Phật giáo Tây Tạng có 4 trường phái chính: Nyingma, Kagyu, Gelug và Sakya. Sự truyền bá và phát triển Phật giáo ở Tây Tạng hình thành nhiều trường phái chính và phụ khác nhau. Các trường phái có cùng mục đích và nguyên lý, nhưng có một số điểm khác biệt về triết học và thực hành. Xin giới thiệu về 4 trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng và những đặc điểm, thực hành của các trường phái này.
Nyingma (Cổ Mật) là trường phái Phật giáo Tây Tạng xưa nhất
Nyingma, có nghĩa là “Cổ xưa” và đây là trường phái Phật giáo Tây Tạng xưa nhất. Được thành lập bởi Padmasambhava, truyền thống Nyingma cũng có một số trường phai phụ.
Theo Rebecca McClen Novick, có 3 trường phái phụ: Sems-sde, kLong-sde, Man-ngag-sde. Theo Novick, Giáo lý và sự truyền thừa của trường phái Nyingma được chia ra 3 nhóm chính: khẩu truyền, thánh điển, biểu tượng. Ở phương Tây, các lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng như Sogyal Rinpoche và Namkhai Norbu Rinpoche truyền bá trường phái này.
Trường phái Gelug (Đức Dalai Lama thuộc trường phái này)
Gelug có nghĩa là Đạo đức, truyền thống này do ngài Tsong Khapa, Je Rinpoche (1357-1419) thành lập. Theo Landaw và Bodian, trường phái này bắt nguồn từ truyền thống Kadam, do Atisha thành lập, từ Ấn Độ đến Tây Tạng năm 1042.
Truyền thống Gelug chú trọng đến hành động đạo đức, biện chứng triết học và thực hành Trantra. Theo Novick truyền thống Gelug chú trọng giới luật trong đời sống tu viện, học rộng, kinh và giáo lý Tantra.
Trường phái Sakya
Trường phái Sakya do gia đình Khon thành lập, được cho rằng có nguồn là chư thiên. Các kỷ thuật thiền định của trường phái Sakya được gọi là Lamdre, dựa vào Hevajra Tantra, theo Novick, đây là tác phẩm tổng hợp tantra của trường phái Sakya. Lamdre phân làm 4 loại:
- Hiểu đúng về tính không
- Thực hành thiền định
- Lễ nghi
- Giác ngộ
Trường phái Skya có 2 trường phái phụ, Ngorpa và Tsarpa
Trường phái Kagyu (thực hành thiền định và Đại ấn)
Một trong những trường phái Phật giáo Tây Tạng đầu tiên thiết lập dòng truyền thừa thông qua tái sinh (Karmapa). Trường phái Kagyu có 2 nguồn gốc chính. Theo Novick, từ Marpa Chokyi Lodoe (1012-1099) và Khyungpo Nyaljor (978-1079). Trường phái Kagyu nổi tiếng về hành giả nhập thất lâu dài, nhấn mạnh về thực hành thiền định và thực hành Đại ấn, “Thực hành đem lại giác ngộ tính không và bản chất tối hậu của tâm.”
Mục đích của 4 trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng không khác nhau, giác ngộ và an lạc, nhưng dòng truyền, quan điểm triết học của các trường phái có khác. Ngày nay, tất cả 4 trường phái Phật giáo Tây Tạng truyền bá lời dạy của đức Phật khắp thế giới.
Ban dịch thuật phatgiao.vn chuyển ngữ (Theo: Buddhist Schools – Introduction to Schools of Tibetan Buddhism by Prerna Malik,)