Ngoại trừ Thất Chính – Cửu Diệu và Tuệ tinh, các ngôi sao khác đều đứng yên tương đối trên bầu trời, và hằng đêm cả “tầng trời Liệt Túc” đó đều từ từ xoay quanh một điểm cố định, mỗi ngày lại dịch đi một chút, và sau một năm thì quay trọn một vòng. Điểm đó gọi là Thiên Cực, và vì ở phía Bắc nên gọi là Bắc Thiên Cực. Thiên Cực, do đó được gọi là Trung Thiên – trung tâm của bầu trời.
Các vua Trung Hoa cho mình là ở giữa mặt Đất, nên tự nhận miền đất mình đang cai trị là Thiên hạ, Trung quốc, Trung nguyên, còn mình là Thiên tử. Khi đó Kinh đô là Trung tâm mặt đất, ứng với Bắc Thiên Cực là trung tâm bầu trời. Giữa hai điểm đó là Trục trời đất. Tư tưởng coi mình ở Trung tâm trái đất không xa lạ gì với các nền Văn minh khác. Trong suốt mười mấy thế kỷ, người phương Tây vẫn cho rằng thành thánh Jerusalem là trung tâm thế giới, 3 châu Âu, Á, Phi xòe ra như 3 cái lá; người Hồi giáo cũng coi Mecca là tâm thế giới. Trước đó, người Hy Lạp cho núi Olymper là nơi Thiên đình ở, cũng như người Ấn Độ cho núi Meru (Tu Di) huyền thoại là Trục Vũ trụ, xuyên xuống bên ở bờ sông Hằng.
Trong khi người Hy Lạp quan tâm đến các chòm sao nằm trong Hoàng đới thì người Trung Hoa lại quan tâm nhiều hơn đếnThiên Cực. Dưới mặt đất chia ra Cửu châu(1) Ngũ phục, thì trên trời cũng chia làm Cửu trùng các khu vực tinh tú. Chỉ có điều Trời thì quay quanh Thiên Cực còn Đất thì cố định. Một điều lưu ý nữa là phương vị trên trời ngược với dưới mặt đất, tức phía Đông ở bên trái, Tây bên phải, Nam ở trên còn Bắc ở dưới.
Đồ hình Thiên tượng: Ở giữa là Tam viên, xung quanh là 28 Tinh tú
|
|
Ngũ phục là 5 vùng tính từ Trung tâm (kinh đô) ra với khoảng cách 500 dặm: Điện phục là vòng trong cùng nơi vua ở, Hầu phục là vòng tiếp theo, cho các quan và chư hầu, Tuy phục cho dân cư và quân sự, Yêu phục và Hoang phục là các vùng ngoài. Tương tự, trên bầu trời cũng được chia thành các khu vực. Ba khu vực ở giữa là Tam Viên, gồm Tử Vi, Thái Vi, Thiên Thị, tiếp đó là vòng của Nhị thập bát Tú, các chỗ trống còn lại là Thiên Cương Địa sát.
Viên nghĩa là bức tường vây, Tử Vi, Thái Vi và Thiên Thị đều có các chòm sao vây lại. Tú là tòa nhà lớn. Như vậy nói đến Tú là chỉ nói đến 28 chòm mà thôi.
Các chòm sao trong tiếng Hán gọi là Tiểu tinh quan hoặc Tinh tọa. Nhưng có một số ngôi sao đứng riêng mà không được xếp vào chòm nào cả.
I. Tử Vi
Tử Vi là khu vực trung ương có hình tròn, vây quanh Thiên Cực, cách một góc khoảng 40 độ, là tượng trưng cho Thiên Cung. Tử là màu tía, màu của huyền bí, kỳ diệu, Vi là cây hoa, Viên là khu tường vây. Đây là nơi ở của Thiên Hoàng Thượng đế, hoặc Trung thiên Bắc Cực Tử Vi đại đế (ông Bắc đẩu), chuyên về Sinh mạng con người. Có lẽ vì thế mà cung cấm các vị Hoàng đế đều gọi là Tử cấm thành, dù nó không có màu tím.
Trong Tử Vi viên có trên 160 sao, chia thành gần 30 chòm và một số sao độc lập. Hình ảnh của cả một Hoàng cung hiện ra, với đủ các thành tố: Hoàng tộc (Đế, Thái tử, Hậu cung), người hầu hạ (Ngự nữ, Thượng tể), quan lại (Thượng thư, Tam công, Tướng quốc(2)), lực lượng bảo vệ (Thượng vệ, thiếu vệ), các cơ quan phục vụ Triều đình (Đại lý - Tòa án, Nội trù - bếp, Nhà lao, nhà Khách, giường…).
Cung Tử vi trong bản đồ Đôn Hoàng. Vị trí màu đỏ là Bắc Cực. Bản đồ có thể không có một số ngôi sao mà danh sách 1744 liệt kê hoặc không trùng khớp
|
|
Dưới đây là danh sách các chòm sao và sao riêng trong vòng Tử Vi, theo thư tịch đời Thanh, 1744, con số trong ngoặc là số sao của chòm. Bốn chòm quan trọng nhất thì các ngôi sao đều có tên riêng, các chòm khác thì sao chỉ đánh số thứ tự (nhất, nhị, tam…) Một số ngôi tuy ở gần các chòm nhưng không thuộc về chòm đó, được đánh thứ tự riêng.
Các Tiểu quan tinh trong Cung Tử Vi
1. Bắc Cực (5 sao Thuộc chòm Ursa Minor – Tiểu Hùng)
i. Thái tử sao g
ii. Đế sao z
iii. Thứ tử sao e
iv. Hậu cung sao d - Yildun
v. Thiên cực sao a - Polaris
2. Tứ phụ (4 sao)
3. Câu Trần (6 sao)
a. Thiên Hoàng Đại đế
4. Thiên Trụ (5 sao)
5. Ngự Nữ (4 sao)
b. Nữ sử
c. Trụ sử
6. Thượng Thư (5 sao)
7. Thiên Sàng (6 sao)
8. Đại Lý (2 sao)
9. Âm Đức (2 sao)
10. Lục Giáp (6 sao)
11. Ngũ Đế Nội Tọa (5 sao)
12. Hoa Cái (7 sao)
13. Cống (9 sao)
14. Tử Vi Tả viên (8 sao), gồm
i. Tả Xu
ii. Thượng tể
iii. Thiếu tể
iv. Thượng bật
v. Thiếu bật
vi. Thượng vệ
vii. Thiếu vệ
viii. Thiếu thừa
15. Tử Vi Hữu viên (7 sao)
i. Hữu xu
ii. Thiếu úy
iii. Thượng phụ
iv. Thiếu phụ
v. Thượng vệ
vi. Thiếu vệ
vii. Thượng thừa
d. Thiên Ất
e. Thái Ất
16. Nội Trù (2 sao)
17. Bắc Đẩu (7 sao - thuộc chòm Ursa Major – Đại Hùng)
i. Thiên xu sao a - Dubh
ii. Thiên toàn sao b -Merak
iii.Thiên cơ sao g - Phecda
iv. Thiên quyền sao d - Megrez
v. Ngọc hoành sao e - Alioth
vi. Khai dương sao z - Mizar
vii. Dao quang sao h - Alkaid
f. Phụ tinh: cạnh Khai Dương - Alcor
18. Thiên Thương (3 sao)
h. Huyền qua
19. Tam Công (3 sao)
k. Tướng quốc
20. Thiên Lý (4 sao)
m. Thái Dương thủ
n. Thái tôn
21. Thiên Lao (6 sao)
22. Thế (4 sao)
23. Văn Xương (6 sao)
24. Nội Cấp (6 sao)
25. Tam Sư (3 sao)
26. Bát Cốc (8 sao)
27. Phó Xá (9 sao)
28. Thiên Trù (6 sao)
29. Thiên bồi (5 sao)
(Về vị trí chính xác của các vì sao trong vòng Tử Vi, có thể xem phụ lục)
Nhìn tổng thể Cung Tử Vi, có thể thấy đó giống như một khu vực Thiên cung của Thượng đế. Hai bên trái phải là hai bức tường vòng Tả hữu Tử Vi viên, do các vị thiên quan tối cao như Tể, Phụ, những thiên thần Vệ, Thừa, Úy. Cửa phía trước được bảo vệ bởi Bắc Đẩu Thất tinh, phía sau là khu để báu vật. Giữa Tòa cung đó là Thiên Cực có 4 ngôi sao canh gác, liền trước là ngôi bản mệnh Hoàng gia: Vua ở giữa hai con là Thái tử và Thứ tử, tiếp đến là Hậu cung. Thiên Hoàng Thượng đế ngự ở giữa các lớp màn trướng, trước có Ngự nữ, Nữ sử đứng hầu, phía sau là 6 vị thần tướng bảo vệ, một bên là chỗ của Ngũ Đế (3), bên kia là 5 vị Thượng thư chầu. Trong cung đó có Âm đức, có Thiên lý tượng trưng có Uy đức và Quy luật của trời.
Bên ngoài hai bức tường là các khu hỗ trợ: nơi xử án (Thiên lý), nơi học tập (Văn Xương), nhà bếp (Thiên trù), kho lương thực (Bát cốc), nhà giam (Thiên lao), nhà khách (Phó xá), phù trợ (Thiên bồi),…, sát ngoài vòng cung là nơi các Đại thần và Tướng quốc chầu, bên kia là Thái thủ và Thái tôn canh giữ.
Chòm Bắc Đẩu Thất tinh (17) là nơi rất quan trọng với con người, án ngữ đường vào Thiên Cung. Không nên dùng chữ Đại Hùng tinh cho Bắc đẩu, bởi chòm Đại hùng (Great Bear - Ursa Major) không chỉ có 7 ngôi mà còn nhiều ngôi nữa. Trong 7 ngôi của Bắc Đẩu, thì sao Thiên quyền ở chính giữa là đại diện cho Bản mệnh con người. Vì thế khi cúng sao xin mệnh thì ngọn đèn ở vị trí sao Thiên quyền tượng trưng cho mạng sống. Ngôi sao sát cạnh sao Khai Dương không thuộc Bắc Đẩu, nên gọi là Phụ tinh.
Trên thực tế, ngay các nhà thiên văn cổ đại cũng không hoàn toàn thống nhất với nhau về các chòm sao. Bản đồ Đôn Hoàng từ rất sớm nên có khác bản đồ sau này; chẳng hạn chòm Thiên Hoàng là 4 ngôi, trong khi bản đồ sau Thiên Hoàng là 1 ngôi nằm giữa chòm Câu Trần; không có Ngự Nữ, hoặc Tả Đàn chỉ có 7 ngôi….
II. Thái Vi
Vì Mặt trăng chuyển động theo quỹ đạo tròn (gọi là Bạch đạo) nhưng không có tâm là Thiên Cực, nên khi xác định 28 Tinh tú nằm giữa Bạch đạo và Hoàng đạo thì tạo thành hai khoảng trống phía đông và phía nam của vòng Tử Vi. Khu phía đông tạo thành một vòng là Thái Vi. Nếu Tử Vi là Cung của Huyền ảo, linh thiêng, thì Thái Vi viên với chữ Thái mang nghĩa Cao quý. Trong khu vực này các sao ứng với các quan lại trong triều đình, là bộ máy hành chính của nhà nước phong kiến.
Thái Vi 75 sao, 16 chòm và một số sao độc lập, một vài sao nằm về phía dưới của Hoàng đạo.
1. Ngũ Đế Tọa (5 sao)
a. Thái Tử
b. Tòng quan
c. Hạnh thần
2. Ngũ Chư hầu (5 sao)
3. Cửu Khanh (3 sao)
4. Tam Công (3 sao)
5. Nội Bình (4 sao)
6. Thái Vi Tả viên (5 sao)
i. Tả chấp pháp
ii. Đông thượng tướng quốc
iii. Đông thứ tướng quốc
iv. Đông thứ tướng quân
v. Đông thượng tướng quân
7. Thái Vi Hữu Viên (5 sao)
i. Hữu chấp pháp
ii. Tây thượng tướng quân
iii. Tây thứ tướng quân
iv. Tây thứ tướng quốc
v. Tây thượng tướng quốc
d. Lang tướng
8. Lang Vị (15 sao)
9. Thường Trần (7 sao)
Tam Đài: gồm
10. Hạ Đài (2 sao)
11. Trung Đài (2 sao)
12. Thượng Đài (2 sao)
e. Hổ Bôn
13. Thiếu Vi (4 sao)
14. Trường Viên (4 sao)
15. Linh Đài (3 sao)
16. Minh Đường (3 sao)
f. Yết Giả.
Cung Thái Vi theo danh sách 1744.
1. Ngũ đế 13. Thiếu vi
2. Ngũ chư hầu 14. Trường viên
3. Tam công 15. Linh đài
4. Cửu khanh 16. Minh đường
5. Nội bình a. Thái tử
6. Tả viên b. Tòng quan
7. Hữu viên c. Hạnh thần
8. Lang vị d. Lang tướng
9. Thường trần e. Hổ bôn
10. 11.12. Tam đài f. Yết giả
Hai ngôi sao phía trên là Thái Dương thủ và Thái tôn thuộc Tử Vi viên.
|
|
Nhìn tổng thể, Thái Vi giống như nơi làm việc của Triều đình. Khi Ngũ đế từ Nội tọa trong Tử Vi ra làm việc thì ngồi ở giữa, bên cạnh là các vua chư hầu. Thái tử ở đằng sau, có Hạnh thần và Tòng quan hầu hai bên. Tả Hữu Thái vi viên, bắt đầu từ Chấp pháp cho đến Tướng quốc, tướng quân, thượng thừa là vòng ngăn cách trong và ngoài. Các quan Tam công, Cửu khanh ở vị trí phía trước, bên cạnh Nội bình. Đằng sau thì một bên là Lang tướng và quân sĩ, một bên là Tam đài với quân Hổ bôn. Bên ngoài là các công trình: Minh đường, Tường dài, gác cao, có Yết giả là quan coi việc thông báo, sứ giả.
III. Thiên Thị
Nếu Thái Vi nằm đông thì Thiên thị khu vực phía nam của Tử Vi, nơi chư hầu ở. Vì vậy ở Thiên Thị có các vì sao mang tên các nước thời Chiến Quốc. Cung này có 83 sao, chia làm16 chòm và 2 sao độc lập, gồm:
a. Đế Tọa
b. Hầu
1. Hoạn Giả (4 sao)
2. Đẩu (5 sao)
3. Hộc (4 sao)
4. Liệt Xứ (2 sao)
5. Xa Tứ (6 sao)
6. Tông Chính (2 sao)
7. Tông Nhân (4 sao)
8. Tông (2 sao)
9. Bạch Độ (2 sao)
10. Đồ Tứ (2 sao)
11. Tả Viên (11 sao)
i. Vệ
ii. Triệu
iii. Cửu Hà
iv. Trung sơn
v. Tề
vi. Ngô việt
vii. Từ
viii. Đông hải
ix. Yên
x. Nam hải
xi. Tống
12. Hữu Viên (11 sao)
i. Hà trung
ii. Hà gian
iii. Tấn
iv. Trịnh
v. Chu
vi. Tần
vii. Thục
viii. Ba
ix. Lương
x. Sở
xi. Hàn
13. Thiên Kỷ (9 sao)
14. Nữ Sàng (3 sao)
15. Quan Tác (9 sao)
16. Thất Công (7 sao)
Cung Thiên thị
a. Đế tọa b. Hầu
11. Tả Viên (trái) 12. Hữu viên (phải)
i. Vệ i. Hà trung
ii. Triệu ii. Hà gian
iii. Cửu hà iii. Tấn
iv. Trung sơn iv. Trịnh
v. Tề v. Chu
vi. Ngô việt vi. Tần
vii. Từ vii. Thục
viii. Đông hải viii. Ba
ix. Yên ix. Lương
x. Nam hải x. Sở
xi. Tống xi. Hàn
Ngôi trên cùng bên trái thuộc chòm Thiên Bồi của Tử Vi viên.
|
|
Đây là khu vực xa hơn Triều đình, gồm chợ và các nước chư hầu. Chính giữa vẫn là khu vực cho Vua (khi xuống thăm dân), bên cạnh là chỗ cho chư hầu, phía trước có các cơ quan như Tông, Tông Chính, Tông nhân, là nơi kiểm soát các hoạt động về hành chính, con người, đề ra các quy tắc. Trong Thiên thị có chợ bán kim hoàn, bán bánh, vải lụa, có đấu có hộc để đong đếm, rồi ra đến bến sông, đến núi. Các nước chính của thời Xuân Thu Chiến quốc đều có tên trong vùng này, xa nhất là đến biển Đông hải, Nam hải
Chính việc “quy hoạch” bầu trời theo các chức danh quan lại, cũng như các vùng đất, đã nảy sinh truyền thống xem tượng trời để đoán vận mệnh quốc gia, địa phương, đoán “Thánh nhân ra đời” “ứng vào địa phận…” như trong truyền thuyết dã sử, thậm chí chính sử.
Trên bản đồ tổng quát, Tam Viên là ba khu vực trên bầu trời phía gần Bắc Cực, nằm giữa Nhị thập bát tú, lệch về hướng Nam và Đông. Trục trái đất lệch với mặt phẳng Thiên xích đạo một góc 23,5 độ, cũng như mặt phẳng Thiên xích đạo lại lệch so với mặt phẳng quỹ đạo mặt trăng, gây nên việc quan sát phải có những điều chỉnh theo, và tượng trời cũng không có tính đối xứng hoàn toàn.
Vị trí Tam Viên trên bầu trời phương Bắc, ở giữa là Thiên Cực, xung quanh là Nhị thập bát tú
.
|
|
Đặc biệt là việc chia hướng trên bầu trời, khái niệm về Đông Tây Nam Bắc nếu như lấy Thiên Cực Bắc làm gốc tọa độ, tương ứng với bốn mùa, là cơ sở cho Thiên văn và Vũ trụ quan của người Trung Hoa.
(1) 9 Châu cổ đại là Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung
(2) Trong tiếng Hán, có 2 chứ cùng đọc là Tướng, viết khác nhau, với 2 nghĩa tướng quốc (chính trị - hành chính, có người đọc là Tương) và tướng quân (quân sự). Ở đây để không nhầm lẫn, dù tên sao chỉ có 1 chữ, nhưng tôi phải chuyển sang là Tướng quốc hoặc Tướng quân để phân biệt.
(3) Ngũ Đế, cũng có nhiều thuyết về Ngũ đế: [1]. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng đế, Nghiêu, Thuấn – lúc này Ngũ đế có Tam hoàng, ngôi vị không thua kém Thiên Hoàng Thượng đế. [2] Thái Hiệu, Hoàng đế, Thần Nông, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc [3] Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc,… Ở đây có thể coi Ngũ đế là tượng trưng cho Vua nói chung.
(…) Thượng thư là đứng đầu các bộ. Triều đình dưới đất có 6 bộ là Lễ, Binh, Hình, Lại, Công, Hộ, thì trên Thiên đình có bộ Ôn, Đẩu, Hỏa, Vũ, Lôi …
(…) Tam Công: Thái sư, Thái phó, Thái bảo, có vai trò cố vấn cho vua. Cửu khanh: 9 chức quan từ thời Chu: Chủng tế, Tư đồ, Tăng bá, Tư mã, Tư không, Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo, coi hết các công việc trong triều.
Thiên Cực Polaris
Bắc Cực North Polaris
Tam Viên: Three Enclosures
Tử Vi: Purple Forbidden Enclosure
Thái Vi: Supreme Palace Enclosure
Thiên Thị: Heavenly Market Enclosure.
.
Tác giả: Bùi Dương Hải thienvanhoc.org