Đắc không tính: Phước đức khôn lường - 2


http://www.phatgiao.vn/images/news/caycanh0801.jpg


* Chân Không Diệu Hữu.

Chân lý tuyệt đối: Một thực thể không lệ thuộc nhân quả, duyên sanh, thoát ngoài đối đãi là chân lý tuyệt đối. Không thuộc nhân quả nên không sinh diệt vô thường. Không thuộc duyên sinh nên không hợp tướng giả dối. Thoát ngoài vòng đối đãi nên không trị liệu so sánh, không bàn luận, không suy nghĩ đến được. Thực tế nầy không lệ thuộc thời gian, không bị chi phối của không gian, vượt ngoài mọi đối tượng của vũ trụ. Chính nó là sinh mạng là mạch sống của chúng sinh, mà chúng sinh không nhận ra nó. Nó hiển nhiên hằng có mặt nơi chúng ta, mà chúng ta lãng quên nó một cách đáng thương. Nó là thể chẳng sanh chẵng diệt, vĩnh cửu trường tồn của chúng ta, chúng ta không biết đến nó, đi nhận cái sanh diệt tạm bợ làm mình. Bỏ quên thực tế nầy là vô minh, là si mê, nhận được nó là giác ngộ, là trí tuệ. Bỏ quên nó, đi theo sanh diệt là luân hồi, nhận sống với nó là vô sinh giải thoát. Bởi thực tế nầy hệ trọng dường ấy, nên chúng ta phải biết : nó tên gì? Làm sao nhận ra nó? Nhận được nó có ích gì? Chúng tôi sẽ theo thứ tự giải quyết những thắc mắc nầy.

Thực thể nầy nguyên không có tên, trong Phật Pháp tùy công dụng gắng gượng đặt rất nhiều tên. Kinh Kim Cang gọi là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, tức là trí tuệ cứu cánh như kim cang. Bởi vì trí tuệ nầy không có gì phá hoại được nó, mà nó hay phá hoại tất cả, như chất kim cang. Kinh Viên Giác gọi là Viên Giác Tánh, là tánh tròn đầy, vì đối với các chơn lý, chúng ta nhận được từng phần chơn lý nào thì giác ngộ phần chơn lý ấy, nên gọi là phần giác. Chỉ nhận được chơn lý tuyệt đối nầy mới gọi là giác ngộ viên mãn. Kinh Pháp Hoa gọi là Tri Kiến Phật hay Phật Thừa. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Trí Huệ Phật. Kinh Lăng Nghiêm gọi là Chơn Tâm hay Như Lai Tàng. Nó là tâm thể chơn thật hay là kho tàng Như Lai của chúng sanh. Kinh Duy Ma Cật gọi là Pháp Môn Bất Nhị. Vì nó vượt ra vòng đối đãi hai bên. Thiền Tông gọi là Chơn Tánh. Nó là tánh chơn thật của tất cả chúng sanh. Lại còn có những tên thông dụng là: Chơn Như, Phật Tánh, Pháp Thân, Ðạo, Bản Lai Diện Mục.. . , không thể kể xiết.

Tạm biết tên thể nầy là một cách khái quát rồi, chúng ta cần phải nhận ra mặt mày của nó mới là điều thiết yếu. Song phàm có nói năng trình bày đều thuộc tương đối, làm sao diễn đạt khiến người chưa hiểu nhận được. Ðây quả là điều thiên nan vạn nan. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gắng gượng trước tạm đặt những nguyên tắc kế dẫn lời Phật dạy trong kinh, sau cùng nhắc lại những phương tiện của thiền sư, họa chăng quý độc giả có nhận được phần nào chăng.(Thích Thanh Từ)

* Trung Không Diệu Hữu

Về nguyên lý Không, kinh sách Phật giáo trình bày rất nhiều khía cạnh qua nhiều kinh nghiệm khác nhau. Mỗi khía cạnh có một kinh nghiệm độc đáo nhằm mục đích lột trần được chân giá trị của nguyên lý Không. Nhờ những kinh nghiệm độc đáo nói trên, Phật giáo trở nên phong phú về mặt tư tưởng. Tư tưởng về nguyên lý Không, tuy rằng được nhiều kinh sách trình bày tường tận, nhưng tóm lược không ngoài bốn lãnh vực sau đây: Hư Không, Huyễn Không, Nhân Không và Chân Không.

1). Hư Không (Không Ðại): Hư Không là không gian, khoảng cách, không khí hay môi trường sống. Hư Không, theo Phật giáo có nghĩa là môi trường sống của vạn pháp. Nguyên vì Hư Không là một trong bảy yếu tố quan trọng

(Thất Ðại) để sanh khởi vạn pháp, nên gọi là Không Ðại. Thất Ðại gồm có: Ðịa Ðại, Thủy Ðại, Hỏa Ðại, Phong Ðại, Không Ðại, Kiến Ðại và Thức Ðại (Kinh Lăng Nghiêm, quyển 3).

Vạn pháp sở dĩ được hiện hữu, được phát triển, được tồn tại trong vũ trụ đều nhờ Hư Không bao trùm, che chở, bảo vệ và nuôi dưỡng. Ðặc biệt hơn nữa sự hiện hữu, sự phát triển và sự tồn tại của vạn pháp, tất cả đều thể hiện ở phía trong nội tâm của Hư Không. Giả sử Hư Không nếu không được thành lập thì vạn pháp nhất định không có mặt trong thế gian, cho nên Ðức Phât ghép Hư Không vào một yếu tố quan trọng gọi là Không Ðại, một trong Thất Ðại. Theo Kinh Lăng Nghiêm, quyển 3 của dịch giả Thích Chơn Giám, Ðức Phật giải thích Hư Không có hai loại : Tánh Hư Không và Tướng Hư Không.

a) Tánh Hư Không: Tánh Hư Không Ðức Phật giải thích : A Nan! Ngươi phải biết trong Tạng Như Lai, Tánh Giác tức là thiệt hư không, Hư Không tức là thiệt tánh giác thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp pháp giới.. .

Theo Ðại Thừa Khởi Tín, Ngài Mã Minh nói: Tâm chơn Như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt. Thể và tướng nó to lớn bao trùm tất cả các pháp (Nhứt pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể). Hai đoạn kinh trên cho thấy, Tánh Giác của Tạng Như Lai ở bên kinh Thủ Lăng Nghiêm giải thích chính là Tâm Chơn Như của Ðại Thừa Khởi Tín trình bày, nguyên vì Tạng Như Lai theo Ðại Thừa Khởi Tín là hình tướng của Tâm Chơn Như. Tánh Giác của Tạng Như Lai và Tâm Chơn Như, cả hai đều bao trùm cả pháp giới. Hơn nữa Tánh Giác tức là tánh Hư Không. Thế nên Tánh Hư Không không ngoài Tâm Chơn Như, đều thuộc môi trường sống của vạn pháp, có công năng bao trùm cả thế giới Chơn Như và cả thế giới mê vọng; bởi lý do đó muôn loài chúng sanh trong mười pháp giới. Bởi lý do trên, đức Phật mới gọi Tánh Hư Không là Không Ðại.

b) Tướng Hư Không: Tướng Hư Không, cũng theo kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 3, đức Phật giải thích: Chẳng qua theo nghiệp của chúng sanh, mà phát hiện ra đó thôi. Tướng Hư Không nầy như một giống hư không, ứng lượng của chúng sanh.. . đầy khắp mười phương. Chỗ nào có phương hướng xứ sở là chỗ đó có Tướng Hư Không.

Ðiều đáng chú ý, Tánh Hư Không của Tâm Chơn Như không phải là Tướng Hư Không của tất cả chúng sanh trong ba cõi. Tướng Hư Không của tất cả chúng sanh trong ba cõi sở dĩ khác nhau là do bởi nghiệp tướng của mỗi loại không giống nhau tạo nên. Nhưng đặc biệt nhất, Tướng Hư Không của tất cả chúng sanh trong ba cõi thảy đều thể hiện ở phía trong Tánh Hư Không của Tâm Chơn Như và được Tánh Hư Không của Tâm Chơn Như che chở với hình thức bao trùm. Giá trị trên đưa đến nhận thức, Tướng Hư Không của tất cả chúng sanh trong ba cõi không thể tìm thấy ngoài Tánh Hư Không của Tâm Chơn Như. Ngược lại Tánh Hư Không của Tâm Chơn Như cũng không thể tìm thấy ngoài Tướng Hư Không của tất cả chúng sanh trong ba cõi. Nguyên do trong vọng có chơn, và trong chơn có vọng, cũng như trong lý tánh có sự tướng và trong sự tướng có lý tánh tàng ẩn, tất cả đều không ngăn ngại với nhau.

Về Không Ðại, đức Phật phân làm hai loại Hư Không: Tánh Hư Không và Tướng Hư Không. Theo đức Phật, Tánh Hư Không thuộc về Tâm Chơn Như sanh khởi và Tướng Hư Không thì thuộc về nghiệp chướng sanh khởi. Nhưng giá trị cả hai đều là môi trường sống của các bậc Thánh Ðế Giác Ngộ và cũng như của các hạng chúng sanh phàm phu trong ba cõi.

2) Huyễn Không: Huyễn là giả tạo, không thật thể. Huyễn Không nghĩa là đứng về phương diện nguyên lý không, vạn pháp hoàn toàn không có thật thể. Huyễn Không còn có tên khác nữa là Ngoang Không. Ngoang Không nghĩa là đứng về phương diện nguyên lý Không, vạn pháp hoàn toàn trống rỗng không lưu lại chút dấu vết nào cả. Huyễn Không là danh từ dùng để chỉ cho những sự vật thuộc về đối tượng của huyễn hữu.

a) Huyễn Hữu: nghĩa là vạn pháp hiện có mặt (hiện hữu) trong thế gian đều là giả tạo, mang tánh chất nhân duyên sanh và không có thật thể. Vạn pháp sở dĩ được góp mặt trong thế gian là do Ngũ Uẩn tạo thành. Vạn pháp thật sự không có danh nghĩa. Danh của vạn pháp là do Ý Tưởng tưởng tượng đặt tên cho dễ phân biệt. Nghĩa của vạn pháp là do Ngũ Uẩn kết hợp và xây dựng nên. Ý tưởng nếu như không tưởng tượng để đặt tên thì vạn pháp không có Danh để gọi. Ngũ Uẩn nếu như không kết hợp với nhau để xây dựng thì vạn pháp nhất định không bao giờ có mặt trong thế gian. Không có Ngũ Uẩn là không có con người, không có Ngũ Uẩn thì không có địa cầu, không có hành tinhv. v.. . Chúng ta nếu như tách rời Ngũ Uẩn riêng rẽ từng loại một thì không thấy vạn pháp. Ngũ Uẩn là những yếu tố tạo nên vạn pháp. Cho nên vạn pháp được gọi là vạn hữu.

b) Huyễn Không: Vạn pháp đã không thật thể về mặt Huyễn Hữu và cũng không thật về mặt Huyễn Không. Riêng về phương diện nguyên lý Không, vạn phápchỉ có hình bóng với tánh cách Nghiệp Tướng được lưu lại trong Tâm Thức. Nghiệp Tướng gồm có Ngã Tướng và Pháp Tướng, gọi tắt là Ngã Pháp. Nghiệp Tướng một khi bị xóa đi thì vạn pháp không còn dấu vết nào cả. Cho nên về mặt nguyên lý Không, vạn pháp cũng hoàn toàn không có thật thể nên gọi là Huyễn Không.

3). Nhân Không. Nhân là nguyên nhân, tức là chỉ cho hạt giống của các yếu tố và cũng được gọi là nhân tố. Không là ở trạng thái không, nghĩa là các nhân tố sanh ra vạn pháp đều nằm ở trong trạng thái Không. Các nhân tố gồm có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, và Thức. Các nhân tố ở trạng thái Không được thấy trong nội dung của quyển Bát Nhã Tâm Kinh.

4). Chân Không. Trong kinh Bát Nhã Ba La Mật Ða có câu; Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm cho đến câu: Vô trí diệc vô sở đắc được trình bày nguyên lý Chân Không của thế giới Niết Bàn Tịch Tịnh và thế giới đây hoàn toàn không có hạt giống Nghiệp Tướng của chư pháp. Nguyên lý Chân Không theo Ngài Long Thọ gọi là Trung Không Diệu Hữu. Trung Không Diệu Hữu nghĩa là trong nguyên lý Chân Không, thế giới Niết Bàn hiện hữu một cách mầu nhiệm. (HT.Thích Thắng Hoan) 

Đứng trên phương diện chân lý tối hậu , thì tự tính tuyệt đối của sự vật đều có tánh không hay là không có tự tính, là tuệ giác, là cái biết sát-na hiện tiền, là tánh giác. Chân lý thì nó không lệ thuộc nhân duyên, không bị áp đặt, độc lập, vì tánh giác là ý trí tác năng, thường hằng trong tâm trí, có thức thì biết, không có thức cũng biết. Biết lại cái thức hay không là do chủ ý tự do. Nhắc lại, tánh Hư Không, đức Phật giải thích:’’ A Nan ! Ngươi phải biết trong Tạng Như Lai, ‘’Tánh giác’’ tức là thiệt hư không, ‘’Hư Không’’tức là ‘’Thiệt Tánh giác’’, thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp thế giới...’’ Vậy Thiệt Tánh giác hay Tự Tính Tuyệt Đối là cả một bầu trời phước đức.

Trước khi chứng tri được chánh trí, Phật đã day sự vật là vô thường, biến diệt và không có tự tính hay tự tính sự vật là tánh không; phân tách được sự vật giả danh hay duyên khởi, từ đó mới mở rộng tư tưởng mà phân biệt đúng sai thiện ác, v.v. Trung đạo là thực hiện tri thức đúng trên con đường giả lập hay duyên khởi, là con đường tạo dựng phước đức ở thế gian. Khi màn vô minh che khuất, con người dễ phạm sai lầm, làm những điều bất thiện. Có chánh kiến hay chánh tư duy ít lắm cũng chọn điều đúng tôt, điều thiện lành, tức là tạo một phần phước đức rồi. Cánh cửa kiến thức mở rộng thì luồng gió phước đức tức thì ùa vào. 

* Giác Ngộ là Biết Gặp Thực Tướng Vạn Hữu.

 (Xem Khẳng Định Tính: Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát của Phật Giáo, Phổ Nguyệt, 2003)

1.  Chân Không Diệu Hữu

Chơn không diệu hữu là hình trạng hằng hữu của không tướng các pháp, là tự tính sự vật, đầy đủ tính, muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường, hay sanh, trùng trùng duyên khởi trong hư không, trong tàng thức của chúng sinh.

Nhìn một trần cảnh, là dùng căn mắt để thấy đối tượng. Tất cả sự vật trong thế giới hiện tượng đều hiện hữu do ngũ giác quan nhận diện trong thời điểm hiện tại. Chỉ trong hiện tại tiền ngũ căn mới cảm nhận được mà thôi. Còn thời quá khứ và vị lai thì hoàn toàn tùy thuộc vào ý trí thường gọi là ý thức mới nhận thức được đối tượng khiếm diện. Thí dụ:
Bây giờ, lần đầu tiên đứa trẻ nhìn thấy con bò đang ăn cỏ,nó chỉ biết cảm nhận hình ảnh con bò (cảm giác), rồi được cho biết tên hình ảnh đó là con bò, nó mới biết được là con bò (có kinh nghiệm hay quan niệm) tức là tri giác.

Nếu sau nầy, nó thấy con bò hiện đang đi, nó biết được con vật đó là con bò. Thật vậy, nó Biết Thực Có con bò. Một hôm, có người hỏi nó ở một nơi khác không có con bò, nó sẽ trả lời rằng không có con bò. Tại sao vậy? Khi đối tượng hiện hữu mà tiền ngũ căn nhận thức được thì Biết Thực Có đối tượng, khi đối tượng không hiện hữu, thì Biết Thực Không Có đối tượng. Vậy thì khi thấy con bò, Biết Thực (Có Con bò), khi không có con bò thì Biết Thực (Không Có con bò). Biết Thực Có là Chơn Hữu do tiền ngũ căn. Còn Biết Thực Không là Chơn Không. Cái Biết thấy có đối tượng thì thật: khẳng định, không chối cải được, vì cụ thể qua tiền ngũ căn. Có hiện diện con bò hay không có hiện diện con bò chỉ là đối tượng vô thường, nhưng cái Biết vẫn hằng hữu. Đối tượng thì luôn phủ định, và tánh Biết vẫn khẳng định.  Cái biết không lệ thuộc nhân duyên, không bị áp đặt, độc lập,  là ý trí tác năng, thường hằng trong tâm trí, có thức thì biết, không có thức cũng biết. Biết lại cái thức hay không là do chủ ý tự do.

Tại sao cái Biết nhận thức được phủ định tính của đối tượng?

Đối tượng mà ta nhận thấy thật ra chỉ là thấy bóng dáng của đối tượng mà thôi. Như thấy con bò là thấy bóng dáng con bò ở võng mạc của mắt. Cái Biết của Tâm là phi vật chất; cái Thấy bóng dáng của đối tượng cũng phi vật chất đồng thể với tâm nên tâm mới nhận thức được.

Hình ảnh đối tượng trong võng mạc mắt là bào ảnh của nó. Bào- Ảnh hay Như-Là-Tính-Thể của sự vật là đối tượng nhận thức của Tâm. Tính- Thể của Tâm và Như-Là-Tính-Thể của sự vật đều đồng thể, nên sự nhận thức mới thành hình. Sự vật có thể xem là sản phẩm của Tâm. Nếu sự vật không được tính-thể hóa còn gọi Như-Là-Tính-Thể để đồng Tính-Thể của Tâm thì sự nhận thức không thể hiện được. Đó là quy luật: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, đồng thể tương thông.

Bào thể của sự vật hay Như-Là-Tính Thể là phản ánh Tính-Thể của Tâm. Đặc tính Bào Thể chính là Đặc tính của Tâm. Như-Là-Tinh-Thể và Tinh-Thể là Một.

Nhắc lại, Cái Biết Thực Không (Có con bò). Con bò là Hữu. Không có con bò mà vẫn Biết là Diệu Hữu. Vậy Thực Không là Chơn Không, không có con bò là Diệu Hữu. Chơn Không Diệu Hữu là cái Biết muôn hình vạn trạng của các thức đã từng chứa trong Mạc Na Thức hay Alại Da Thức nhiều đời nhiều kiếp.

Dù không có hiện diện cụ thể mà bây giờ tiền ngũ căn không cảm nhận được, nhưng các Thức vẫn bao trùm trong hư không như Cái Biết vậy. Cái Biết và Thức thì bình đẳng và tự do như nhau. Cái Biết do Trí (Ý tác năng) và cái Thức (ý tác động) qua tiền ngũ căn đều bình đẳng vì cùng thể không của Tâm, và có liên hệ chặt chẻ với nhau. Thấy Biết tuy Hai mà Một.

Tri giác một đối tượng bình thường theo tiền ngũ căn là một nhận thức sai lầm vì tri giác đó còn nằm trong phạm vi thời không. Biết gặp Thực Tướng của vạn hữu là nhận thức vượt khỏi thời không như đã trình bày ở phần Thực Tại Tuyệt Đối & Chân Lý Tối Hậu. Như vậy Tri Thức Đúng cái Tri Thức sai lầm của tiền ngũ căn là Giác Ngộ (Biết Gặp) Thực Tướng của sự vật. Chơn Không Diệu Hữu nghĩa là Biết Thật trong Hư Không các pháp hiện hữu một cách mầu diệu. Vì các pháp không có thật tướng nên không sanh không diệt, không sạch không nhơ, không tăng không giảm.

2. Giác Ngộ là Giải Thoát.

Gặp Biết được Thực Tính của vạn hữu là Giải Thoát khỏi nhận thức sai lầm về Tự Tính Giả Lập hay Tùy Thuộc của chúng

Giác Ngộ tức là Giải Thoát, chính là Tri Nhận Thực Tại một cách Toàn Diện không thêm không bớt, là vượt khỏi Thời Không, là thể nhập Cõi Vô cùng Hằng Hữu, vì Hư Không ảo tưởng và Thời Gian huyễn hóa làm ngăn cách thế giới Hiện Tượng với Cõi Vô Cùng.
Sau khi nhận thức được rằng các đối tượng là những thực tại giả lập hay tùy thuộc, bậc trí giả thể nhập vào chân tâm, còn gọi là tri thức nguyên thủy, hay là thực tại toàn diện. Lúc ấy người ta trực tiếp nhận thức rằng chân lý vốn vượt ngoài nhị nguyên tính, hay vượt khỏi thời không. Như đã trình bày, những sự vật trong thế giới hiện tượng không những do duyên khởi mà còn được nhận thức bằng nhị nguyên tính và được xem là giả lập huyễn hóa, phiền não hay là tạp nhiễm ngoại lai đã che mờ cái tâm vốn thanh tịnh tự bản tính. Các thực tại tương đối được kiến lập theo nhị nguyên tính không thật theo quan điểm cứu cánh có thể tiêu trừ bằng tu tâm một cách chính đáng. Sau khi những tạp nhiễm được tẩy sạch, bản tính thanh tịnh trong sáng của tâm được phục hồi.

Chân Tâm được thể hiện bắng Tánh Giác hay Trí Vô Phân Biệt, Vô Giới Hạn, Bất Biến trong Cõi Vô Cùng Hằng Hữu, Thanh Tịnh tự Bản Tính tức là Thực Tại Toàn Diện Tuyệt Đối,Tri Thức Nguyên Thủy hay Chân Lý Tối Hậu. Tâm Thức được kiến tạo bằng Nhị Nguyên Tính, Trí Phân Biệt, Giới Hạn bởi các Căn là Tri Kiến của chúng sinh vốn mang nhiều hệ lụy Nhân Quả,Tạp Nhiễm. Phiền Não Khổ Đau, Sanh Tử Luân Hồi mà Nguyên Ủy là Vô Minh.

Cõi vô cùng của thực tại toàn diện hay tri thức nguyên thủy nằm trong khoảnh khắc tĩnh giác vô thời không. Việc phân chia thiện và ác, khổ đau và hạnh phúc (Nhị nguyên tính) chỉ là ảo tưởng, giả lập và huyễn hóa nhưng tri thức vụn vặt nầy vẫn được ghi lại trong dòng tâm thức những chuỗi nghiệp duyên nhân quả mãi lăn trôi theo thời không.

Giải Thoát Tri Kiến có nghĩa là Khôi Phực lại cái Thực Tính của Tri Kiến, tức là sự Hiểu Biết Chân Thật hay là Chân Lý Tối Hậu. Vượt khỏi đối tượng tìm đến tự tính của nó là đường về Chân Nguyên. Lột xác tri kiến giả lập để thể hiện Tri Thức Thực Sự tức là Tri Thức Đúng hay Hiểu Biết Chân Thật. Vậy Tri Kiến như lả phương thức thực hiện. Như ngón tay chỉ mặt trăng. Nhận thấy được mặt trăng phải vượt thoát khỏi ngón tay; cũng như vậy, vượt khỏi Tri Kiến mới nắm bắt được Thực Tại.

Thực tại là thực tính của sự vật. Những hình ảnh của sự vật (Thức) theo thời gian kết tựu (Tàng Thức). Thời gian đi từ tự tính của sự vật: Chơn không, Thực tại, Thực hữu. Thực chất là chân lý thì không biến đổi. Đã là chân lý thì phải thường hằng, bất biến. Vì lẽ đó, cho nên ta có thể thấy lại trong thực tại bên ngoài cái ý niệm thời gian mà ta biết một cách tuyệt đối. Đó là ý niệm lại cái thực tại thì không còn là thực tại. Dù trải qua 1 sát na, nó chỉ là một quá khứ. Tri kiến là tâm quá khứ. Chân thể là sự trở lùi của Sử tính Thời tính. Ấn tượng tri giác vận chuyển nối tiếp như một dòng sông chảy xiết. Dòng nước trôi chảy liên miên, những giọt nước không bao giờ lập lại, nhưng những giọt nước đều có hình ảnh giống nhau; do đó dù tự thể của chúng luôn luôn sai biệt, nhưng hình ảnh của chúng không sai biệt.

Muốn dẹp bỏ tâm quá khứ để trở về giọt nước ban đầu của những giọt nước triền miên lưu chảy mà ta đang thấy, là một giả vọng trong quá trình tư duy mà thôi. Trở về nguồn của thực hữu, cái hiện đang là đó, tức là không có tâm quá khứ vốn mang nhiều tri kiến nặng nề, làm cho tâm hồn vẩn đục, vọng tưởng duyên khởi lăn trôi trong tương lai không dứt. Đó là ta mới giảm trừ thời gian. Còn điểm trở ngại nữa, cái tâm không thì không còn trung gian của các căn nữa (Chủ khách). Vượt khỏi ngũ giác quan của mình để nguyên vẹn cái tâm không trực nhận thực hữu. Là ta đã giảm trừ không gian và thời gian, là hai yếu tố làm chướng ngại cái tâm tự tại vậy. Tâm lúc bấy giờ thể nhập chốn tịch tĩnh y nhiên. Thực tại thực hữu chính nó là nó mà tâm thể nhập ngay lúc đó và tại đó hiện tiền. Khi dùng văn ngôn để diễn tả cái ý chỉ thì thực hữu ấy không còn là hiện hữu nữa. Giải Thoát Tri Kiến là tiến trình Tri Thức Đúng về Nhận Thức Sai Lầm Tri Kiến Giả Lập, và Giải Thoát nó, để trở về Thực Thể tức là Tự Tính Tuyệt Đối của Tri Kiến hay là Con Đường Giác Ngộ. Con đường trở về Chân Nguyên tức là con đường của Cõi Vô Cùng Hằng Hữu và Thế GiớI Hiện Tượng không còn phân cách.
Cõi Vô Cùng Hằng Hữu là: cõi của Chơn Không Diệu Hữu, cõi của A Lại Da Thức, cõi tự đầy đủ, không sanh không diệt, bất biến, thanh tịnh, không dao động, nhưng hay sanh muôn pháp, không phải là cõi của thế giới hiện tượng nhưng kết hợp với thế giới hiện tượng mới sanh muôn pháp. Cõi Vô Cùng là cõi của Trí Giác hay Tâm Trí, còn cõi của Thế Giới Hiện Tượng là cõi của Thức Giác hayTâm Thức cõi của Cảm Giác. Dù cho thức giác và trí giác bình đẳng, nhưng thức giác thì phân biệt và giới hạn ở các căn trong thế giới hiện tượng (không gian) và chỉ ở hiện tại, còn trí giác thì vô phân biệt vô giới hạn trong cõi vô cùng hằng hữu. Trí giác mênh mông bao trùm không những thế giới hiện tượng là hiển lộ trong mọi căn mà còn cả khắp mọi nơi (không gian) và cả ba thời.
Khi nhận thức một đối tượng một cách toàn diện (thí dụ về thị giác) nghĩa là cảm giác trọn vẹn sự vật, tức là nhận thức tại hình ảnh sự vật được hội tụ ở võng mạc mắt, hình ảnh ấy là Như-Là-Tính-Thể của Thức Giác, cũng là lúc Tâm trực nhận đầy đủ Thức Giác ấy. Lúc bấy giờ Tính-Thể của Tâm và Như-Là-Tình-Thể của sự vật đồng đẳng và đồng nhất thể. Nói rõ hơn, hình ảnh đối tượng (thức giác hay dung thể không của đối tượng) in trên võng mạc của mắt, cũng là lúc nhận thức của trí giác được hiển lộ trực tiếp khắn khít với thức giác như một. Thực tại toàn diện được nhận thức trọn vẹn trong trạng thái hợp nhất giữa thế giới hiện tượng và cõi vô cùng (không phân cách). Thực tại toàn diện nằm trọn vẹn trong chính nó không gì ngoài nó, có nghĩa là không thêm không bớt. Không thêm, vì ngoài thực tại không có gì nữa, tức là tha tính không để được nhận thức đầy đủ hoàn toàn dung thể không của nó. Không bớt, vì không thể thiếu một phần nào của thực tại (như không có thiếu thức giác) thì mới được toàn diện có tên riêng.

Nắm bắt được thực tướng của vạn hữu là sự vượt khỏi thời không làm cho tâm trở nên trong sáng thanh thản, tức là giải thoát khổ đau, nhân quả, luân hồi.
Vậy thì, Tri Thức đúng (Giác Ngộ) cái Tri Giác sai lầm của Chủ Khách (Nhị Nguyên) là Giải Thoát mọi phiền não, nhân duyên chằng chịt, cũng là Tự Giác và Giác Tha. Nắm bắt được thực tại toàn diện là thể nhận đối tượng một cách trọn vẹn. Khi Như-Là-Tính-Thể của đối tượng được Tâm trực nhận là lúc Tính-Thể của Tâm và Như-Là-Tính-Thể của đối tượng đồng thể hội nhập thành Một. Thực tại được toàn diện là nhận thức đối tượng đầy đủ không thêm không bớt. Không bớt vì phải thể nhận trọn vẹn không gian dung chứa đối tượng, mà dung thể không của đối tượng và đối tượng là một. Không thêm vì không cần có thời gian (phải vượt khỏi thời gian), bởi thời gian làm huyễn hóa đối tượng. Thực Tại Toàn Diện là thể nhận đối tượng một cách trọn vẹn đầy đủ không thêm không bớt cũng là lúc Giải Thoát mọi huyễn hóa, nhân duyên, sanh diệt, quan niệm vốn là sản phẩm của dòng Tâm Thức là Mầm Mống của phiền não khổ đau lăn trôi trong sanh tử luân hồi. Giải Thoát tức là Giác Ngộ mọi sự sai lầm của Nhận Thức thiếu Tĩnh Giác trong sinh hoạt hàng ngày của Thân Khẩu Ý. Hiện hữu sống, giải thoát mọi nhân duyên ràng buộc thì tương lai làm gì có dây nhân quả buộc ràng sanh tử lôi kéo!
Khẳng định tính là chân lý tối hậu, còn gọi là tri thức nguyên thủy, là trung đạo tức là thực tại điểm hiện hữu trong dòng duyên khởi của tâm thức, cũng là thực tại tuyệt đối của chân trí.
Tóm lại, cốt tủy của Phật đạo là Giác Ngộ Giải Thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử. Đó cũng là cứu cánh giáo lý của đức Phật.

Tri Thức Đúng cái Tri Thức Sai Lầm của Chủ Khách (Nhị Nguyên) là giải thoát mọi phiền não, nhân duyên chằng chịt, cũng là Tự giác và Giác tha. 

III. Hành Trì.

Người tu Phật sau khi thọ tam quy và giới luật, thì hoc hỏi kinh kệ cho thông hiểu. Đọc kinh, hiểu kinh để hành trì trong suốt cuộc đời của mình. Pháp học cũng như pháp hành là kim chỉ nam tu hành để tránh mọi sai lầm dù với đường tơ kẻ tóc, phải luôn tĩnh giác trong suy nghĩ, ngôn ngữ, tình cảm và hoạt động. Trong hành trì, pháp thực hiện nào cũng cần có giới luật mà tư tưởng chân thật (đệ nhất nghĩa) vượt khỏi luận giải bình thường.Thường tu sĩ có thể dùng ba cách thực hành như sau:

* Pháp Quán Tưởng.

Trong pháp Quán Tưởng, thường dùng đối tượng vay mượn liên hệ ngoài thân tâm thọ pháp của cá nhân mình. Pháp Quán Tưởng bao gồm thiền quán, thiền định, thiền công án, thoại đầu, niệm Phật, niệm chú, v.v...Thiền Quán là tri nhận Giác Thức của Tâm (Trí). Giác Thức và Tri Thức được quán tưởng theo thời gian. Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng (Tư duy, tưởng tượng, suy nghĩ, trí nhớ v.v.). Vì thế, thiền quán là giai đoạn đầu để hành giả dễ thực hành. Thiền quán Phật Giáo dùng đối tượng không tự nhiên hoặc tạo ra đối tượng rất đơn giản, như đề mục, công án thoại đầu, lục tự Di Đà, lục tự chân ngôn. Thiền Quán cứu cánh đạt đến Định của Thức.

* Thiền Định.     

1) Thiền không phải là trầm tư mặc tưởng. Ngộ không cốt tạo ra một điều kiện nào đó theo chủ tâm đã định trước bằng cách tập trung tư tưởng mạnh vào đó. Trái lại, Thiền là sự nhận chân một năng lực tâm linh mới có thể phán đoán sự vật trên một quan điểm mới. Pháp tu Thiền với mục đích là dứt khoát lật đổ ngôi nhà giả tạo mà mình đang có để dựng lên cái khác trên một nền móng hoàn toàn mới. Cơ cấu cũ gọi là vô minh, và ngôi nhà mới gọi là giác ngộ. Do đó trong Thiền không hề có việc trầm tư về những câu nói tượng trưng hoặc siêu hình nào thuộc về sản phẩm của ý thức hay cơ trí:

2) Phật tử tu tập Thiền định để huấn luyện tâm và kỷ luật tự giác bằng cách nhìn vào chính mình: .

3) Tu tập thiền định là tìm cách hiểu rõ bản chất của tâm và sử dụng nó một cách hữu hiệu trong cuộc sống hằng ngày, vì tâm là chìa khóa của hạnh phúc, mà cũng là chìa khóa của khổ đau phiền não:.

4) Tu tập thiền định trong cuộc sống hằng ngày là giải thoát tinh thần ra khỏi những trói buộc của tư tưởng cũng như những nhiễm ô loạn động:

5) Tu tập thiền định là con đường trực tiếp nhất để đạt tới đại giác.

* Niệm Phật Niệm Chú.

Niệm Phật Niệm Chú bằng Trí.

Thật sự niệm Phật hay niệm chú bằng Trí là chỉ dùng hai cách niệm (Niệm ra tiếng hay niệm thầm thuộc Tâm thức)  rồi chuyển thành trí. Vì niệm bằng căn trần thức là niệm thực tại giả lập, và niệm  bằng thức là niệm thực tại tùy thuộc, tất cả hai phép trên chỉ niệm theo bóng dáng (thức) của đọc niệm mà thôi. Từ thực tại giả lập hay tùy thưộc ta chuyển thành trí tức thực tại tuyệt đối. Trí là cái biết của tâm nó toàn diện và thường hằng, nhiều hơn cái biết của căn trần hay căn thức vì bị giới hạn ở các căn. Vậy khi ta niệm Phật hay niệm chú ra tiếng hay niệm thầm, biết ta đang niệm. Biết (của Trí)) cái mình biết (của Căn), tức là Tri Thức Đúng (Trí) cái tri thức sai lầm của nhị nguyên (chủ khách) là đã giải thoát mọi phiền não khổ đau.

Đặc biệt trong cách hành sau đây vừa dễ và điều hòa được hơi thở.

Khi hít vô, đồng thời đọc niệm lục tự: Nam Mô A Di Đà Phật, (chỉ dùng miệng đọc, hoặc niệm thầm: thuộc tâm thức)

Khi thở ra, tuệ tri được tôi niệm Phật. Tuệ tri hay biết vô thời gian: thuộc tâm trí.

Niệm chú cũng vậy, như Án Ma Ni Bát Di Hồng hay thần chú nào ngắn.

Khi hít vô đồng thời đọc niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng

Khi thở ra, tuệ tri được tôi niệm chú.

[Perceive a first point of sense to get a pure perception.

Cognize the pure perception to get a pure cognition. It is a true mind.]

"Đọc, niệm lục tự Di Đà hay chú Đại Bi để có chơn thức (Thức: vô thời gian).

Biết (Trí) chơn thức (đọc, niệm lục tự) là tri thức nguyên thủy tức là chơn trí hay chơn tâm. Phổ Nguyệt"

Tiếp tục niệm biết từng lục tự một theo thời gian ngồi thiền và cố gắng thực hành trong tứ oai nghi

* Thiền Công Án hay Thoại Đầu.

   Riêng tham thoại đầu, thoại là lời nói, khi chưa nổi niệm muốn nói là thoại đầu, nếu đã nổi niệm muốn nói dù chưa nói ra miệng cũng là thoại vĩ rồi. Như vậy thoại đầu tức là một khi một niệm chưa sanh. Tham là nghi, nghi là không hiểu không biết. Nếu có việc gì đã hiểu đã biết thì hết nghi, hết nghi tức là không có tham.
Vậy tham thoại đầu là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh, không biết đó là cái gì. Thiền Tông gọi là nghi tình, có nghi tình mới gọi là thoại đầu. Do nghi tình,đến chỗ giác ngộ gọi là kiến tánh thành Phật.
Tóm lại, dùng công án hay thoại đầu mà nghi tình là một thực tại giả lập cho nên vẫn còn dùng pháp nhị nguyên chủ khách --mặc dù chuyên chú vào một đối tượng duy nhứt và miên mật hành trì không có kẻ hở để vọng tưởng do nghiệp lực dẩn -- vì thế có thể vượt qua tất cả mọi vọng tưởng (chỉ còn có duy nhứt một công án hay thoại đầu tức là một thực tại giả lập) nên giải thoát mọi khổ ách cũng như các nhân duyên chằng chịt khác mà đạt đến cảnh giới cực lạc của chư Phật.

* Pháp Trực Chỉ hay Đốn Ngộ. (xem Thiền: Một Loại Tri Thức của Tâm Trí, Phổ Nguyệt)

Như đã trình bày, thiền đốn ngộ là tri nhận giác thức "tri thức nguyên thủy" của "chân trí". Muốn đạt được Tánh Giác ta phải thực hiện như sau:

     "Nhận thức niệm đầu của Cảm Giác (Sensation) để có Giác Thức nguyên thủy. (Pure Perception)

      Tri nhận Giác Thức nguyên sơ để có Tri Thức nguyên thủy và xa lìa tri thức đó."

Trong tứ oai nghi, nhất là lúc ngồi thiền, lúc nào chúng ta cũng Tĩnh Giác, nghĩa là không trụ vào đối tượng vừa tri nhận và cứ tiếp tục Tĩnh Giác mãi (Ưng vô sở trụ). Biết rằng thực hành như vậy là chúng ta đã vượt khỏi thời không (Vô thời không). Thí du: Phần thực hành như sau:

      a). Ngồi thiền: Sau khi sắp đặt, điều chỉnh tư thế, hơi thở và nghi lễ là ta phải nhớ thường tĩnh giác (Thường Biết rõ ràng):

            Khi phình bụng, ta biết phình bụng
            Khi xẹp bụng, ta Biết xẹp bụng.
            Hoặc khi thở vô, biết ta thở vô,
            khi thở ra, ta Biết thở ra.

Đó là niệm thân cũng là thiền tứ niệm xứ.

Cứ như thế thực hành lối nửa giờ hay tùy thời gian định

* Lúc đầu thì dùng Thiền Quán: Quán Thân bất tịnh, Quán Thọ thị khổ, Quán Tâm vô thường, Quán Pháp vô ngã, nhưng Thiền Đốn Ngộ thì muốn thể hiện Chân Tâm dùng cách tri nhận Tri Thức Nguyên Thủy tức Thực Tại toàn diện không thêm không bớt (toàn diện phải có Thức và Trí; không thiếu Thức và Trí, nhưng thêm Thức nữa hay quán thêm đối tượng thì không còn là Chân Trí mà là Trí Thức hay Tư Tưởng. Do đó tri nhận thực tại tuyệt đối là Tánh Giác vô thời không.

                     Tới niệm thọ: tùy thời gian, Khi thở vô dài, (dài, ngắn hay khó v.v ta cảm thọ được) ta Biết thở vô dài, khi thở ra dài, ta Biết thở ra dài, Hoặc, ngứa ta Biết ngứa hay mỗi hiện tượng ta nghe, lạnh, nóng v.v. ta đều Biết rõ ràng từng sự việc,

                      Sau cùng niệm Tâm và Pháp: tùy thời gian,  Khi ta nhớ lại việc gì hoặc, vọng tưởng nổi lên, hay tự động suy nghĩ điều gì, ta Biết ta tưởng à. Đủ rồi 

* Vì khi Căn Ý nhớ lại Pháp Trần (Sự việc, vọng tưởng, tự động suy nghĩ v.v) mà có sự nhớ Tưởng (Tâm),

* Nếu, truy quán việc nhớ lại, vọng niệm hay việc suy nghĩ nữa thì kéo dài thời gian vô ích.

* Cứu cánh Thiền Đốn Ngộ  dạt đến Giác Ngộ Giải Thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử vì không còn nghiệp thức đeo đuổi, không còn nhân duyên chằng chịt vượt khỏi thời không. Nếu huân tập thâm sâu dòng tâm thức càng trở nên trong sạch. Ví như cái hồ nước vẩn đục, ta xả ra mà không có đổ vô thêm nước vẩn đục (nghiệp thức) nữa, thì nước vẩn đục (dòng Tâm Thức) dần dần sẽ hết tức là dòng tâm thức không còn tính vẩn đục. Lúc sống được tự tại thì lúc chết làm sao bị dòng tâm thức (nghiệp) quấy nhiểu. Khi chết không còn nghiệp thức vấn vương, thì thể trí cũng tự tại vậy. Trong tứ oai nghi, lúc nào cũng tĩnh giác.

      b) Tứ oai nghi: Tri nhận niệm đầu của đối tuợng và liền Biết ngay đối tượng đó rõ ràng. Riêng có vọng tưởng nổi lên hay suy nghĩ, liền Biết ngay tôi tưởng à hay tôi suy nghĩ  à v.v...

 Pháp Không Chấp Thủ. (Pháp Thượng Trí lúc Cận Tử)

Sự không chấp thủ vào lục căn, và không có thức y cứ vào lục căn. Sự không chấp thủ vào lục trần và thức y cứ vào lục trần. Sự không chấp thủ vào lục thứ và thức y cứ vào lục thức. Khi học tập không chấp thủ lục căn xúc và sẽ không có thức y cứ vào lục căn xúc. Sự không chấp thủ sắc thọ tưởng hành thức do lục căn sanh khởi, và sẽ không có thức y cứ vào sắc thọ tưởng hành thức do lục căn sanh khởi. Sự không chấp thủ vào địa giới, hỏa giới, thủy giới, phong giới, hư không giới, thức giới, và có thức y cứ vào địa hỏa thủy phong không thức ... giới. Sự không chấp thủ hư không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ,phi tưởng phi phi tưởng xứ va không có thức y cứ vào hư không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, thức vô biên xứ. Sự không chấp thủ thế giới ở đây, không chấp thủ thế giới khác và không có thức y cứ vào thế giới ở đây và thế giới khác.

Do vậy, hãy học tập như sau: "Sẽ không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ý, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)".Hãy học tập như vậy. 

Như kinh viết:

"-- Do vậy, này Cư sĩ hãy học tập như sau: " Tôi sẽ không chấp thủ con mắt, và tôi sẽ không có thức y cứ vào con mắt". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ tai, và tôi sẽ không có thức y cứ vào tai". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ mũi... y cứ vào mũi... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ lưỡi... y cứ vào lưỡi.... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ thân... y cứ vào thân... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ ý... y cứ vào ý... hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ hình dạng, và tôi sẽ không có thức y cứ vào hình dạng". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ tiếng... y cứ vào tiếng... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ hương... y cứ vào hương... hãy học tập như vậy. Do vậy.... không chấp thủ vị... y cứ vào vị... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ xúc... y cứ vào xúc... hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ pháp, và tôi sẽ không có thức y cứ vào pháp". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ nhãn thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn thức". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ thức... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ thức... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt thức... Tôi sẽ không chấp thủ thân thức... Tôi sẽ không chấp thủ ý thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý thức". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ nhãn xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn xúc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thân xúc.. Tôi sẽ không chấp thủ ý xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý xúc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhãn xúc sanh khởi, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do nhãn xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhĩ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do tỷ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thiệt xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thân xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do ý xúc sanh khởi và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do ý xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ địa giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào địa giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thủy giới... Tôi sẽ không chấp thủ hỏa giới... Tôi sẽ không chấp thủ phong giới... Tôi sẽ không chấp thủ hư không giới... Tôi sẽ không chấp thủ thức giới và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ sắc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào sắc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thọ... Tôi sẽ không chấp thủ tưởng... Tôi sẽ không chấp thủ hành... Tôi sẽ không chấp thủ thức và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ Hư không vô biên xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Hư không vô biên xứ". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ Thức vô biên xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Vô sở hữu xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới ở đây và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới ở đây". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới khác, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới khác". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ý, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy."

 Pháp Quả.

Khi người trọng bệnh sắp chết, tuệ tri được bệnh tình của mình, an nhiên quan sát thật trạng và nghe bài học tập không chấp thủ mọi sự vô thường, khổ và biến hoại của luật sanh lão bệnh tử và chấp nhận mọi hậu quả của trọng bệnh lúc cận tử. Chánh trí tuệ ấy đưa thần thức người trọng bệnh sau khi thân hoại mạng chung liền sanh lên cõi trời Đâu- suất.

"Khi nghe nói vậy, cư sĩ Cấp Cô Ðộc khóc và chảy nước mắt. Rồi Tôn giả Ananda nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc:

-- Này Cư sĩ, Ông đang gượng lên mà sống, hay chìm xuống (cõi chết)?

-- Thưa Tôn giả Ananda, con không gượng lên mà sống, con đang chìm xuống cõi chết. Dầu cho bậc Ðạo sư được con hầu hạ đã lâu và dầu các vị Tỷ-kheo, tu tập ý lực con chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.

-- Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy không nói cho các hàng cư sĩ mặc áo trắng. Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy nói cho các hàng xuất gia.

-- Vậy thưa Tôn giả Sariputta, hãy thuyết pháp như vậy cho hàng cư sĩ mặc áo trắng. Thưa Tôn giả Sariputta, có những Thiện gia nam tử sanh ra với cấu uế không nhiều, nếu không được nghe pháp, sẽ bị đọa lạc; nhưng họ không thể biết được (Chánh) pháp.

Rồi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda sau khi giảng dạy cho cư sĩ Cấp Cô Ðộc với bài thuyết giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda ra đi không bao lâu, sau khi thân hoại mạng chung liền sanh lên cõi Tusita (Ðâu-suất thiên). Ánh sáng của trí tuệ hiện lên đảnh lễ Phật là một hiện tượng diệu hữu, chiếu sáng cõi ta bà với dung sắc thù thắng. Đó là bài học của Pháp Thượng Trí lúc cận tử vậy.

Thiền Tập.

Khi nhận thức mắt thấy sắc khả ái. khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn, tán thưởng thì chấp thủ và an trú tham đắm, nếu tán thưởng thì dục hỷ sanh  là tập khởi của khổ. Tiếp theo nhận thức thinh hương vị xúc pháp do nhĩ tỹ thiệt thân ý cũng vậy, dục hỹ sanh thì tập khởi khổ.

Khi có sắc thinh hương vị xúc pháp do nhãn nhĩ tỹ thiệt tân ý nhận thức, khả ái, khả hỹ, khả lạc, khả ý liên hệ đến dục, hấp dẫn, nếu không tán thưởng , không chấp thủ và an trú thì dục hỹ diệt. Từ diệt tận dục hỹ là sự diệt tận đau khổ.

Như Kinh viết:                                                                                    

"Rồi Tôn giả Punna (Phú-lâu-na), vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Punna bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, tốt lành thay nếu Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt cho con, để con có thể, sau khi nghe Thế Tôn, sống một mình, nhàn tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

-- Vậy này Punna, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Punna vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ tán thưởng, chấp thủ và an trú, dục hỷ sanh; và này Punna, Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ. Này Punna, có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức; có những vị do lưỡi nhận thức; có những cảm xúc do thân nhận thức; có những pháp do ý nhận thức; khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ và an trú trong ấy, thời do hoan hỷ, tán thưởng, chấp thủ và an trú tham đắm, dục hỷ sanh; và này Punna. Ta nói rằng, từ sự tập khởi của dục hỷ, là sự tập khởi của khổ.

Này Punna, có những sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán thưởng, không chấp thủ và an trú, thời dục hỷ diệt. Này Punna, Ta nói rằng, tự sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ. Này Punna, có những tiếng do tai nhận thức; có những hương do mũi nhận thức; có những vị do lưỡi nhận thức; có những cảm xúc do thân nhận thức; có những pháp do ý nhận thức, khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán thưởng, không chấp thủ và an trú, thời dục hỷ diệt. Này Punna, Ta nói rằng, từ sự diệt tận dục hỷ là sự diệt tận đau khổ."

 Sống Chí Thiện.

Dù sống một mình ở nơi đâu, chỗ hung kiết, người thiện ác, dù bị mắng nhiếc, nhục mạ, đánh đập ngay cả đoạt mệnh, lúc nào cũng sống chí thiện. Sống như vậy chứng được tâm minh.

"Này Punna, Ông sẽ sống ở quốc độ nào, nay Ông đã được Ta giáo giới với lời giáo giới vắn tắt?

-- Bạch Thế Tôn, nay con đã được Thế Tôn giáo giới với lời giáo giới vắn tắt, có một quốc độ tên là Sunaparanta (Tây Phương Du-na Quốc), con sẽ sống tại đấy.

-- Này Punna, người nước Sunaparanta là hung bạo. Này Punna, người nước Sunaparanta là thô ác. Này Punna, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc Ông, nhục mạ Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu người nước Sunaparanta mắng nhiếc con, nhục mạ con, thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: "Thật là hiền thiện, người nước Sunaparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này! Vì rằng họ không lấy tay đánh đập ta". Bạch Thế Tôn, tại đây con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thế, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ như thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy tay đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: ""Thật là thiện, người nước Sunaparanta này! Thật là chí thiện, người nước Sunaparanta này! Vì rằng họ không lấy các cục đất ném đánh ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy! Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunapa ranta lấy các cục đất ném đánh Ông, thời này Punna, tại đấy Ông sẽ nghĩ thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy cục đất ném đánh con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: "Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta! Vì rằng họ không lấy gậy đánh đập ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunapa ranta lấy gậy đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông nghĩ thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy gậy đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: "Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta! Vì rằng họ không lấy dao đánh đập ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunapa ranta lấy dao đánh đập Ông, thời này Punna, tại đấy Ông nghĩ thế nào?

-- Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao đánh đập con; thời tại đấy, con sẽ nghĩ như sau: "Thật là hiền thiện, các người nước Sunaparanta! Thật là chí thiện, các người nước Sunaparanta! Vì rằng họ không lấy đao sắc bén đoạt hại mạng ta". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy.

-- Nhưng này Punna, nếu các người nước Sunaparanta lấy dao sắc bén đoạt hại mạng Ông, thời này Punna, tại đấy Ông nghĩ thế nào?

-- -Bạch Thế Tôn, nếu các người nước Sunapa ranta sẽ lấy dao sắc bén đoạt hại mạng con; thời tại đấy con sẽ nghĩ như sau: "Có những đệ tử của Thế Tôn, ưu phiền và nhàm chán thân thể và sinh mạng đi tìm con dao (để tự sát). Nay ta khỏi cần đi tìm đã được con dao ấy". Bạch Thế Tôn, tại đấy con sẽ nghĩ như vậy. Bạch Thiện Thệ, tại đấy, con sẽ nghĩ như vậy.

-- Lành thay, lành thay, này Punna! Này Punna, Ông có thể sống trong nước Sunaparanta, khi Ông có được đầy đủ sự nhiếp phục và an tịnh này. Này Punna, Ông nay hãy làm những gì Ông nghĩ là hợp thời.

Rồi Tôn giả Punna, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, dọn dẹp sàng tọa, lấy y bát, rồi ra đi, đi đến nước Sunaparanta. Tiếp tục du hành, (Tôn giả Punna) đi đến nước Sunaparanta. Tại đây, Tôn giả Punna sống trong nước Sunaparanta. Rồi Tôn giả Punna nội trong mùa an cư mùa mưa ấy, nhiếp được khoảng năm trăm nam cư sĩ; cũng trong mùa an cư mùa mưa ấy, nhiếp độ khoảng năm trăm nữ cư sĩ; cũng trong mùa an cư mùa mưa ấy, chứng được Tâm minh. (Thiền Tinh Độc Cư)

Tri Nhận Trực Tiếp là Hành Thiền, là Tĩnh Giác Trong Tứ Oai Nghi. 

Có hai cách: tọa thiền và tĩnh giác tứ oai nghi. (Xem Thiền: Tri thức của Tâm Trí, Phổ Nguyệt)
 

-Tánh Không của Thực Tại Tòan Diện. Khi tri nhận ngay chơn thức để thành trí tuệ và không có thời gian. Đầy đủ thức và trí là một thực tại toàn diện: không thiếu thức (không bớt), cũng như không thêm thức (là không thêm không gian lăn trôi theo thời gian)

-Tánh Không của Tri Thức Nguyên Thủy. Cảm giác đầu tiên hình ảnh sự vật và nhận thức tên sự vật đó ta có chơn thức. Tri nhận chơn thức để được gíác trí tuệ và xa lìa tứ tướng (Vô thời không).

-Tánh Không của Tuệ Quán hay Tuệ Tri không Động Không Rung Chuyển. Trong pháp hiện tại là dòng tâm thức lưu chuyển nối tiếp những điểm sat-na sanh diệt liên tục không thề nắm bắt được. Tuệ quán ngay điểm không động không rung chuyển; tức là Tánh không của Thực Tại Điểm (vô thời không) có Thực Trong Cái Đang Là (dòng tâm thức), cũng là Trung Đạo trong dòng duyên khởi của tâm viên ý mã

-Tánh không của Tướng Hư Không Hòa Nhập Vào Tánh Hư Không Vô Tận. Mọi sự vật dù trong tâm (tâm khảm) hay ngoài tâm (không gian) đều có tướng hư không (xem trung không diệu hữu ở trên). Khi ta nhận thức được tên hình ảnh sự vật, là ta có tâm thức, ta tri nhận tâm thức đó để có tri thức (vì có thời gian). Tuy nhiên khi ta cảm nhận niệm đầu của sự vật, thì ta có chơn thức và tri nhận chơn thức nầy đẻ có tri thức nguyên thuỷ và phi thời gian hay gọi giác trí tuệ. Tướng hư không sự vật (hình ảnh sự vật) được cảm nhận là tâm thức. Tri nhận tướng hư không là dùng trí để biết (do tánh hư không vô tận của trí tuệ) là hòa nhập tướng hư không vào tánh hư không vô tận vậy.

Thật ra, những pháp luận trên được triển khai từ các cốt tủy của các kinh mà Phật đã dạy, ngay các bài khai thị của các tổ cũng vậy. Tổng luận và đúc kết tinh yếu các kinh Phật được Luc Tổ yếu lược bằng Pháp Vô Niệm Vô Tướng Vô Trụ qua Pháp Hành như sau:

 Dụng Thiền

* Tứ Oai Nghi, " Dụng tức khắp tất cả chỗ, cũng không dính mắc tất cả chỗ, chỉ thanh tịnh nơi bản tâm, khiến sáu thức ra sáu cửa đối trong sáu trần không nhiễm, không tạp, đi lại tự do, thông dụng không kẹt tức là Bát Nhã tam muội." Ngài dạy thật là cụ thể. Ngài bảo tất cả các pháp mà tâm không nhiễm, không trước, đó là vô niệm; vì không nhiễm không trước nên dụng khắp  tất cả chỗ nhưng không dính  ở tất cả chỗ, chỉ bản tâm mình thanh tịnh. Khi bản thân tâm thanh tịnh thì sáu ra sáu cửa: lỗ tai có cái biết củ alỗ tai, con nắt cũng có cái biết của con mắt..., sáu thức ra vào đối tiếp với sáu trần nhưng không dính, không lẩn trong sáu trần, đi lại tự do, như vậy gọi là tam muội.

Đi đứng nằm ngồi đều dụng công. Khi đi, thấy biết đường đi, nếu thấy biết, nghe biết, ngữi biết, nếm biết, chạm biết, xúc biết, ý biết (suy nghĩ biết) thì tuệ tri cái biết và không trụ vào chúng nữa. Các oai nghi nào cũng vậy. Đặc biệt, thân cử động hay hoạt động gì đều biết, nghe gì đều biết, nói hay trả lời đều biết, cảm giác gì biết hay ý nghĩ gì đều biết.

* Tọa Thiền. Tổ dạy chúng rằng: Pháp môn toạ Thiền nầy vốn không chấp nơi tâm, cũng không chấp nơi tịnh, cũng chẳng phải chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm như huyễn nên không có chỗ chấp vậy. Nếu chấp tịnh, bởi vì vọng niệm che đậy chơn như, chỉ không có vọng tưởng thì tánh tự thanh tịnh. Khởi tâm chấp tịnh trở lại sanh ra cái tịnh vọng. Vọng không có chỗ nơi, chấp ấy là vọng; tịnh không hình tướng trở lại lập tướng tịnh, nói là công phu, người khởi kiến giải này là chướng tự bản tánh trở lại bị tịnh trói.

Tọa thiền đặc biệt hơn, tâm dễ thanh tịnh hơn. Tự tánh sẽ hiển lộ trong vô niệm vô tướng hay vô trụ. Trong thân, khi ngứa biết ngứa, nghe tiếng biết nghe tiếng, hoặc thở vô biết thở vô, thở ra biết thở ra, thở vô ra dài ngắn đều biết, bụng phình xẹp biết bụng phình xẹp, buồn ngủ biết buồn ngủ, cảm giác gì đều biết. Nhớ việc gì biết nhớ, suy nghĩ biết suy nghĩ, v.v... lúc nào cũng tĩnh giác; phải quán chiếu các đối tượng tự nhiên có trong thân tâm hoặc cảnh ngoài đột nhận, nên đốn ngộ là tĩnh giác ngay hay lập tức biết. Tọa thiền càng lâu thì thì tâm càng thanh tịnh nhiều hơn trong các oai nghi khác. Tuy vậy, trong tứ oai nghi lúc nào cũng tĩnh giác ngay trong các hoạt động của thân khẩu ý kể cả lúc ăn uống, ngủ nghỉ. 

VI. Kết Luận 

Không Tánh là Tánh Hư Không Vô Tận là Bản Giác, là Tánh Giác, là Bản Lai Diện Mục, là Như Lai Tạng, là Chơn Như Phật Tánh, v.v...là khi Tuệ Tri, Tuệ Quán, hay Biết sát-na hiện tiền dòng tâm thức đang lưu chuyển của duyên khởi hay tùy thuộc, nên dòng tâm thức nầy không kịp vẩn đục, vì nó không sanh không diệt, không sạch không nhơ và không tăng, không giảm. Cái không không vẩn đục, trong sáng thanh tịnh như thế, không vướng bụi trần hay không gây nghiệp thức, há không phải là đặc điểm của phước đức sao! Vậy đắc không tánh là phước đức như hư không vô tận không thể đo lường. Như trong king Kim Cang viết:

Phẩm Diệu Hạnh Vô Trụ (trong đoạn 4):

Lại nữa Tu-bồ-đề, Bồ-tát với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đế, nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường.

-Tu Bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Hư không ở phương Đông có thể nghĩ lường được chăng?

-Bạch Thế Tôn, không vậy.

-Này Tu-bồ-đề, hư không phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phía trên dưới có thể nghĩ lường được chăng?

-Bạch Thế tôn, không vậy.

-Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí, phước đức cũng lại như thế, không thể nghĩ lường. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát chỉ nên như lời dạy mà trụ. (HT. Thích Thanh Từ dịch)

Thật vậy chẳng trụ nơi tướng tức là an trú nơi không tánh hay pháp không chấp thủ. Khi tri nhận tướng hư không của sự vật (không tướng) và đưa vào vô vi niết bàn (niết bàn tuyệt đối hay thực tại tuyệt đối) là chúng ta hòa nhập tướng hư không đối tượng vào tánh hư không vô tận, là hư không trong sáng bao la tức dòng tâm thức không còn bị vẩn đục, cũng là đắc được phước đức như hư không không thể đo lường được. 

Tham khảo: 

Cốt Tủy các Kinh Căn Bản của Phật Gíáo. Phổ Nguyệt, 2006 trích trong website Tàng Thư Phật Học: http://www.tangthuphathoc.com.

Khẳng Định Tính: Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát. Phổ Nguyệt, 2003, trích trong website Tàng Thư Phật Học.

TĐPHVA:Tự điển Phật Học Việt Anh. Thiện Phúc trích trong trang nhà Quang Đức: http://www.quangduc.com

Thiền: Một LoạiTri Thức của Tâm Trí. Phổ Nguyệt. Trích trong websiteTàng Thư Phật Học.

Thực Tại & Chí Đạo. Phổ Nguyệt, 2002. Trích website Tàng Thư Phật Học. 

Phổ Nguyệt



Thông tin liên hệ

Điện thoại: 0389.977.999
Hotline     : 0389.977.999
Email: phongthuysongha@gmail.com
Địa chỉ: Trung tâm Thương mại Hyundai - Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Nội - Việt Nam


Xem lịch âm
Tháng     Năm  

Liên kết nhanh

Website liên kết: https://topchuyengia.vn