Thuật chiêm tinh dưới ánh sáng khoa học hiện đại
Con người là một tiểu vũ trụ:
Đã một thời những triết lý của phương Đông cổ xưa về vũ trụ và con người bị “người đời” xem như “vô nghĩa” “nhảm nhí và quái dị”. Các nhà khoa học, các nhà tư tưởng Phương Tây thì phủ bác, bài xích coi như “những nghịch lý hoang tưởng”.
Nhưng nay, không ít những nhà khoa học cỡ lớn đã bắt đầu tìm đến, đánh giá một cách nghiêm túc những triết lý đó... Khoa học phương Tây đã sững sờ gặp lại hình bóng tương đồng với mô hình triết học phương Đông cách đây hàng nghìn năm.
Triết học phương Đông xưa, từng quan niệm “ Con người là một Tiểu vũ trụ”. Quan niệm đó càng tỏ ra xác đáng trước những khám phá của khoa học thời đại.
Trong vũ trụ mặt trời cùng các môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình với tất cả những gì trên trái đất. Mặt trăng, một vật thể gần trái đất nhất, cũng gây ảnh hưởng tới trái đất. Mọi sinh vật và cả những vật vô tri vô giác đều “hưởng ứng” với nó và thay đổi cùng với nó. Các con sông thay đổi dòng chảy theo ánh sáng mặt trăng, các đại dương thay đổi sóng triều theo sự mọc và lặn của mặt trăng. Các đợt “triều lên” không chỉ bao gồm nước của biển cả và đại dương mà còn cả lớp không khí của trái đất, cả lớp vỏ vứng (mặt đất) cũng có hiện tượng “triều lên-xuống”, hiện tượng “triều lên-xuống”cũng diến ra ngay trong cơ thể con người và tất cả sinh vật nói chung.
Các nhà vật lý, y sinh học và nhiều ngành khoa học đã phát hiện ngày một nhiều những Nhịp Điệu có chu kỳ khác nhau diến ra trong cơ thể con người: chu kỳ ngắn nhất có thể từ vài phần giây đến vài giây, như tần số dòng điện sinh học: nhịp tim, nhịp thở, nhu động ruột, sóng điện não (chừng xấp xỉ một giây). Những nhịp điệu này có thể thay đổi theo thời gian trong ngày, theo thời tiết và môi trường. Có chu kỳ kéo dài từ vài chục phút tới vài giờ, như chức năng của thận của máu, của hoạt động trí óc...
Nhịp điệu cỡ ngày đêm (24 giờ) rất phổ biến ở hầu hết mọi sinh vật và nhiều chức năng của cơ thể con người. Khoa học đương thời đã phát hiện có hơn 40 quá trình sinh học có nhịp điệu 24 giờ (nhịp điệu ngày đêm) như nhịp thân nhiệt, nhịp điệu của tim, nhịp điệu trí tuệ, sự biến đổi thành phần máu... điển hình là nhịp điệu thân nhiệt...
Có những nhịp điệu dài hơn 24 giờ, như nhịp điệu tháng, năm... được chi phối bởi ảnh hưởng của mặt trời và mặt trăng. mặt trời quay một vòng xung quanh trục của nó trung bình là 27,3 ngày. Còn mặt trăng quay xung quanh trái đất là 29,5 ngày. Điều đó cho ta liên hệ tới chu kỳ hoạt động sinh vật trên trái đất, điển hình là chu kỳ rụng trứng: chu kỳ kinh nghyệt của phụ nữ, nhịp điệu sinh lý, thụ thai ở con người, và chu kỳ động hớn của động vật...đều có liên quan tới chu kỳ chuyển động của mặt trăng nhiều hơn. Chính vì thế, thời xưa cho rằng mặt trăng là thần của ái tình, thần của dục khí, thần của tâm hồn.. như vậy hiện tượng này đã được phát hiện từ rất xưa.
Khoa học cũng ghi lại được những chu kỳ lớn như: chu kỳ 11 năm ( theo ý kiến của một số nhà khoa học cho rằng có liên quan tới nhịp điệu chưa biết nào đó trong vũ trụ), chu kỳ 18,6 năm, chu kỳ 176,77 năm.
Mỗi lần xuật hiện những chu kỳ này (27 ngày, 11 năm, 176,77 năm) với mức độ khác nhau, bề mặt trái đất phải chịu những dòng bức xạ vô cùng lớn, khiến khí quyển bị nhiễu loạn, lực từ trường bị thay đổi, bão từ và bão khí quyển, lưu lượng nước các sông, mức nước các hồ, cả những dòng nước ngầm cũng bị thay đổi.
Nhiều công trình khoa học gần đây phát hiện mối tương quan giữa tuần trăng và thời tiết khí hậu, càng làm rõ thêm ý nghĩa ngoại sinh của các nhịp điệu tháng trong sinh hoạt và đời sống. Nếu mặt trăng có vai trò quan trọng trong nhịp điệu tháng thì ảnh hưởng của khí hậu càng dễ nhận thấy hơn trong những nhịp điệu hàng năm và nhiều năm mà mặt trời là tác nhân quan trọng hàng đầu.
Như vậy, nhịp điệu sinh học trên trái đất nói chung, nhịp điệu sinh học con người nói riêng có nguồn gốc từ nhịp điệu vũ trụ nhưng ảnh hưởng của mặt trăng mặt trời là yếu tố chủ yếu, trực tiếp... Do vậy, sinh lý con người có quan hệ mật thiết với khí hậu, thời tiết thiên nhiên. khí hậu, thời tiết biến động thường phát sinh bệnh tật, thậm chí có ý nghĩa cả về thân thể, vóc dáng tạng người, tính cách...
Cổ thư có ghi: thuỷ thổ khí hậu cũng là nhân tố cấu trúc hình thể con người: nơi khí nặng thì thể người chắc mập, nơi khí nhẹ thì thể người mảnh gầy... Trong cơ thể con người giữa các kinh chính có các thực thể nối lại với nhau, gọi là Lạc. Người ta thấy rằng Số Lạc và số Khớp đúng bằng số ngày trong một năm(365 ngày).
Vậy là ta có thể suy tưởng lại triết lý “ con người là một tiểu vũ trụ” hay vũ trụ thu gọn trong một con người; hay “đó là hình ảnh thu nhỏ của không gian, của trời và đất” ấy là những hoạt động không ngừng của một hệ thống những đồng hồ sinh học theo thời khắc cực kỳ chính xác đó là thời gian. Vậy ta thấy trở lại cái khái niệm về Vũ trụ và sự tinh hoa của triết lý “ vạn vận đồng nhất thể, vũ trụ là một”...
Môi trường và đạo sinh
Vũ trụ biến đổi theo nhịp có ảnh hưởng đến các chu trình sinh học, tâm lý và tinh thần trong cơ thể con người...”
Hành tinh này, cùng toàn bộ sự sống của chúng ta được gói bọc trong môi trường thật vô cùng phong phú, nhưng lại rất cá biệt, chỉ có một không hai trong vũ trụ mặt trời. Còn về sự phong phú thì tất cả những gì con người có thể cảm nhận được bằng mọi giác quan cũng chỉ là những phần vô cùng ít ỏi đang tồn tại trong môi trường mà thôi. Còn biết bao những tồn tại vô hình khác mà con người đã biết đến như không khí, các bức xạ điện tử, các iôn... các lực tương tác vũ trụ... mà chính những tồn tại vô hình này lại là những cầu nối giữa trái đất với con người và vũ trụ. Mọi biến đổi từ vũ trụ mà trực tiếp là mặt trời, mặt trăng đếu tức khắc được truyền dẫn và tác động đến mỗi sinh vật trên trái đất, mọi trạng thái sự sống cùng mọi “nhịp điệu sự sống” đều được quyết định chủ yếu ở đây. Sự sống được thịnh hay suy của mỗi sinh vật , của mỗi con người còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi hay không thích nghi ới những biến đổi ấy.
Môi trường đó, ngoài những thế giới vô cơ, còn có những thế giới sinh vật vi mô mà mắt thường cùng mọi giác quan khác ta không thể nhìn thấy, không thể cảm nhận được...
Mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường cũng còn biết bao những tồn tại khác tác động vào cơ thể và sự sống như áp lực, trường lực trường từ... và các dạng của các hình thái năng lượng khác nhau như nhiệt, hoá học, cơ học.
Tất cả những yếu tố đa diện đa dạng đó tác động sâu sắc thường xuyên tới mọi sinh thể và con người, thậm chí đến từng con người qua những kênh khác nhau, tác động trực tiếp tới tế bào não, thần kinh, các chức năng tuần hoàn hô hấp... quyết định tới thể chất , trạng thái thậm chí cả tính cách và hành vi của con người mọi sự biến động điện từ hay thời tiết đều tác động tức khắc đến sự sống con người. Con người có mệt mỏi, ưu phiền hoặc bị kích phấn , tinh thần bất định bởi những tác động này. Sự tác động nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi của mỗi cơ thể…
Ngành sinh học cũng đã khẳng định, các nhịp sinh học diễn ra trong cơ thể con người vạn vật trên hành tinh này, chủ yếu thuộc về những yếu tố ngoại sinh-môi trường mà xuyên suốt là những nhịp điệu từ vũ trụ gửi tới, nói cách khác con người và mọi tồn tại trên hành tinh này đều là sản phẩm cuả vũ trụ, được vũ trụ dưỡng sinh và thuần hoá, sự thuần hoá này diến ra liên tục, lâu dài từ thủa khai thiên lập địa để con người thực sự là sản phẩm đặc biệt của vũ trụ.
Mặt trăng ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người
Người xưa cho rằng mặt trăng hình như cũng là vật thể có sự sống. Họ thấy trong một tháng, trăng có khi to khi nhỏ khi khuyết khi tròn có khi lại mất hẳn. Họ cho rằng trăng tròn, trăng khuyết có thể ảnh hưởng đến cuộc sống con người, gieo hạt giống phải gieo lúc trăng tròn, giống mới chóng mọc chóng nảy mầm mau tốt. Điều mê tín đó đã bị bác bỏ từ lâu. Ngờ đâu chuyện cũ thời xa xưa đến nay được lặp lại. Trường đại học J.ni.nô ở Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu rất lý thú: trăng tròn hay khuyết có quan hệ rất lớn tới việc trồng rau. lúc trăng tròn thì khoai tây có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hàm lượng gluxit cao hơn. Họ cho rằng có lẽ do sự biến đổi từ trường.
Hiệp hội y học Mỹ cũng có báo cáo : trăng tròn hay khuyết cũng có thể làm cho con người mắc bệnh. Trong thời kỳ trăng tròn và gần tròn (tức khoảng 10-20âm lịch) có 64% trong 88 bệnh nhân bị đau tim. trước thời điểm mặt trăng, mặt trời và trái đát nằm trên một trục đường thẳng có 38 bệnh nhân bị xuất huyết đường ruột.