Đối với Huyền Không phi tinh, việc lựa chọn tọa sơn, lập hướng cho một căn nhà (hay phần mộ) là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công phu và mức độ xem xét khá tỉ mỉ.
Tuy rằng trên nguyên tắc thì bất cứ tuyến vị nào đắc vượng tinh tới hướng hay tới cửa đều có thể chọn dùng, nhưng Huyền Không còn đòi hỏi hướng nhà phải thuần khí, chứ không được pha tạp với những khí khác. Muốn đạt được điểm này thì nhà (hay mộ) cần phải được chính sơn, chính hướng, đồng thời phải xa lánh những tuyến Đại không vong và Tiểu không vong.
Nếu trong trường hợp nhà không thể chọn được chính hướng, mà bắt buộc phải kiêm hướng, thì độ kiêm cũng cần phải theo đúng pháp độ, chứ không thể tùy tiện chọn lựa.
Sau đó còn phải phối hợp với sơn-thủy và địa hình chung quanh, cũng như Thành môn ở 2 bên hướng như thế nào? Nếu mọi sự đều tốt đẹp thì đó mới là cục diễn toàn mỹ, còn nếu không thì tùy trường hợp nào khiếm khuyết mà mức độ tốt đẹp sẽ giảm thiểu, cho nên tuy rằng căn nhà đó cũng có thể tạm ở, nhưng nên chờ cơ hội mà tu chỉnh lại hay kiếm những nơi khác tốt đẹp hơn.
Dưới đây chúng ta sẽ khảo sát từng điều kiện ở trên để có thể hiểu thấu đáo hơn về phương pháp chọn hướng nhà.
-
Vấn đề thuần khí
-
Chính Sơn, Chính H ướng
-
Kiêm h ướng
-
Đại Không Vong
-
Tiểu Không Vong
-
Thành môn
-
Phối hợp Phi tinh với địa hình
-
Vấn đề thuần khí
Huyền Không Phong Thủy rất coi trọng vấn đề này, xem nó như là yếu tố đầu tiên quyết định họa phúc, sang hèn của một căn nhà. Muốn xét căn nhà có được thuần khí hay không thì trước hết phải nhớ kỹ Tam Nguyên Long, đã được nói trong những bài trước, ở đây chỉ sơ lược lại như sau:
THIÊN NGUYÊN LONG:
-
4 sơn dương: CÀN-KHÔN-CẤN-TỐN
-
4 sơn âm: TÝ-NGỌ-MÃO-DẬU
NHÂN NGUYÊN LONG:
-
4 sơn dương: DẦN-THÂN-TỴ-HƠI
-
4 sơn âm: ẤT-TÂN-ĐINH-QUÝ
ĐỊA NGUYÊN LONG:
-
4 sơn dương : GIÁP-CANH-NHÂM-BÍNH
-
4 sơn âm: THÌN-TUẤT-SỬU-MÙI
Một căn nhà được xem là Thuần khí khi tuyến vị tọa-hướng của nó hoặc là nằm chính giữa 1 sơn, hoặc là lệch sang bên phải hoặc bên trái tuyến vị đó (còn gọi là Kiêm hướng) nhưng không quá 3 độ. Nếu lệch quá 3 độ thì sẽ lấy khí của sơn bị kiêm nhiều quá, khiến cho khí của tọa-hướng không còn thuần khiết nữa, mà đã bị pha tạp, mức độ tốt đẹp sẽ giảm thiểu, hoặc sẽ gặp hung họa lớn, nếu như chẳng may nhà lại không đắc được vượng khí tới hướng hay cửa, nhất là chủ về chết người, tổn đinh hay bị tuyệt tự.
-
Thí dụ 1: Căn nhà có hướng là 180 độ. Vì đây là tuyến vị chính giữa của sơn NGỌ (bao gồm từ 172 độ 6 đến 187 độ 5), nên nhà này được xem là Thuần khí.
-
Thí dụ 2: Căn nhà có hướng là 185 độ. Vì tuyến vị này đã lệch 5 độ so với tuyến chính giữa của cung NGỌ, nên sẽ không được coi là thuần khí nữa, và khi lập tinh bàn phải dùng đến "Thế quái". Lúc đó nếu nhà đắc được vượng khí thì cũng khá tốt, nếu không đắc được vượng khí thì tai họa sẽ chồng chất do việc khí không thuần gây ra.
Ngoài vấn đề tuyến vị của tọa-hướng không được kiêm quá nhiều, còn phải để ý đến vị trí của cổng, cửa và ngõ vào nhà. Nếu tọa-hướng nhà thuộc Thiên Nguyên Long thì cổng, cửa và ngõ vào nhà phải cùng nằm trong những khu vực thuộc Thiên Nguyên. Nếu tọa-hướng nhà thuộc Nhân Nguyên thì cổng, cửa cũng phải nằm trong những khu vực thuộc Nhân Nguyên. Nếu tọa-hướng thuộc Địa Nguyên thì cổng, cửa cũng phải nằm trong khu vực của Địa Nguyên. Có như thế mới bảo đảm được sự thuần khí.
-
Thí dụ căn nhà tọa TÝ hướng NGỌ. Vì TÝ-NGỌ đều thuộc Thiên Nguyên Long, nên khi làm cổng, cửa cũng cần phải đưa về những khu vực thuộc Thiên nguyên Long. Nều nhà gần ngã ba, ngã tư, hay có những lối rẽ vào nhà thì những ngã ba, ngã tư hay những khúc rẽ này cũng cần nằm tại các khu vực thuộc Thiên nguyên Long (nếu tính từ tâm nhà).
-
Một điểm quan trọng khác là tuy tọa-hướng và cổng, cửa của 1 căn nhà cần phải cùng 1 Nguyên Long với nhau, nhưng phải trái ngược âm-dương môi bảo đảm được phúc, lộc lâu dài (Phúc-Lộc vĩnh trinh).
-
Thí dụ nhà tọa TÝ hướng NGỌ. Vì tọa-hướng của căn nhà này là thuộc âm hướng của Thiên nguyên Long, nên cổng, cửa hoặc ngõ vào nhà này cũng nên nằm tại những sơn thuộc Thiên nguyên Long như TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU hay CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN. Nhưng nếu chúng nằm tại các sơn CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN thì đó là cách phối hợp âm hướng với dương khẩu, phúc lộc sẽ tốt đẹp và lâu dài hơn nếu cổng, cửa nằm tại các sơn TÝ, NGỌ MÃO, DẬU (vì âm hướng phối với âm khẩu thì âm khí quá thịnh, phúc khí không thể phát mạnh được).
Cho nên khi chọn phương hướng cho một căn nhà thì lần lượt theo các bước sau:
-
Dùng la bàn để đo xem hướng nhà là bao nhiêu độ? Và nó thuộc tuyến vị chính giữa của mỗi sơn hay kiêm, và kiêm nhiều hay ít?
-
Xác định tọa-hướng của căn nhà là thuộc Nguyên Long nào? Và là âm hay dương?
-
Phối hợp với phương vị của cổng, cửa, ngõ vào nhà hay ngã ba, ngã tư gần nhà, sao cho chúng vừa phải đồng Nguyên, vừa phải phối hợp được giữa âm hướng với dương khẩu, hay giữa dương hướng với âm khẩu, cộng với vượng tinh tới hướng thì phú quý sẽ có đủ.
Nếu bất đắc dĩ không thể đạt được cuộc âm-dương phối hợp giữa hướng và khẩu thì ít nhất cũng cần đạt được sự đồng Nguyên giữa khẩu và hướng, cộng với vượng khí chiếu tới hướng hay cửa cũng có thể hưng thịnh 1 thời. .
Nguồn tin:Chuyên gia phong thủy Bình Nguyên Quân