Phương pháp xem tướng


PHƯƠNG PHÁP XEM TƯỚNG

I- NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN TRONG PHƯƠNG PHÁP XEM TƯỚNG 

Phương pháp xem tướng của Á Đông có tính cách toàn diện và tổng hợp. Toàn diện ở chổ tất cả các bộ vị trên khuôn mặt, trên thân mình, những nét tướng động tác và tinh thần đều phải được quan sát. Như thế, với ý nghĩa toàn diện, ta phải quan sát từ chân lên đến đỉnh đầu, từ phía chính diện lẫn trắc diện

Về mặt Tổng Hợp, ta chú trọng nhiều ở chỗ phối hợp tất cả các bộ vị: Đi từ chỗ phối hợp các điều quan sát ở các bộ vị tiến tới những bộ phận lớn hơn. Từ những bộ phận kết hợp đó ta đi đến toàn thể con người. Tổng hợp còn có ý nghĩa là phối hợp những điều quan sát rút tỉa phần hình tướng về phẩm lẫn lượng với phần tâm tướng. Chỉ sau khi cân ưu và khuyết điểm của cả hai phần tâm tướng và hình tướng người ta mới có thể đưa ra phần nhận định có tính cách đúc kết tức thời (immédiat) về một cá nhân. Phép xem tướng Á Đông đề ra một số định tắc giản ước có tính cách hướng dẫn. Người xem tướng muốn việc quan sát được coi là đầy đủ phải hướng việc quan sát của mình vào mười trọng điểm. Trong các sách tướng ngày xưa, người ta thường mệnh danh đó là thập quan gồm các điểm trọng yếu sau đây:

- Sự uy nghi: Nói một cách tổng quát, uy nghi là những gì con người một cá nhân tỏa ra ngoài, khiến cho người khác nhận thức được và tạo ở người khác một ấn tượng kiêng nể, không dám đem lòng khinh mạn. Thường thường sự uy nghi đường bệ này phần lớn do ánh mắt tạo ra nhưng không chỉ có ánh mắt mà ở toàn thể cốt cách, cử chỉ hay nói một cách rộng rãi là tác phong của một cá nhân

- Tính cách hậu trọng và hòa cái: Tính cách hậu trọng bao gồm cả hai lĩnh vực vật thể lẫn tinh thần và có nghĩa là thân hình vững vàng, tinh thần ổn cố gây cho người ngoài một sự tin cẩn, một cảm tưởng có thể nói là an tâm nơi mình. Ví dụ như một người lúc nào cũng giữ được tác phong ung dung thư thái trước bất cứ hoàn cảnh nào, sắc mặt lúc nào cũng điềm đạm không hốt hoảng, hoang mang là kẻ được tướng học xem là tướng hậu trọng

Còn hòa ái là sắc diện, cử chỉ, thái độ ngôn ngữ của ta khiến người khác được thoải mái, thích tiếp cận nhưng không dám khinh lờn hoặc vì cưỡng ép mà tới 

- Thẩm định sự thanh trọc: Sự thanh trọc nói ở đây có nghĩa là Thanh hay Trọc phải đúng mức, vì Thanh đi quá đà sẽ trở thành hàn. Trọc đi quá đà sẽ trở thành thô và chỉ khi nào có hàn và thô mới coi là xấu

- Nếu trong một cá nhân có cả thanh lẫn trọc, ta phải tìm xem đó là cách Thanh trung hữu hay cách Trọc trung hữu thanh. Đến đây ta lại trở về các chi tiết đã trình bày ở chương nói về Thanh Trọc

- Quan sát cách cấu tạo xương đầu và trán: Đầu, dưới nhãn quang tướng học Trung Hoa, được xem là nơi cao quý nhất của thân tướng học ít khi nói đến đầu mà lại nói đến trán. Hơn nữa phần đầu được nói đến phần nhiều lại có tính cách hoang đường chỉ có một phần nhỏ đáng lưu ý. Đại khái, muốn được coi là cát tướng thì xương não hậu phải nổi tròn, xương hai bên phía tai phải nảy nở một cách cân xứng. Ngoài ra chiều cao và khối lượng của đầu phải tương xứng với toàn thân, không được quá lớn cũng không được quá nhỏ. Thái quá hay bất cập đều là hung tướng, dù Tam Đình có bình đẳng, Ngủ nhạc có triều quý đi nữa, thì những sự bình đẳng, triều quý đó cũng chỉ là những cái tốt chi tiết trong một cái xấu tổng quát, chỉ được ngọn mà mất hẳn gốc

Về trán, phần này được phân tích khá đầy đủ ở chương đầu, quyển I, bạn đọc chỉ cần xem lại phần đó là đủ. Điểm cần nói ở đây là Trán cũng phải theo một quy tắc trung dung như trên, nghĩ là phải tương xứng thích nghi với đầu. Quá rộng hay quá 

thấp hẹp, đều không đưa đến hậu quả tốt đẹp thật sự vì cao quá thường lao tâm tổn thọ, quá thấp hẹp thì ngu độn vất vả

- Quan sát ngũ nhạc và tam đình: Tam Đình và Ngũ Nhạc tuy danh xưng khác nhau nhưng thật chất lại là một. Tam đình đứng về phương diện phân chia tổng quát khuôn mặt một cách võ đoán, còn Ngũ Nhạc là đứng về phương diện phối trí các khu vực xương nổi cao trên khuôn mặt. Tất cả những ý nghĩ chính yếu của Tam Đình, Ngũ Nhạc đã được nói khá đầy đủ ở quyển I, những điểm cần phải bổ túc về kỹ thuật sẽ được trình bày ở mục III, khi chúng ta đề cập đến kỹ thuật xem tướng theo thời gian ở những trang sau. Ở đây bạn đọc chỉ cần nhớ lại một vài điểm yếu sau đây mà thôi:

- Chiều dài lý tưởng là ba Đình phải xấp xỉ bằng nhau và không có Đình nào được lệch lạc

- Ngũ nhạc cần phải triều củng, nghĩa là Mũi phải ở ngay chính giữa đường phân chia khuôn mặt theo chiều dọc, không được lệch sang trái, sống mũi phải ngay thẳng và không được sát với mặt phẳng của mặt. Chuẩn đầu phải cao hơn tất cả các phần khác của lông mày, xương Lưỡng quyền phải vuông vức đầy đặn không được lệch. Những điểm chính yếu sau trên về Tam Đình, Ngũ Nhạc chính là tướng thư gọi là bình đẳng và triều quy. Thông thường về mặt mạng vận của kẻ suốt đời bình an, đủ ăn, đủ mặt, ít gặp ba đào khủng khiếp

- Quan sát hình dạng, phẩm chất của Ngũ Quan và Lục Phủ: Trong chương đầu quyển I và những chương kế tiếp, soạn giả đã giới thiệu đầy đủ về các bộ vị trên, nên ở dây chỉ cần lưu ý một vài điểm kỹ thuật liên quan đến thầm định chuyên biệt mà thôi

- 1. Quan sát lục phủ muốn cho chính xác phải nhìn nghiên chứ không nên nhìn thẳng phía trước vì các phần này thuộc về phần chính diện. Do đó, việc quan sát chính diện chỉ có tính cách phụ đới nhằm bổ túc cho lối nhìn trắc diện. Trái lại, trong phép quan sát ngũ quan (trừ cặp tai không đáng kể ), trắc diện chỉ có tính cách bổ túc, chính diện quan sát mới đóng vai trò quan trọng

- 2. Tuy người ta nói rằng lục phủ cần phải nảy nở, ngũ quan thì phải toàn mỹ, kỵ lộ nhưng những điều đó chỉ có giá trị tương đối không hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp, ví dụ như:

- Về mắt, chỉ có người Mộc, người Kim, người Thổ mới kỵ lộ nhãn, còn người Hỏa thì lại không kỵ miễn là đừng lộ thần là được

- Về Tai, Người Mộc không kỵ tại Mộc, Tai Viễn Vũ nhĩ cho người Hỏa thì tai phản nhỉ, tai Hỏa càng lộ bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu 

- Về Mũi, người Mộc không kỵ các loại Mũi gầy miền là không được thấp gãy, người Hỏa không hề kỵ Mũi lộ không

- Về Miệng, người loại Miệng cực kỳ quý đối với người Thổ, Kim, Thủy do vậy người Hỏa lại thành xấu. Trái lại, người hình Hỏa không hề kỵ lộ xỉ, lộ hầu

- Về Lông Mày, người Hỏa, người Thủy, không cần phải mi trường quá mục, lộ và đoản mi đối với người Hỏa lại là hợp cách

- Quan sát các bộ vị trên thân mình: bụng, ngực, lưng, eo, vú rốn ...

- Quan sát các nét tướng tứ chi: Tất cả những nét tướng của cả hai trọng điểm kể trên đã được trình bày đầy đủ trong quyển I, nên ở đây miễn nhắc lại. Độc giả chỉ cần tham chiếu những đoạn liên quan hai trọng điểm trên là có đủ yếu tố để phán đoán 

những đặc điểm về cá tính và vận mạng của một cá nhân qua những nét tướng về thân hình và tứ chi

 

- Quan sát âm thanh và tâm hồn: âm thanh trong tướng học đóng một vai trò quan trọng trong việc đoán thọ yểu, hiền ngu, quý tiện.

Nguồn gốc nguyên thủy của âm thanh là khí. Aâm thanh hùng mạnh, ổn cố có nghĩa là khí cũng ổn cố. Thế mà khí, theo nhãn quang tướng học của tướng lý Á Đông là gốc rẽ của sự thọ yểu, nên âm thanh sung mãn thì con người đó có rất nhiều triển vọng sống lâu, âm thanh suy nhược, trì trệ thì hy vọng trường thọ rất mong manh

Ngoài vấn đề thọ yểu, người rành thẩm âm có nhờ âm lượng và âm điệu mà đoán được phú quý bần hàn của một cá nhân nữa

Đại khái tiếng nói vang dội và to lớn như tiếng sấm, trầm và ngân vang như tiếng chuông chùa, thanh cao như tiếng khánh ngọc vui vẻ tự nhiên như tiếng ngọc reo trên mâm bạc đều là loại âm thanh cực quý chủ về thông minh, quý hiển. Nói tóm lại, tiếng nói đầm ấm trong trẻo, âm lượng phong phú là dấu hiệu phú quý bất kể mặt mũi xấu xí, bộ vị khuyết hâm hoặc thân mình nhỏ bé.

Tóm lại, thân hình lớn mà tiếng nhỏ hoặc tiếng lớn mà không có âm lượng, giọng rè như phèng la, khô khan chói tai đều là dấu hiệu của kẻ tâm tính hạ tiện, ngu độn, khó mong thành đạt

Còn bàn về tâm hồn, ở đây ta chỉ muốn nói đến tâm tính hiểm độc hay thiện lương, hẹp lượng hay bác ái do các cử chỉ, thái độ bộc lộ ra ngoài. Tâm tướng được gọi là cái gốc của hình tướng, tâm biến cải thì hình (hiểu theo nghĩa rộng là những gì cótính cách vật thể nơi con người ) cũng biến đổi theo. Tướng hình cốt để qua hình mà xét đến tâm nên người xưa đặc biệt quý trọng phần tâm tướng. Vì vậy, Ma Y mới nói: "Vì quan huỳnh mạo, tâm tướng tâm điền ": (Chưa cần quan sát hình hài, mặt mũi hãy quan sát tâm tính trước đã ). Dưới nhãn quan tướng học Á Đông, tinh thần khí phách và âm thanh là phần tướng nội tại thuộc về lĩnh vực tâm tướng

- Quan sát thân hình để xem cá nhân đó thuộc loại hình gì: Trọng diểm này bao gồm những loại hình tướng căn bản thường hay biến cách. Chính thường thì phép phânloại theo Ngũ hành hình tướng được coi là căn bản: biến cách thì xem cá nhân đó thuộc hình dáng cầm hay thú điển hình

 

II. CÁC TƯỚNG PHÁI 

Cũng như trong bất cứ học thuật nào khác, các tướng học gia cũng đưa ra nhiều quam điểm khác nhau về loại tướng, về phép xem tướng. Tựu trung căn cứ theo tiêu chuẩn hình tướng và tâm tướng về những điểm trọng yếu, ta thấy có hai học phái khác nhau. Về những điểm lý thuyết hầu hết đều công nhận phương pháp xem tướng không đi ra ngoài mười trọng điểm quan sát được nêu ở mục A kể trên nhưng thứ tự ưu tiên từng trọng điểm dưới nhãn quang của từng học phái lại biến đổi tuỳ theo người xem tướng đứng về mặt cá nhân để phân tích cá nhân hay đứng trên cương vị của xã hội để lượng định khả năng cá nhân đó hầu phục vụ cho xã hội

a) Tướng phái trọng hình thức: 

Người được xem như đại diện cho tướng phái này là Lã Thuần Dương một đạo sĩ nổi tiếng đời Đường. Đứng trên cương vị cá nhân để xem tướng cho một cá nhân, những điều khám phá ở một cá nhân phần lớn là qua những nét tướng vật thể nhằm phục vụ cho chính lợi ích của cá nhân người được xem tướng. Trong thiên biên khảo nhan đề Tướng pháp nhập môn. Lã Thuần Dương đã liệt kê các tiêu chuẩn về phương pháp xem tướng theo một thứ tự sau:

1. Đầu tiên phải quan sát hình tướng tổng quát để biết cá nhân đó thuộc loại gì trong ngũ hành hình tướng với tất cả những phối hợp về phẩm cũng như lượng của từng loại (thuần cách hay tạp cách, có hội đủ những điều kiện tất yếu của thuần cách hay không ). Nếu là tạp cách thì sự phối hợp chủ yếu bị khắc chế hay thuận hảo ...

2. Bước kế tiếp là quan sát sự cấu tạo của cốt cách, xem tướng của toàn thân có thuận lợi với nguyên lý âm dương ứng dụng trong tướng học không. Sau đó là phần định thần, khí để biết tranh trọc

3. Bước thứ ba là quan sát khuôn mặt như Tam Đình, Ngũ Nhạc, Lục Phủ, Tứ Đậu

4. Bước thứ tư là quan sát ngôn ngữ, cử động tức quan sát con người qua những nét tướng, âm thanh và cách thức đi, đứng, nằm, ngồi ....

Tất cả những bước trên giúp cho người quan sát có 1 ý niệm bao quát về tướng cách của một cá nhân, giúp ta giải đoán được một

5. Cuối cùng để biết chi tiết về may rủi hàng năm, ta phải quan sát phần khí sắc của bộ vị 

Cũng như đại đa số các tướng thuật gia cổ điển khác, Lã Thuần Dương tin rằng Tâm năng sinh Tướng (với nghĩa tướng đặc biệt ở đây là hình tướng). Hình tướng tuy được coi trọng là phần căn bản để từ đó suy ra tâm hồn, thông minh , đần độn quý tiện thọ yểu nhưng hình tướng theo tâm mà biến chuyển có thể từ tốt ra xấu, từ xấu ra tốt nên Lã Thuần Dương không câu nệ người ta vào các điều chỉ dẫn đại cương của ông mà phải nghĩ rằng hình tướng của một của một cá nhân nay vậy mai khác. Cho nên ta có thể nói rằng hình tướng của Lã Thuần Dương là hình tướng sinh soạn giả biến thiên theo thời gian và tâm linh, muốn theo sát sự biến chuyển của phần hình tướng không thể bỏ qua phần tâm tướng

b) Tướng phái Tinh thần khí phách 

Khởi nguyên của tướng phái này có lẽ có từ lâu đời. Ngay từ thời nhà Chu cách đây khoảng hơn 2500 năm, Tư Mã Thiên đã chép là quan đại phu nước Tấn. Cô Bố Tử Khanh có biệt tài xem tướng chỉ nhìn khí phách con người là đủ đoán được công danh, sự nghiệp sau này của cá nhân đó. Tiếc rằng Cô Bố Tử Khanh không để lại một dấu vết gì về phép xem tướng độc đáo kể trên cả

Đến đời Thanh, tác giả Phạm Văn Viên đã nêu lên quan niệm Khí Phách và cho đấy mới là phần căn bản của Tướng học, hình hài bộ vị không quan trọng nhưng thủy chung ông vẫn còn đứng trên cương vị cá nhân để xem tướng cá nhân. Vào đời Thanh trung hưng, Tăng Quốc Phiên là người đứng đầu trên cương vị xã hội không lấy tinh thần và khí phách làm trọng điểm trong việc xem tướng để lựa người có khả năng phục vụ quốc gia. Trong việc xem tướng, Tăng Quốc Phiên đã gạt hẳn những điều huyễn hoặc nhuộm màu triết lý siêu hình của tướng học cổ điển, ông không để ý đến hình hài bộ vị. Do đó, ta có thể coi Phạm Văn Viên và Tăng Quốc Phiên là các đại diện sáng giá nhất của tướng phái tinh thần ­ khí phách trong tướng học Á Đông hiên nay Trong phần nói đến Khí Phách, soạn giả đã có dịp nhắc đến Phạm Văn Viên và đã thử triển khai ý niệm Khí Phách của tướng học từ cuốn Thủy kinh tập cho đến các tác phẩm trọng yếu của tướng phái Tinh Thần ­ Khí Phách theo quan điểm của Tăng Quốc Phiên nhưngý nghĩa gói ghém trong các trọng điểm đó. Phép xem tướng của Tăng Quốc Phiên có thể thu gọn vào sáu trọng điểm sau đây:

1. Muốn biết một cá nhân thuộc loại chính hay tà thì quan sát Mắt và Mũi 

Lòng dạ ngay thẳng hay thiên lệch phần lớn được bộc lộ ra ánh mắt. Điều này phù hợp với những kinh nghiệm của nhân loại từ Đông sang Tây. Tục ngữ Pháp có câu : "Con mắt là tấm gương của tâm hồn". Phương ngôn Trung Hoa cũng có câu nói tương tự: "Xem người ta thì xem ngay cặp mắt". Như vậy căn cứ vào ánh mắt ta có thể biết được một cách khá chính xác tâm tính của một cá nhân, miễn là ta phải có tài quan sát và óc phán xét nhạy chính xác và vô tư

Ngoài ra, ngay nay cũng như ngày xưa, ai củng công nhận con ngưòi cơ thể chính thường thì thông thường tâm tính củng ở mức chính thường ít khi có những thái quá bất cập. Thế mà Mũi là bộ phận trung ương của khuôn mặt nếu không ngay ngắn cân xứng thì đựơng nhiên lệch lạc, đưa đến sự thiên lệch của tâm hồn. Kinh nghiệm ngàn xưa cho thấy, chưa từng có kẻ nào ngũ quan lệch lạc mà tâm tính ngay thẳng bao giờ

Dó đó muốn biết cá nhân tâm tính ra sao, ta chỉ cần quan sát nhãn quang và cấu tạo của Mũi là có tạm đủ dữ kiện để phán đoán ít khi sai lầm 

2. Muốn biết tâm sự của kẻ đối thoại thực hay là hư thì quan sát cử chỉ, động tác (đặc biệt là động tác của môi, miệng )

Thông thường kẻ không quen nói dối khi phải dối trá thì môi miệng lúng túng, lập cập không được được tự nhiên như lúc bình thường. Đó thường một hiện tượng bên ngoài phản ánh nội tâm không được yên ổn. Do đó, người quan sát có cặp mắt sắc bén chỉ cần quan sát động tác của làn môi, khoé miệng cũng có thể đoán được phần lớn thực hư của nội dung câu chuyện

Suy rộng ra, trừ một vài trường hợp quá đặc biệt của những kẻ có bản lĩnh và đã được huấn luyện thuần thục làm chủ được động tác và tình cảm không kể, một kẻ bịa đặt ra câu chuyện trái ngược lại thật sự bao giờ cũng để lộ nhiều sơ hở trong lúc thuật chuyện qua ngôn ngữ, cữ chỉ không được tự nhiên. Chuyện càng quan trọng, càng liên quan đến quyền lợi sinh tử hay sinh mạng của đương sự bao nhiêu thì sự mất tự nhiên càng dễ lộ ra bấy nhiêu

3. Muốn biết công danh sự nghiệp tương lại thành bại như thế nào thì nên xem tinh thần, khí phách Khí phách hiên nganh là dấu hiệu bên ngoài của người có thực tài thực lực. Họ tự tin là với khả năng, tài trí của họ. Họ đủ sức tự tồn, tự lập nên không cần luồn cúi kẻ khác. Càng có dị tài thì thừơng hay có dị tật cũng như tướng ngựa có câu châm ngôn : "Ngựa hay thường cóchứng". Tinh thần là nguồn động lực thúc đẩy nuôi dưỡng ý chí con người. Yù chí mạnh mẽ thì có thể suy ra tinh thần mạnh mẽ và ngược lại. Người có khí phách hiên ngang, tinh thần cương nghị và nhẫn nại điềm đạm thì sẽ hội đủ điều kiện chủ quan tất yếu thi thố được chí nguyện bình sinh của mình, từ việc nhỏ đến việc lớn. Do đó, họ có rất nhiều triển vọng thành đạt trong bất cứ công việc gì đang làm hay sẽ làm. Những kẻ có tinh thần khí phách như vậy nếu có đủ điều kiện khách quan tối thiểu sẽ chắc chắn thành công trên bước đường mưu cầu công danh sự nghiệp. Sách Nhân luân đại thống nhất của Trương Hành Giản đời Minh đã dựa trên lập luận này khi viết: "Thành bại tại ư quyết đoán chjí trung". Chính vì cho rằng tinh thần khí phách là các yếu tố căn bản của phép xem tướng đoán người nên tướng học đã có câu châm ngôn : "Có khí phách thì tạo ra được côngdanh sự nghiệp". Câu nói đó hàm ý có khí phách hiên ngang hoang dại, tinh thần vững mạnh thì sẽ thành công

4. Xem xét cách xử trí công việc không gì bằng quan sát ngôn ngữ 

Ngôn ngữ có công dụng là biểu lộ nội tâm của mình cho người khác hiểu. Càng có chức vụ thì muốn cho công việc mà mình được giao phó sứ mạng điều khiển đôn đốc được hoàn hảo thì người đó càng phải sử dụng ngôn ngữ cho minh bạch để diễn tả được đúng đắn và đầy đủ ý muốn cho thuộc cấp hiểu thấu. Ngôn ngữ thiếu thứ tự, mạch lạc, chứng tỏ ý tưởng lộn xộn, tâm tính thiếu minh bạch quyết đoán thì làm sao thực thi đúng mức

Nói tóm lại muốn xem xét một kẻ nào đó có biết cách xử trí công việc hay nói cho dễ hiểu là liệu xem công việc có thành tựu được không chỉ cần nghe ngôn ngữ của kẻ đó: trình bày công tác định làm có rõ ràng, đầy đủ hay hồ đồ, hứng khởi hay uể oải, cương quyết hay do dự, khái quát hay tỉ mỉ ... Chỉ căn cứ vào đấy, người rành quan sát tâm lý và tinh thần khí phách có thể đoán trước được là công việc sẽ thành hay hỏng

5. Muốn biết cuộc đời có thường hay bị chìm nổi hay không thì xem chân cẳng 

Chân cẳng có liên hệ mật thiết tới khí lực: khí lực sung mãn thì chân cẳng vững vàng, tinh thần ổn cố. Sự chìm nổi cuộc đời có nghĩa là công việc thường hay vấp váp thất bại là vì tinh thần hốt hoảng, đầu óc không tỉnh táo, không vững tâm bền chí, không biết quyết đoán. Tất cả những dữ kiện này b ắt nguồn từ khí lực bất túc

Qua ý nghĩa của các sách vở, khí lực là căn nguyên của tinh thần khí phách. Trong đoạn luận về Thần hữu dư của Ma Y đã nói: "Đi vững vàng thanh thản như nước chảy, đứng chắc chắn như ngọn núi sừng sững giữa đồng là một trong các dấu hiệu chỉ về thần khí sung mãn". Kẻ thần khí sung mãn thì lâm sự cương nghị, lúc nào cũng bình tĩnh sáng suốtt, không biến đổi tiết tháo. Như vậy trong việc mưu tìm công danh, đại sự ít khi lâm vào cảnh thất bại

6. Muốn biết thọ yểu nên xem móng tay 

Người trường thọ tất nhiên huyết dịch sung mãn: sự tương quan giữa sự sung mãn của huyết dịch với hình thể và máu sắc của móng tay là rất mật thiết. Ơû đây ta chỉ đứng về phương diện màu sắc của móng tay mà xét

Đại khái, móng tay có những vết nhỏ chứng tỏ rằng huyết dịch bất túc. Màu xanh xám hoặc đen là dấu hiệu khí huyết suy nhược trầm trọng, các vệt bất thường hoặc hồng lẫn lộn là biểu hiện bề ngoài của của khí huyết bất túc. Toàn thể cả móng tay đều xanh xám là khí sắc bề ngoài của huyết dịch thiếu thốn trầm trọng. Sắc càng xấu thì dấu hiệu suy nhược càng rõ. Do dđã người như thế không thể sống lâu

Ngược lại móng tay hồng nhuận đều khắp một cách tự nhiên là dấu hiệu chắc chắn của khí lực tiềm tàng sung mãn, huyết dịch tốt đương nhiên trường thọ

Nói một cách khác đây là quan điểm độc đáo về tướng học của Tăng Quốc Phiên và công dụng của phép đoán khí sức được dùng một cách khoa học trong lảnh vực tương quan giữa khí sắc và con người ở một lĩnh vực mà tướng học cổ điển chưa đề cập đầy đủ. Mọi ý nghĩa thần bí về vận mạng qua khí sắc của người xưa đều bị gạt bỏ. Quan điểm này của Tăng rất phù hợp với kiến thức y học hiện đại và vô tình giữa nhận định của khoa Thủ tướng (chiromancie) của Tây Phương hiện nay và nhận xét tăng cách hơn một thế kỷ giống như một cách kỳ lạ, gần như phóng tác nhau vậy

Tướng tuỳ tâm sinh - Tướng tuỳ tâm diệt, tướng tốt xấu là ở cái tâm con người!


Bài viết khác

Thông tin liên hệ

Điện thoại: 0389.977.999
Hotline     : 0389.977.999
Email: phongthuysongha@gmail.com
Địa chỉ: Trung tâm Thương mại Hyundai - Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Nội - Việt Nam


Xem lịch âm
Tháng     Năm  

Liên kết nhanh

Website liên kết: https://topchuyengia.vn