." Thật vậy, sự hiểu biết sáng suốt, là tuệ tri, là cái biết vô thời không, trong sát na hiện tiền. Khi hành giả tuệ tri  (biết của Trí) về lục căn, lục trần, hay lục thức, tâm thức và không có thời gian, thì xúc, thọ, ái không có kẻ hở để khởi sanh. Như hành giả quán, " tuệ tri ' Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa" thì dòng tâm thức ngừng chảy (vô thời không), tức là đoạn diệt các nhân sanh diệt, không suy nghĩ thêm quan niệm , hay tư tưởng gì về tâm thức đó. Khi xúc, thọ, ái không khởi sanh trong tâm, thì đoạn được thân kiến cũng như chúng không ràng buộc và gây ba độc, thì lúc ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ, thì nghiệp quả sanh tử luân hồi không còn nữa.
 
V. Trí Tuệ Qua Nhiều Công Năng Khác
 
          1.     Trí Tuệ chuyển Hóa Ngu Si
 
 Trong kinh Bát Ðại Nhân Giác, Điều giác ngộ thứ năm :  Trí tuệ chuyển hóa ngu si:
 
Ngu si phải sinh tử, nên Bồ tát thường nhớ : Luôn học rộng nghe nhiều, để tăng trưởng trí tuệ, và thành tựu biện tài, rồi đem niềm vui lớn, giáo hóa cho tất cả.
 
a.     Ngu si phải sinh tử
 
Ngu Si hay Vô Minh: Avijja (p)—Avidya (skt) là không giác ngộ. Vô minh là đầu mối của sanh tử luân hồi, mắt xích thứ nhất hay mắt xích cuối cùng trong Thập Nhị Nhân Duyên. Cái tâm ám độn, không chiếu rọi được rõ ràng sự lý của các pháp. Vô minh là si mê hay không giác ngộ, một trong ba ngọn lửa cần phải dập tắt trước khi bước chân vào Niết bàn. Đây là trạng thái sai lầm của tâm làm khởi dậy sự tin tưởng về bản ngã
 
 Ngu si ở đây có nghĩa là không có trí tuệ trong pháp giải thoát của nhà Phật. Vì ngu si chúng sanh luôn chìm đắm trong dòng sanh tử luân hồi đời đời kiếp kiếp, bởi lẻ sống trong cảnh dục lưu.
 
Ngu si thì tâm tánh ám muội, không có trí tuệ để thấu hiểu sự lý.. Do nơi ngu si nên khởi hoặc tạo nghiệp, luân hồi sinh tử, chịu khổ vô cùng. Vì vậy, không thể giải thoát, không nhận thức được mình cứ lặn ngụp trong sanh tử đều do ngu si mà ra
 
b.    Trí tuệ là căn bản để chuyển hóa ngu si
 
Như vậy, trước là do học tu mà được sáng suốt an lạc, đó là tự lợi hay tự giác, kế đến là lợi tha hay giác tha. Muốn giáo hóa người, phải thâm hiểu giáo lý Phật dạy, phải thông thạo ngôn ngữ, sau đó tùy căn cơ tùy hoàn cảnh, mà giảng dạy hướng dẫn đưa người từ chỗ tối tăm đau khổ đến chỗ sáng suốt an vui. Cái vui mà người tu Phật đạt được, không phải là cái vui tầm thường ở thế gian. Cái vui của người thế gian là do thọ hưởng ngũ dục, còn trong vòng đối đãi hơn thua được mất… Cái vui mà Phật nói ở đây là cái vui lớn của người gắng công tu hành, hết vô minh phiền não thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử. Cái vui này kinh Đại thừa gọi là Niết-bàn tịch tĩnh, không bị hạn cuộc trong thời gian. Thế nên người tu khi đạt đến giác ngộ giải thoát, thì giờ nào phút nào tâm cũng được an vui. Cái vui của người thế gian và người xuất thế gian khác nhau. Người thế gian vui theo ngũ dục, hết vui liền khổ, khi vui thì cười nói náo động ồn ào… Người xuất thế giác ngộ, hết khổ được vui, niềm vui nhẹ nhàng vĩnh viễn. Người thế gian suốt ngày tìm tòi nắm bắt cái vui cỏn con, nhưng được rồi lại mất. Thế nên Phật dụ như người vớt bong bóng nước, vừa thấy bong bóng đẹp lóng lánh, đưa tay vớt, nó liền tan mất. Cái vui của người thế gian là cái vui trá hình của sự đau khổ, là cái vui của kẻ mê, là cái vui của chúng sanh. Còn cái vui của người xuất thế là cái vui vĩnh viễn của người tỉnh giác có trí tuệ, là cái vui của Bồ-tát, Phật. Chúng ta thấy kẻ mê và người trí có thái độ sống rất khác biệt. Chúng sanh vì mê lầm, nên cứ tìm cầu chạy theo những cái vui nhỏ giả dối tạm bợ, không biết mệt nhọc nhàm chán. Còn hàng Bồ-tát trí tuệ sáng suốt
 
2.    Thoát khỏi khổ ách
 
Khi hành Trí Bát Nhã Cứu Cánh hay hành pháp giác trí tuệ thì đạt được hai quả sau đây :
 
a). Thoát khỏi khổ ách. (Thời gian huyễn hóa sự vật)
 
Như ngay khi chiếu kiến ngũ uẩn giai không của Bồ Tát Quán Tự Tại thì quả là thoát mọi khổ ách.Ngũ uẩn là thực tại kiến lập, là tánh không. Cho nên, Thọ (Sợ hải), Hành (điên đảo), Tưởng (mộng tưởng) là tánh không hay là cái không thật có đó, nên không có gì chướng ngại, liền vượt qua mọi sợ hãi, điên đảo, mộng tưởng. Tri thức đúng tự tính giả lập là giải thoát mọi khổ ách, vì khổ ách không thật có. Sắc tức thị không, và không tức thị sắc
 
b).  Giác ngộ Niết Bàn. (vô thời không)
 
Chiếu kiến ngũ uẩn giai không trên bình diện tuyệt đối, tức ngũ uẩn và không không khác, tánh không của ngũ uẩn tức thể không của ngũ uẩn,là tự tính tuyệt đối. Cho nên, thực hành Trí Bát Nhã Cứu Cánh là Tri thức đúng thực tướng (thể không tuyệt đối) của vạn pháp, tức là con đường giải thoát đến bờ giác ngộ Niết bàn, đến cứu cánh.
 
3.    Hoàn hảo của trí tuệ
 
Theo triết lý Duy Thức, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, là tiến trình tri thức đúng thực tướng của ngũ uẩn hay vạn pháp. Tri thức đúng chủ tri sai lầm vì chủ thể nhận thức bóng dáng của ngũ uẩn cho là ngũ uẩn thật. Tri thức đúng chủ tri sai lầm đó là tự giác. Ngũ uẩn mà chủ thể nhận thức sai lầm đó chỉ là ngũ uẩn giả lập. Tri thức đúng tự tính giả lập của ngũ uẩn là giải thoát khỏi nhân duyên chằng chịt, luân hồi, sanh diệt của ngũ uẩn, đối tượng, hay tha nhân nói chung, tức là giác tha. Vậy trí tuệ tức tri thức đúng thực tướng của vạn pháp, là con đường giải thoát mọi ràng buộc, sai lầm, nhân duyên, luân hồi, khổ đau để đến bờ giác ngộ Niết Bàn tịch tịnh. Ðó cũng là con đường tự giác và giác tha.
 
Theo Lkagmthon vipassiana được bao gồm trong sự hoàn hảo của trí tuệ. Giáo lý của Bardo Thodol như vậy không có mâu thuẩn với giáo lý về Nghiệp. Văn bản chỉ đơn giản muốn trình bày rõ ràng, mỗi một nghiệp có thể được trung hòa trong những hệ quả của nó, bằng sức mạnh của cái nhìn sâu sắc (Trí tuệ).
 
Hành động với tính cách là nguyên nhân của vô số hiện tượng, ở đây không phải hiểu theo nghĩa một hành động đơn giản trần trụi, mà chính là cái ý nghĩa nằm trong từng hành động, nó làm cho hành động xuất phát, đó là cái cần xem xét. Trong mỗi hành động có bao hàm một ý chí, một ý muốn, một sự muốn bắt tay vào hành động, nó đi trước; và cái ý đồ ấy, chính nó chứa đựng tiềm năng thúc đẩy hành động lập lại lần nữa.. .
 
Khi người chết cảm thấy sợ hãi và lo lắng trước tính chất của Linh ảnh xuất hiện trong trạng thái Trung gian, anh ta sẽ quyết định tiềm năng của một Nghiệp mới, nó thúc đẩy anh ta tái sinh. Nhưng nếu anh ta nhận biết rằng tất cả Linh ảnh đó tỏa ra từ chính Bản chất Trí tuệ của mình, Cái nhìn sâu sắc (Trí tuệ) của anh ta sẽ thoát khỏi mọI ham muốn, và do đó không có một năng lượng giả nào được phóng ra. Trong một Hành động, thì chỉ một thời gian ngắn sau khi chết, được ở trong trạng thái cực kỳ sáng suốt, anh ta có thể đạt đến sự giải thoát chủ yếu :
 
Giải thoát khỏi cái khổ của kiếp luân hồi (cõi ta bà), nghĩa là một chuỗi dài sinh tử nối tiếp, giải thoát khỏi các ảo ảnh. Và do sự kiện đó, anh ta sẽ trở thành một vị Phật. (Tử Th ư Tây Tạng)
 
 4. Chứng Trí Tuệ
 
Chứng đắc trí: ‘biết như thật, rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’
 
 Chứng đắc trí sự là thực hiện đầy đủ và trọn vẹn đức trí theo đệ nhất nghĩa các pháp trong pháp giới duyên khởi.
 
     Thứ nhất là phải dùng chơn trí: thấy biết như chân như thật sự sanh diệt không còn nữa.
 
Nếu thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụy và say đắm không xãy ra.(theo Ðại Kinh Sáu Xứ). Nói cách khác,  thấy biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách sáng suốt vô thời không; đó cũng là sự nhận thức của chơn trí.
 
Có thể nói, thấy do ngũ giác quan là thức bên ngoài; biết là Trí do ý trí tri nhận bên trong. Thấy như chơn (chơn thức), biết như thật là chơn trí,(tri thức nguyên thủy) là sự giải ttoát bên trong.
 
        Thứ hai,  khi chúng ta đã thực hiện nghiêm túc vá thực hành tuệ giác và giới luật là không còn chấp thủ tất các lậu hoặc cò thể gọi là phạm hạnh đã vững vàng, đó cũng là đã nhận thức thực tại toàn diện về trí năng tình năng hoạt năng theo chơn trí.
 
        Thứ ba,  các việc cần làm đã thực hiện theo đệ nhất nghĩa các pháp, tức các pháp được nhận thức trọn vẹn ý nghĩa của nó không thêm không bớt, nghĩa là pháp không sanh không diệt không còn tái sanh nữa bất biến, vô thời không tức là không biến đổi theo thời gian và không gian.
 
Vậy, thấy như chơn biết như thật tức là:
 
·          sự sanh đã dứt, cái biết sát-na hiện tiền: vô niệm;
 
·         phạm hạnh đã vững là không còn chấp thủ tất cả lậu hoặc, là không tánh, cái biết trống rỗng, vô không gian: vô tướng;
 
·         không còn tái sanh nữa, cái biết không lập lại: vô trụ.
 
·         Ðó là cái biết sát-na hiện tiến, cái biết vô thời không.
 
Có thể tự tuyên bố chứng đắc trí , trong mắc xích pháp giới, là mở ra một pháp được tri nhận một cách tuyệt đối (đệ nhất nghĩa của nó), vì đã tận diệt sanh khởi. Khi thực hiện toàn diện chơn trí là thể nhận nghĩa sâu sắc về pháp giới duyên khởi, sanh đã diệt, không còn tái sanh nữa. Ðó không phải ngôn từ suông mà là nghĩa sâu sắc của pháp giới và nghĩa chơn thật của mỗi pháp.
 
 Giải Kiến: Tánh Không của Trí và Ðắc -.”Chân Trí hay Chân Ðắc là thực tướng của Tri và Hành. Tri thức đúng (tự tính tuyệt đối) là Chứng, là giác ngộ, mà giác ngộ mới thực hành đúng là Ðắc. Chứng (Tri) và Ðắc (Hành) tự nó đầy đủ, là chân lý tối hậu, không có gì áp đặt lên nó như dùng ngôn từ hay công ước. Như vậy Không Trí Không Ðắc được giải kiến bằng Tướng Không (tuyệt đối) của Trí và Ðắc. Vì Trí và Ðắc là thực tại giả lập, nên tri thức đúng thực thể của chúng tức là nắm bắt tự tính tuyệt đối của chúng.”
 
5.    Tam Huệ Hoc và Tam Vô Lậu Học (Hai Loại Trí Tuệ)
 
Nhà Phật phân biệt hai loại trí tuệ, như là kết quả của hai giai đoạn hành trì: Một là Trí hữu sư, kiến thức tích lũy qua quá trình nghe, suy tư và tu theo lời dạy của Thiện hữu tri thức (Văn-Tư-Tu huệ). Hai là Trí vô sư, trí tuệ tự mình phát khởi do nghiêm trì giới luật và tâm an định (Giới-Định-Huệ). Văn-Tư-Tu được gọi là Tam huệ học, Giới-Định-Huệ gọi là Tam vô lậu học. (Thích Thông Huệ) 
 
a)- Tam huệ học.
 
Tam huệ học thuộc Trí hữu sư, trí tuệ do Thầy truyền dạy, nhờ Thầy mà phát triển. Nhà Phật gọi là Giác ngộ bậc hạ giúp người tu giảm thiểu phiền não, nhưng vẫn chưa ra khỏi sinh tử, nên được xem là hữu lậu (còn rơi rớt). Dù vậy, đây là những bước cơ bản, như nền móng của tòa nhà, như chân đế của tượng đài, như cội rễ của cây cối. Nếu nền cội không vững chắc, tòa nhà càng cao càng dễ sụp đổ, cây càng lớn càng dễ tróc gốc khi giông bão ập đến. Cho nên, Tam huệ học là nền tảng tối cần thiết cho mọi người con Phật trong những bước đầu tìm đến hương vị giải thoát.
 
b)- Tam vô lậu học.
 
Mục tiêu tối hậu của người tu là Giác ngộ đưa đến giải thoát khỏi vòng kềm tỏa sinh tử luân hồi. Tam vô lậu học là con đường duy nhất giúp đạt được mục tiêu ấy. Giới-Định-Huệ không phải là ba giai đoạn công phu theo thứ tự trước sau (từ Giới sinh Định, từ Định phát Huệ) mà có sựliên hệ hỗ tương, đan xen vào nhau và nhân quả cho nhau.hung, nên những lời Ngài nói ra đều là chân lý tuyệt đối.
 
Nói tóm lại, chúng ta tu theo Đức Phật cần phát huy trí tuệ, cả Trí hữu sư và Trí vô sư. Giai đoạn đầu, ta học tập giáo lý, nghiên cứu kinh điển để biết rõ đường hướng tu hành, không lạc vào tà đạo; đồng thời, cần có kiến thức thế gian để chuẩn bị hành trang cho phận sự hoằng pháp lợi sanh sau nầy. Nhưng Trí hữu sư là kiến thức vay mượn từ bên ngoài, không phải của báu nhà mình, lại có tính hữu hạn tương đối, nên chỉ được xem là phương tiện hỗ trợ trong công phu. Chúng ta cần tiến thêm một bước, theo lộ trình Tam vô lậu học, trực nhận tánh giác bản lai, thể nhập chân tánh, phát khởi Trí vô sư. Đó mới là viên ngọc như ý của chính mình, không vay mượn ai cũng không ai vay mượn được, mới là sự nghiệp chung thân. Trí tuệ vô sư bừng sáng như mặt trời ra khỏi đám mây, xua tan bóng đêm vô minh từ bao đời kiếp, hành giả giác ngộ toàn triệt như Sa-môn Cồ-Đàm trong Đêm thành đạo. Giác ngộ trọn vẹn, hành giả thật sự giải thoát khỏi tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não, khỏi ba cõi sáu đường của ma trận sinh tử luân hội. (Thiền thất Viên Giác)
 
6.    Thiền Dzogchen
 
Sự thực tập tu luyện Dzogchen được mô tả là Kiến, Thiền, Hành. Thấy được một cách trực tiếp trạng thái tuyệt đối, cảnh hay nền tảng của bản thể chúng ta - tự tánh, tánh bản nhiên - đó là Kiến; cái cách để làm cho cái thấy ấy không gián đoạn gọi là Thiền; và hội nhập cái thấy ấy vàotrong toàn thể thực tại và cuộc đời chúng ta, gọi là Hành
 
Thiền định Tinh yếu của hành Thiền Dzogchen được đề ra trong bốn điểm như sau:
 
-- Khi một niệm quá khứ đã chấm dứt mà niệm vị lai chưa sanh, trong khoảng hở đó giữa hai niệm, có phải là có một ý thức về thực tại, mới mẻ, nguyên sơ, không bị thay đổi một tơ tóc khái niệm nào, thuần là một sự tĩnh giác nguyên vẹn hay không? Ðấy! Tâm bản nhiên là thế đấy!
 
-- Tuy nhiên nó không ở mãi trạng thái như vậy, bởi vì một niệm khác lại khởi lên, phải không?
 
Ðấy là ánh sáng chiếu ra của Tâm bản nhiên.
 
-- Nhưng nếu bạn không nhận ra niệm ấy đúng như bản chất nó (nghĩa là khi có tâm, thì tự nhiên có ý tưởng nổi lên - DG) ngay khi nó khởi, thì nó sẽ trở thành một ý tưởng khác, như trước. Ðây gọi là dây chuyền vọng tưởng, và là nguồn gốc của sinh tử.
 
-- Nếu bạn có thể nhận chân được bản chất thật sự của ý tưởng (niệm) ngay khi nó khởi lên, và cứ để yên nó đừng theo đuổi thêm, thì bất cứ ý tưởng nào khởi lên đều tự động tan trở lại vào trong khoảng bao la của tâm bản nhiên, và được giải thoát.
 
Có lẻ điểm quan trọng nhứt là Dzogchen trở thành một dòng liên tục của tâm bản nhiên như một con sông chảy liên tục ngày đêm không gián đoạn. Dĩ nhiên đây là trạng thái lý tưởng, vì sự an trú vào Kiến một cách không xao lãng ấy, sau khi được khai thị và nhận chân -- chính là phần thưởng của nhiều năm tu tập kiên trì.
 
Giả sử bạn thấy mình ở trong trạng thái yên lặng sâu xa, thông thường trạng thái ấy không kéo dài, một ý niệm,một chuyển động luôn luôn khởi lên, như sóng trong biển. Ðừng chối bỏ sự chuyển động hay đặc biệt ôm lấy sự yên tĩnh, mà cứ tiếp tục dòng hiện trú thuần túy ấy của tâm bạn. Trạng thái an bình lan khắp của Thiền định ấy chính là tâm bản nhiên,mọi sự khởi lên trong tâm không gì khác hơn là tâm ấy chiếu ra. Ðây là trái tim, là nền tảng của pháp hành thiền Dzogchen. Một cách để tưởng tượng điều nầy là, như thể bạn đang cởi trên tia mặt trời để trở về mặt trờI. Bởi theo dỏi ngay những niệm khởi trở về căn nguyên của chúng, nền tảng tâm bản nhiên. Khi bạn thể hiện sự bền vững của Kiến, thì bạn không còn bị đánh lừa và chia trí bởi bất cứ gì sanh khởi, và do đó không thể làm mồi cho vọng tưởng.
 
Dĩ nhiên trong biển có sóng to, sóng nhỏ, có những cảm xúc mạnh kéo đến như giận dữ, dục vọng, ganh tị. Hành giả thực thụ sẽ nhận chân những thứ nầy không phải quấy rầy hay chướng ngại, mà cơ hội lớn. Phản ứng lại mhững sinh khởi như thế với khuynh hướng thông thường là chấp nhận và chối bỏ chính là những dấu hiệu chứng tỏ không những bạn chia trí, mà còn không nhận ra được, và đã mất dấu Tâm bản nhiên. Phản ứng lại cảm xúc bằng cách đó thì chỉ làm cho chúng có thêm năng lực, và trói buộc chúng ta chặt chẻ hơn vào dây xích vọng tưởng. Bí quyết lớn của Dzogchen là nhìn suốt những cảm xúc khi chúng khởi lên, để thấy mặt thực của chúng là biểu hiện sống động như điện chớp của chính năng lực Rigpa, Tâm bản nhiên. Khi bạn tập dần cách làm nầy, thì ngay cả những cảm xúc rầy rà nhứt cũng không thể tóm lấy bạn, mà tan biến như sóng lớn dậy lên rồi lùi lại chìm vào đại dương yên tĩnh.
 
Hành giả khám phá - và đây là một cái nhìn đảo lộn, mà sự vi tế và năng lực của nó không thể suy lường - rằngkhông những cảm xúc mạnh không thể kéo bạn đi,lôi bạn trở lại vào dòng nước xoáy của sự thác loạn trong bạn,mà chúng có thể thực sự hữu ích để đào sâu, làm mạnh thêm tăng cường Rigpa, trạng thái Tâm bản nhiên. Năng lực vũ bão trở thành nguyên liệu để nuôi dưỡng cái năng lượng đã được đánh thức của tâm bản nhiên. Cảm xúc càng mạnh, càng bốc lửa, thì trạng thái tâm bản nhiên càng được tăng cường. Tôi thấy rằng phương pháp độc đáo nầy của Dzogchen có mảnh lực ghê gớm để giải tỏa ngay những vấn đề tâm lý và cảm xúc đã ăn sâu, thâm căn cố đế.
 
7.    Trí Tuệ làThủy giác
 
Trong kinh Lăng Già Phật chỉ rõ như như là bản giác, tự nhiên có sẵn muôn thuở cùng khắp thanh tịnh thường   hằng không sanh không diệt như hư không vô tận, đó là lý pháp; còn trí tuệ là thủy giác, phải dùng pháp giác trí tuệ trên để hiển lộ cái minh tâm và kiến tánh mới thành Phật đạo. Ví như bản giác là thể hư không vô tận, trí tuệ là tướng hư không của giác trí giới hạn bởi lục căn và khi hòa nhập vào hư không vô tận thì tướng hư không hòa tan trong hư không vô tận thành một thể không không còn phân biệt gì giữa lý và trí, đó là dung hợp thành lý trí vậy.
 
     Để trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật hay muốn đi thẳng vào thể hư không vô tận (minh tâm là tâm trong sáng: Chân tâm hay bản giác), hành giả cần phải nắm bắt được tánh giác (kiến tánh). Đó là giác trí tuệ. Kỹ thuật để kiến tánh là tri nhận thực tại điểm của giác trí đang là. Chúng ta biết rằng giác trí và giác thức chỉ là tâm thức là vọng tâm. Dòng tâm thức luôn trôi chẳy, tam thời bất khả đắc. Quá khứ đã qua tiền ngũ căn không thể nắm bắt, tương lai chưa đến làm sao nắm bắt được, hiện tại là cái đang là nối tiếp những sát na sanh diệt không ngừng, cũng không thể nắm bắt được. Tuy nhiên cái đang là của dòng tâm thức là cơ hội tốt để chúng ta có thể dùng tuệ quán nhắm ngay thực tại điểm của giác trí đang là. Vọng tâm và chân tâm cùng là một tâm. Cái chuyển động là vọng, cái cố định là chân. Cho nên BT Long Thọ nói, cái   đến có thật trong cái đang đến. Vậy cái chân tâm có thật trong cái vọng tâm, hai cái tuy hai mà một, và chân lý không  đến từ cái bất động. Do vậy trí tuệ (thực tại điểm: cái bất động)) có được từ cái vọng tâm (tư tưởng đang là: cái chuyển động). Trí tuệ (trí) là tướng hư không hòa nhập vào tánh hư không vô tận (lý tánh)  thành bản chất của niết bàn.
 
8.    Nhứt Tâm và Trí Tuệ Khác Nhau
 
Vua Di Lan Ðà thỉnh Na Tiên vào hoàng cung
 
Vua hỏi:
 
-- Tâu Ðại Vương, nhất tâm niệm chánh pháp mà lại còn phải đạt được trí ruệ và các điều thiện khác nữa thì mới thoát khỏi luân hồi.
 
-- Nhứt tâm và trí tuệ có đồng nghĩa nhau không?
 
-- Không.
 
-- Gia súc như bò, ngựa, chó, mèo... có trí tuệ không?
 
-- Chúng có nhứt tâm nhưng không có trí tuệ.
 
-- Nhứt tâm và trí tuệ khác nghĩa nhau như thế nào?
 
-- Nhứt tâm là định. Có định mới hiểu biết. Trí tuệ là đoạn. Nhờ trí tuệ mà cắt đứt được phiền não mê lầm và chặt dứt luân hồi sanh tử.
 
-- Xin ví dụ cho trẩm dễ hiểu.
 
-- Ðại Vương từng thấy thợ gặt lúa chứ? Tay trái họ gom bụi lúa lại, trong khi đó thì tay mặt họ cầm lưỡi hái mà cắt. Cũng giống như thế, nhà tu hành dùng nhứt tâm gom tư tưởng lại và dùng lưỡi hái trí tuệ cắt đứt phiền não ái dục. Phiền não ái dục đã cắt đứt thì vĩnh viễn không còn tái sanh. Luần hồi chấm dứt.
 
-- Hay thay! Hay thay! Ví dụ của Ðại Ðức rõ lắm
 
VI.   Pháp Học
 
a). Dựa vàoTuệ Giác (cái Biết sat-na hiện tiền)
 
Trí tuệ quán chiếu trong ngoài tức là thấy biết như chơn như thật lục căn lục trần lục thức, nói chung thấy biết tất cả các pháp như chơn như thật. Quán chiếu sáng suốt là tuệ tri hay biết một cách sáng suốt tức là biết rõ ràng (do bổn tâm) các pháp như là các pháp, chỉ có các pháp đó mà thôi, không có gì ở ngoài các pháp đó, không có niệm nào khác nữa.. Khi chúng ta quán chiếu các pháp hay các đối tượng mà bản tâm thanh tịnh, đó là vô niệm; nghĩa là lục căn tự nhiên tiếp xúc với sáu trần nên có sáu thức, ta tri nhận trọn ven chỉ có sáu thức đó mà thôi, không thêm thức nào khác. Thí dụ, tôi thấy con bò (giác thức nguyên sơ), biết có tánh thấy (con bò) thôi (giác trí tuệ), (chỉ biết có thấy con bò mà thôi, không thêm niệm nào khác nữa; nếu biết con bò rồi còn tìm hiểu thêm đặc tính con bò hay thêm trần cảnh khác nữa thì tạo ra quan niệm, tư tưởng, lý luận để phát sanh ái thủ hữu, là gây ra dây oan trái, là tà niệm rồi, không phải là vô niệm.) Vô niệm đây, nói theo tâm lý học, là giác trí tuệ. Khi ta nhận thức niệm đầu cảm giác để có chơn thức, rồi tri nhận chơn thức đó là ta có giác trí tuệ  Đầu tiên ta thấy (Cảm giác) hình ảnh con vật, nhận thức được tên nó là con bò (nhãn thức hay tâm thức, giác thức) tri nhận giác thức đó mới có giác trí); và nếu ta nhận thức niệm đầu của con bò để có chơn thức, rồi tri nhận chơn thức đó mới có giác trí tuệ
 
,Nhận thức niệm đầu của Cảm Giác về trần cảnh để có Chơn Thức. Rồi tri nhận Chơn Thức nầy để có Giác Trí Tuệ và xa lìa tứ tướng (Với tiền ngũ căn). Với tâm thức, khi vọng khởi (suy nghĩ, tư tưởng, tưởng tượng, nhớ lại v.v...), ta Biết là tưởng thức và xa lìa nó ngay; và cứ như thế, chúng ta ttếp tục tri nhận từng sự việc vô thời gian]." (Phổ Nguyệt)
 
b). Dựa vào Kinh Trí
 
Con đường đưa đến đoạn diệt Lậu hoặc đó là Pháp Chánh Tri Kiến (trí Tuệ) nói chung  và riêng cho từng ngành như Tứ Diệu Ðế, Thánh Đạo Tám Ngành (Bát Chánh Đạo) và Thập Nhị Nhân Duyên v.v...
 
Pháp học mà Phật dạy trong Thập Nhị Nhân Duyên là điển hình trích ra thích hợp cho việc tu hành theo kinh Trí như,
 
Chấm dứt Thọ dẫn đến chấm dứt Ái: Khi sự thọ dụng không có thì không có yêu ái, thương mến, và ham mong, vân vân...
 
Chấm dứt Ái dẫn đến chấm dứt Thủ: Do sự yêu ái không sanh thời sự chiếm hữu hay chấp giữ cũng không do đâu mà sanh khởi được.
 
Chấm dứt Thủ dẫn đến chấm dứt Hữu: Do sự chấp giữ không còn, thời cũng không có cái của ta hay của người
 
Chấm dứt Hữu dẫn đến chấm dứt Sanh: Do cái của ta hay của người không còn, thời không còn tái sanh nữa.
 
Chấm dứt sanh còn dẫn tới chấm dứt Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Phiền Não, và Thất Vọng. 
 
c). Dựa vào cách an trụ tâm (Kinh Kim Cang)
 
Trong kinh Kim Cang Phật dạy cách hàng phục tâm bằng cách, đưa tất cả các thực tại giả lập (chúng sanh) vào thực tại tuyệt đối (vô vi niết bàn: hư không) mà không còn thấy các thực tại giả lập đó nữa. Nên muốn hàng phục tâm (vô niệm), hành giả trực nhận (quán chiếu) thể không của sự vật, ngay đó lìa tứ tướng (Xa bốn tướng: Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả, là không có khái niệm, không lập lại, để có ý tưởng về sự vật.). Kỹ thuật để kiến tánh là tri nhận thực tại điểm của giác trí. Chúng ta biết rằng giác trí có thời gian vẫn còn liên hợp với thức sanh tư tưởng vẩn vơ nên xem như là giác thức, tâm thức, hay vọng tâm. Dòng tâm thức trôi chảy, tam thời bất khả đắc.Quá khứ đã qua tiền ngũ căn không thể nắm bắt, tương lai chưa đến làm sao nắm bắt được, hiện tại là cái đang là nối tiếp những sát na sanh diệt không ngừng, cũng không thể nắm bắt được. Tuy nhiên cái đang là của dòng tâm thức là cơ hội tốt để chúng ta có thể dùng tuệ quán nhắm ngay thực tại điểm của giác trí đang là. Vọng tâm và chân tâm cùng ở một tâm. Cái chuyển động là vọng, cái cố định là chân. Cho nên BT Long Thọ nói, cái   đến có thật trong cái đang đến. Vậy cái chân tâm có thật trong cái vọng tâm, hai cái tuy hai mà một, và chân lý không đến từ cái bất động. Vậy, chúng ta nên nhớ, để hàng phục vọng tâm  cũng đồng với pháp vô niệm của Lục Tổ.
 
VII.  Pháp hành
 
a). Dùng giác trí tuệ
 
"Tuệ Giác, là cái Biết sat-na hiện tiền thực hiện bằng cách, [Nhận thức niệm đầu của Cảm Giác về trần cảnh để có Chơn Thức. Rồi tri nhận Chơn Thức nầy để có Giác Trí Tuệ và xa lìa tứ tướng (Với tiền ngũ căn). Với tâm thức, khi vọng khởi (suy nghĩ, tư tưởng, tưởng tượng, nhớ lại v.v...), ta Biết là tưởng thức và xa lìa nó ngay; và cứ như thế, chúng ta ttếp tục tri nhận từng sự việc vô thời gian]." (Phổ Nguyệt)
 
b). Dùng chơn trí (tuệ tri hay biết rõ ràng) để hành pháp dựa theo kinh Trí.
 
-          Tôi biết rõ rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’
 
-          Tôi biết rõ rằng “ sự sanh lấy hữu làm nhân, lấy hữu làm duyên, từ hữu mà sanh, lấy hữu làm gốc’
 
-          Tôi biết rõ rằng, “hữu lấy thủ[7] làm nhân, lấy thủ làm duyên, từ thủ mà sanh, lấy thủ làm gốc.’ Đức Thế Tôn khen rằng:
 
-          Tôi biết rõ rằng, “thủ lấy ái làm nhân, lấy ái làm duyên, từ ái mà sanh, lấy ái làm gốc” Tôi biết rõ  rằng,“có ba cảm thọ; cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ không lạc không khổ. Ở trong đó mà ham muốn, đắm trước, đó gọi là ái’.
 
-          Tôi biết rõ rằ ng, “biết thế nào, thấy thế nào để đối với ba thọ không ham muốn, đắm trước”
 
-          Tôi biế t rõ  ră ng, “ba thọ này là pháp vô thường pháp khổ, pháp diệt. Pháp vô thường tức là khổ; thấy khổ rồi liền không còn ham muốn, đắm trước đối với ba thọ”,
 
-          Tô i biế t rõ  rằ ng, “những gì được cảm thọ, những gì được tạo tác, thảy  đều là khổ
 
-          Tôi biết rõ rằng,” tôi do bội xả bên trong mà diệt tận các ái, không kinh hãi, không sợ sệt, không nghi, không hoặc, thực hành sự thủ hộ như vậy. Thủ hộ như thế rồi không sanh ra lậu bất thiện’-
 
-          Tôi biết rõ rằng, “những kiết sử ấy không tồn tại nơi ta, thực hành sự thủ hộ như vậy; thủ hộ như thế rồi không còn sanh ra lậu bất thiện nữa’.
 
-          Tô i biế t rõ  răằ ng, dâẫ u cho có thể trong hai, ba, bốn cho đến bảy ngày bảy đêm với những lời khác, câu khác mà tôi khẳng định thấy như chơn biết như thật theo ý nghĩa ấy’. vậy.   
 
-          Tôi biết rõ rằng, “Nghĩa ấy. là sự thấu đạt sâu xa về pháp giới  của sự vật khi nói chung cả lý lẫn sự; là chân lý tuyệt đối hay chân như pháp tính là nhân,”     
 
c). Dùng Pháp Ðịnh Niệm Hơi Thở
 
Ðịnh niệm hơi thở là tập trung vào hơi thở tưc là định, rồi dùng trí tuệ (cái biết sat-na hiện tiền) để tận diệt hơi thở.
 
Trong Pháp Tu Chứng Chánh Ðẳng Giác Của Ðức Phãt, bốn pháp Thiền đầu tiên đều dùng định niệm hơi thở nghĩa là Biết (Tuệ Tri) và Chánh niệm với hơi thở, ly duc, ly pháp bất thiện, tịnh chỉ tầm tứ, hỷ lạc sanh, ly hỷ trú xả theo thứ tự các thời thiền từ định niệm tướng đối tượng (ngôn hành); định niệm Thức đối tương (ý hành hay tĩnh thức); định niệm Tánh (trí) đối tượng (trí hành, tĩnh giác); định niệm hơi thở bằng cách vô niệm, bất động (thân hành, thể nhập).
 
Nhẩm biết niệm hay đọc hơi thở (ngôn hành): Ðịnh niệm bằng tướng hơi thở (có lời, có tiếng): Ðịnh niệm bằng thể tướng hơi thở.
Ðịnh Niệm Hơi Thở bằng lời. Biết Nhẫm Ðọc hơi thở.
 
Khi thở vô, “Tôi biết tôi thở vô.”
 
Khi thở ra, “Tôi biết tôi thở ra”
 
* Tức là định niệm hay đọc nhẫm có phát ra lời, có chủ (chủ thể: tôi tức căn tai nhận thức), khách thể (đối tượng là tiếng thở vô và thở ra). Như vậy, sơ định có tầm tứ và hỷ lạc có lời là có tầm, có tướng là có tứ và hỷ lạc.
 
Khi ly dục, ly các pháp bất thiện chứng và  trúThiền thứ nhứt, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ, lời nói được đoạn diệt.
 
2.    Thầm hội biết Thức Hơi Thở (Thức Hành). Ðịnh niệm bằng nhận thức luồng hơi thở (ý thức thầm hội hơi thở)
 
“Biết tôi thở vô
 
Biết tôi thở ra”
 
Chỉ dùng căn ý là chủ  (lặng lẻ) để nhận thức (với ý tác động) hơi thở vô hơi thở ra là khách.
 
Ðó là cách Tĩnh Thức.  Khi có định và  chánh niệm thì  tầm và  tứ  được đoạn diệt chỉ được nội tĩnh nhất tâm. Còn Thức là còn trạng thái hỷ lạc.
 
Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. ...
 
3.    Ngộ nhập biết + ý trí Hơi Thở (Trí hay Tánh Hành). Ðịnh niệm bằng ý trí ngộ nhập hơi thở (tri nhận đối tượng trong trí: ngộ nhập luồng hơi thở
 
  vào cái biết). Biết tri nhận luống hơi thở. Ðịnh và chánh niệm hơi thở nên gọi là Trí Hành  hay Tĩnh Giác.
 
“Tuệ tri tôi biết thở vô
 
Tuệ tri tôi biết thở ra.”
 
Biết rõ hơi thở vô hơi thở ra. Ðịnh và chánh niệm bằng ý trí (ý tác năng)
 
Ðó là Tĩnh Giác về hơi thở. Chỉ có thở vô thở ra được ý trí ý niệm hóa mà thôi.
 
Hành này dùng pháp tánh không (biết=định), dùng trí (tuệ tri) để tri nhận (biết) hơi thở. Còn đối tượng thì còn lạc thọ vì có định của trí (tĩnh giác), nên lạc thọ này không ảnh hưởng đến tâm.
 
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.
 
4. Thể Nhập Cảm giác Vô Ra (Thân Hành: Vô Niệm: không niệm tướng niệm thức cả niệm trí): Pháp bổn như vô pháp: Như là không thở: Thể Nhập chốn tịch tĩnh như nhiên, biết cảm nhận luồng hơi thầm lặng Vô Ra. Năng sở song vong.
 
“Cảm giác vô,
 
Cảm giác ra.”
 
Cảm giác Vô Ra, vì khi nhận dạng cảm giác (bóng dáng) của một đối tượng mà chưa được nhận thức (chưa được đặt tên hay đọc tên) tên đối tượng là chỉ thể nhập nơi tịch tĩnh y nhiên, tức là cảm giác chỗ đối tượng chưa thành hình, chưa có tên (giả danh), đó cũng gọi là tri thức nguyên thủy hay tuệ giác của chân trí. Cảm nhận luồng hơi vô luồng hơi ra mà thôi. Khi không có mặt đối tượng thì làm gì có hỷ lạc trong tâm.
 
Khi xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
 
Chánh Giác (Vô niệm: buông xả}
 
Buông xả và ngưng động: Từng hơi thở tự nhiên tự động hiện hữu rõ ràng: nó-là-nó tại-đó và lúc đó mà thôi, một trạng thái trống rỗng. Vô Niệm
 
Trạng thái thân chứng nhờ thể nhập chốn tịch tĩnh như nhiên
 
Tức là phải trải qua ba giai đoạn trên (huân tập kinh nghiệm thuần thục), để hành giai đoạn thứ tư nầy một cách rốt ráo, nghĩa là vô tướng vô thức và vô trí (hay vô tánh) tức là vô niệm, từng chập hơi thở tự nhiên và tự động vào, ra, hiện hữu rõ ràng rỗng không). Khi Phật đã trải qua ba lối thở trên (kinh nghiệm) là đã đạt được chánh trí rồi như các kinh Phật đã giáo hóa chúng sanh sau này. Ðó là lúc Bồ Tát đã đoạn diệt cảm thọ vui buồn, vượt khỏi ái thủ hữu được minh tâm và giải thoát. Giai đoạn thứ tư này là Pháp mà Phật đã thể hiện được Tánh Giác còn gọi là Pháp Vô Niệm, Buông Xả là không Niệm Tướng , không Niệm Thức và cả không dùng Trí mà ngộ nhập vào từng dòng hơi vô ra tự động hiện hữu tư nhiên rõ ràng  trong trống không. Ðó là Thiền Thứ Tư.  
 
v.v….
 
d). Dùng Ðịnh Niệm Phật hoặc Chú..
 
Tập trung (nhứt tâm) vào lục tự Di Ðà hơặc lực tự Ðại Minh Chú, rồi dùng trí tuệ (cái biết sát na hiện tiền)  để tận diệt lực tự.
 
Thở vô, niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, khi thở ra tôi biết niệm Phật  hoặc,
 
Thở vô, niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng, khi thở ra tôi biệt niệm Chú.
 
Ðịnh niệm hơi thở hay đinh niệm Phật, Chú, hoặc định niệm xứ, miên mật không đứt đoạn  theo thời thiền.
 
VIII. Kết Luận
 
Từ tập trung được nhứt tâm hay tâm được định thì sự hiểu biết thâm sâu hơn. Nhưng những gì tâm gom lại mà không giải quyết để cho tư tưởng được hiểu biết đó lăn trôi theo thời gian làm cho tâm chứa thêm nhiều v ọng tưởng. Cho nên Phật dùng trí tuệ để đoạn diệt dòng tư tưởng này. Chủ đích Kinh Trí đức Phật lý giải một cách sâu sắc về pháp giới đồng thời tuyên bố cứu cánh của trí. Chứng trí  là thực tướng của trí giác, trí tuệ hay trí bát nhã, tức tri thức đúng cái tri thức sai lầm (nhi nguyên) là giải thoát mọi phiền não, nhân duyên chằng chịt, cũng là tự giác và giác tha. Khi tuyên bố chứng đắc trí là đã đoạn tận sự sanh diệt, Chứng trí là một thực tại tuyệt đối là thấy biết như thật như chân. Nhân duyên pháp giới là dòng lưu chuyển của hiện tượng luôn đổi thay, tuy vậy trong cái chuyển động có cái thường hằng bất biến.Trong kinh Trí, Phật giảng rõ ý nghĩa sâu xa về pháp giới, một sự duyên khởi nhân duyên chằng chịt luôn trói buộc con người trong vòng mắc xích của thế giới hiện tượng vô thường, từ đó gom lại tập trung một mắc xích vào nhứt tâm. Khi nhứt tâm bất loạn tức là tâm định và pháp giải thoát  xiềng xích, đó tức sự giải thoát bên trong (hay nội tâm) phải dung trí tuệ để diệt tận  tất cả mọi chấp thủ trong tâm. Chân như pháp giới hay pháp giới duyên khởi, hay chân không diệu hữu là thực tại hiện hữu trong không gian và thời gian. Thực tại duyên khởi này là một hổn hợp chơn thật và giả dối, tốt và xấu, thiện và ác v.v... của tâm thức luôn lôi kéo con người vào vòng lậu hoặc trong dục giới mà phải bị sanh tử luân hồi mãi. Cho nên Phật dạy phải dùng pháp chánh trí tuệ để nhận thức thấy như chơn biết như thật (đệ nhất nghĩa của đối tượng) để xóa những điều không thật, ác, xấu hay vô minh, mới có thể mở ra thế giới tuệ giác vượt khỏi đám mây mù vốn che lấp bản thể trong sáng của chơn tâm,Rèn luyện trí tuệ là một chuổi dài tu tập; chân trí, thấy như thật biết như chân, liểu tri ý nghĩa sâu xa của pháp giớ (định tâm), là sự hiểu biết rõ nhân duyên quả của các pháp, để hoàn thiện trí giác (giác trí tuệ) và giới luật, đó là phạm hạnh đã vững, nhưng chưa đủ, còn phải không còn tái sanh, tức không còn sanh diệt, không lập lại nữa, khi nhân duyên đoạn diệt là thể nhập thế giới chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh. Ðó mới là công năng hoàn hão của trí tuệ.
 
Tham khảo
 
Ðiều Giác Ngộ 5. Kinh Bát Ðại Nhân Gíac. Phổ Nguyệt, đăng trong website Tạng Thư Phật Học.
 
Kinh Na Tiên Tỳ Kheo. Cao Hữu Ðính dịch Việt từ Pali, đăng trong website Tạng Thư Phật Học: http://www.tangthuphathoc,net
 
Kinh Trí: Thực Tướng Nhân Duyên Của Pháp Giới. Phổ Nguyệt, trích trong website Tạng Thư Phật Học.
 
Pháp Tu Chứng Chánh Ðẳng Giác Của Ðức Phật. Phổ Nguyệt, trích trong Tạng Thư Phật Học.
 
Trí Tuệ  Trong Ðạo Ph ật.Thiền Thất Viên Giác. Thích Thông Huệ, trích trong website Quảng Ðức (Phật Học 1):   http://www.quangduc.com
 
Thực Tại Và Chí Ðạo (Tử Thư Tây Tạng, Tử Thư Sống Chết). Phổ Nguyệt, trích trong website Tạng Thư Phật học.
 
 Phổ Nguyệt

Bài viết khác

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 0389.977.999
Hotline     : 0389.977.999
Email: phongthuysongha@gmail.com
Địa chỉ: Trung tâm Thương mại Hyundai - Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Nội - Việt Nam


Xem lịch âm
Tháng     Năm  

Liên kết nhanh

Website liên kết: https://topchuyengia.vn