Pháp Tu Chứng các Tầng Thiền


Ðể tu hành được chứng đắc các tầng thiền, theo gương và lời Phật dạy trong các kinh truyền tụng cũng như các vị đạo học nhiều kinh nghiệm mà hành trì miên mật và tinh tấn không thối chuyển về cả giới luật, pháp học đúng lẫn thọ trì đúng thì thành quả tất phải đến mà thôi. Sơ thiền là một bước khởi đầu trong sự tu chứng cần phải trải qua nhiều cố gắng không ngừng nghỉ giũ gìn giới luật nghiêm minh, đặc biệt ly dục và tránh những điều bất thiện. Phạm hạnh căn bản bước đầu tự nhìên là khó khăn lắm; ý chí tìm cầu giải thoát đợi người tu sĩ có cơ duyên nắm bắt thành tựu vĩ đại này phải có nguyện lực lớn. Theo bước chân đi của đức Thế Tôn, bất cứ người cư sĩ hay tu sĩ có đủ phạm hạnh hiểu đúng hành đúng những pháp môn Phật dạy, thì dòng tâm thức được trong sạch hóa ắt phải vượt khỏi bản ngã ác pháp vô thường ưu khổ hay tiến xa hơn nữa là giải thoát dòng bộc lưu sanh tử. Ước nguyện Phổ Nguyệt thì nhiều, mong mỏi chúng ta có đủ duyên phước để thành tựu quả vị không ngoài tầm tay chỉ e không có nguyện lực đủ lớn để kham nhẫn mà thôi.

I. GIỚI LUẬT

Theo sự trình bày  Ðại Cương về Giới Luật Tu Sĩ của Hòa thượng Thích Thiện Siêu

thì phần Chỉ trì, Tác trì được tóm tắt như sau:

Giới luật thì nhiều, nhưng không ngoài hai môn: Chỉ trì và Tác trì.

1.      Chỉ trì là đình chỉ, đình chỉ không làm các điều ác. Tức qui định về điều giới, đó là giới, thuộc chỉ trì. 

2.      Tác trì là tu thiện, tức làm các điều thiện. Tức qui định về các pháp Kiết-ma, đó là luật, thuộc Tác trì. 

Riêng Giới bản của Tỷ-kheo có 250 giới, Tỷ-kheo-ni có 348 giới. Theo Nam truyền Luật tạng Tỷ-kheo có 227 điều, Tỷ-kheo-ni có 311 điều. Các giới điều tuy có khác, nhưng chỉ khác phần chi tiết, còn phần nội dung chính vẫn giống nhau, tức tu sĩ nói chung là phải không làm những điều ác, mà phải thực hiện điều thiện, đó là những phạm hạnh của người tu theo Phật giáo.

Do nhận định về “ GIỚI LUẬT - CƠ SỞ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO” 
của TT. Thích Viên Giác thì:

Nguyên tắc hành trì mà Đức Phật thiết lập cho các đệ tử khép mình vào đó để làm đình chỉ dục vọng có thể nói đó là những nguyên tắc khách quan và phổ quát. Đó là năm giới của người Phật tử :

Không giết hại, 
Không trộm cắp, 
Không quan hệ tình dục phi pháp (tà dâm), 
Không dối gạt hại người, và 
Không rượu chè say sưa.

Một nhà tri thức phương Tây nhận định : "Năm giới này cho thấy 5 hướng chính mà người Phật tử tự mình kiểm soát để hành trì (tri hành). Đó là giới thứ nhất răn người Phật tử kiềm chế nóng giận, giới thứ hai kiềm chế tham đắm vật chất, giới thứ ba kiềm chế nhục dục, giới thứ tư kiềm chế sự khiếp nhược và ác ý (nguyên nhân không chân thật) và giới thứ năm kiềm chế lòng ham muốn các sự kích thích nhơ bẩn" (Edmond - Homes - Tín điều của Đức Phật). dù Phật tử hay không là Phật tử, các nguyên tắc đạo đức này cần phải được thực hành, dù trong điều kiện thời gian hay không gian nào, nếu không muốn có hậu quả xấu. Đức Phật xác định rằng một người nếu có hành vi sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói dối và đắm say các chất gây nghiện ngập thì sẽ có một cuộc sống sợ hãi và hận thù, đồng thời cõi ác đau khổ đang chờ đợi họ; ngược lại một người (Phật tử) từ bỏ sát sanhỢ. thì cuộc sống không có sợ hãi, hận thù và cõi thiện đang chờ đợi họ. Giá trị của một người không phải được đánh giá qua tài sản, thân tướng, dòng họ, địa vịỢmà được đánh giá qua đời sống mà chuẩn mực được thể hiện qua 5 nguyên tắc đạo đức trên. Đức Phật dạy thêm rằng :"Một người mà hành vi của họ được bảo vệ bởi 5 nguyên tắc (giới) trên thì người ấy có thể thành tựu một cách nhanh chóng bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú" (Tăng Chi III).

Đi sâu hơn các nguyên tắc căn bản trên, Đức Phật thiết lập 10 giới (10 điều thiện) nhằm nâng cao hơn nữa hành vi và tâm lý đạo đức của con người, 10 điều ấy được thiết lập trên cơ sở hành vi, ngôn ngữ và tâm ý.

Hành vi gồm có:

        Không sát sanh, 
        Không trộm cắp, 
        Không quan hệ tình dục phi pháp.

        Ngôn ngữ gồm có :

        Không nói dối, 
        Không nói hai lưỡi, 
        Không nói lời độc ác, 
        Không nói lời phù phiếm ba hoa.

        Tâm ý gồm có :

        Không tham lam, 
        Không sân hận, 
        Không si mê tà kiến.

10 giời điều này thực sự bước vào lộ trình của giải thoát, đây là giới căn bản cho cả tại gia và xuất gia, khác với năm giới là bước đầu chỉ quy định trong phạm vi, hành vi và ngôn ngữ là những biểu hiện đạo đức cụ thể gây hậu quả trực tiếp, tuy vậy vẫn chưa thể hiện được nguồn gốc, động cơ bên trong. Luật pháp của xã hội cũng chỉ giới hạn ở mức độ hành vi và ngôn ngữ mà thôi. Đức Phật dạy rằng, một người thực hành 10 điều bất thiện thì cuộc sống của họ là phi đạo đức, đồng thời không đạt được mục tiêu hạnh phúc: "Này các Tỳ kheo, sát sanh, lấy của không cho, tà hành trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận và tà kiến, đây gọi là phi pháp và phi mục đích" (Kinh Tăng Chi III). Ngài khuyên mọi người nên sống đúng theo 10 điều thiện, như vậy phù hợp với nguyên tắc đạo đức và quy luật của hạnh phúc.

Trong 10 điều thiện phân làm 3 lãnh vực: thân, miệng, ý - Theo Phật giáo lãnh vực tâm lý rất quan trọng, những hành vi của thân, miệng, ý, đều có động cơ từ ý thức. Những hành vi bất thiện chỉ là những biểu hiện của động lực bên trong: tham, sân hay tà kiến. Vì vậy, đạo Phật thường coi trọng tu tâm hay tu tướng, nếu lòng tham không được nhận diện và tu tập để chế ngự chúng thì tội ác sẽ phát sinh, thiện pháp sẽ tổn giảm. Đức Phật dạy: "Này các Tỳ kheo, do nhân tham, sân, si mà có sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Như vậy, tham là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, sân là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, si là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi; ngược lại tham sân si đoạn diệt thì nghiệp đoạn diệt "(Kinh Tăng Chi III). Sự phát triển giới điều trong các sinh hoạt của Tăng chúng cũng chỉ khai triển sâu và rộng hơn 3 cái động lực thiện và bất thiện bên trong tâm ý này. Tham lam là gốc nhưng tham có nhiều loại : tham sắc, tham tài, tham danh, chấp ngã. Sự mở rộng giới luật chính là để tương ứng với nhiều sắc thái khác nhau của ba tâm bất thiện này. Những nguyên tắc giới luật vừa để chế ngự, đình chỉ 10 ác nghiệp nhưng đồng thời cũng để phát triển 10 thiện nghiệp, trong luật gọi tính chất hai mặt này của giới : chi trì và tác trì.

Đạo Phật chú trọng vào động cơ tâm ý, hay ý nghiệp, điều đó không có nghĩa là coi thường hành vi của thân, miệng và kết quả của đối tượng. Ví dụ giới sát :"Cố ý tự tay mình làm dứt sinh mạng con người hoặc cầm dao đưa người khác giết, hoặc khen ngợi sự chết hoặc khích lệ cho chết.  Người kia vì các điều trên mà chết thì phạm tội giết người phải bị trục xuất" (Giới Tỳ kheo).Một giới nếu vi phạm phải có tác ý, hay cố ý làm căn bản nhưng để thành một hành vi phi đạo đức phải có biểu hiện thân, miệng và kết quả của đối tượng. Có trường hợp thân miệng, hành động có hậu quả cho đối tượng nhưng không cố ý, không tác ý thì không phạm tội hay tội rất nhẹ. Đó là lý do đạo đức Phật giáo thường đi sâu vào động lực tâm ý của con người. Những động lực tâm ý ấy trở thành giới luật có tác dụng phòng ngừa và làm cho con người trở nên thánh thiện.

Đối với người xuất gia, giới luật rất nhiều và chi tiết : Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo Ni 348 giới, Bồ tát 48 giới, nhưng cũng chỉ phát triển từ sự đoạn trừ các động lực bất thiện của tâm ý là tham, sân và si. Nếu một người không có tham, sân, si thì đạo đức đã hoàn thiện, không còn giữ các giới điều trên làm gì. Vì vậy, đức tính của một Tỳ kheo được Đức Phật dạy bao gồm các thiện tâm mà nguồn gốc là vô tham , vô sân, vô si diễn ra như sau :"Người có tâm xấu hổ (tàm quí) sẽ đưa đến không tâm sợ hãi các tội lỗi, đưa đến không phóng dật, đưa đến biết khiêm cung, đưa đến nghe lời dạy bảo, đưa đến ưa gần người hiền, đưa đến có lòng tin vào chánh pháp, đưa đến lòng vị tha, đưa đến tinh cần trong thiện pháp, đưa đến chế ngự các dục vọng, đưa đến thiện giới được tuân thủ, đưa đến gần gũi bậc Thánh hiền, người trí tuệ, đưa đến ưa nghe pháp, đưa đến không quan tâm chỉ trích kẻ khác, đưa đến chánh niệm tỉnh giác, đưa đến tâm định tỉnh, đưa đến tác ý hợp chân lý, đưa đến không lầm theo tà đạo, đưa đến tâm tỉnh bén nhạy, tích cực, đưa đến đoạn trừ thân kiến, giới cấm thủ và nghi, đưa đến đoạn trừ tham sân si để thành tựu đạo đức hoàn toàn vô tham, vô sân, vô si". (Kinh Tăng Chi III).

Tóm lại, đaọ đức Phật giáo được xây dựng trên cơ sở giới luật và những giới luật ấy là những nguyên tắc nếu được tuân thủ sẽ đem đến hiệu quả chế ngự dục vọng bản năng, thiết lập các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên một cách hoà điệu; xa hơn nữa, có thể tịnh hóa tâm thức thoát ly các chướng ngại và ức chế tâm lý để sống một đời sống hạnh phúc chân thật.

II. PHÁP HỌC

A). Rèn luyện phạm hạnh

 Đặc tánh của Thiền Tịnh Độc Hành.

 Sống một mình, hoặc cư sĩ, khi thiền độc hành cần thiết nhàn tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm và tinh cần. Mười lợi ích thiện lành của cuộc sống ẩn dật, -1) Không ham bóng sắc dục vọng: Không có cảnh nam nữ, tức không có lòng ham muốn, - 2) Không nói điều tà vạy: Không có nhơn duyên gây ra lời ăn tiếng nói lộn xộn, tức không có việc bày điều đặt chuyện láo xược, - 3) Không có kẻ thù: Không có kẻ đối địch, -4) Không xung đột với ai: Không sợ việc tranh giành, -5) Không có bằng hữu khen chê: Không có bạn nói chuyện thị phi, tức không có việc khen chê, -.6) Không có ai để cho mình bươi móc lỗi lầm của họ: Không thấy kẻ lỗi lầm, -7) Không có ai để chúng ta nói chuyện về họ: Không có việc đàm luận việc quấy của người khác, -8) Không bạn bè, không đệ tử, không kẻ hầu người hạ cho chúng ta vui chơi, dạy dỗ hay sai bảo (không gây tội tạo nghiệp), -9) Không ao ước có bạn đồng hành, -10) Không có những phiền phức gây nên bởi xã hội như khách khứa, lịch sự, quần áo chỉnh tề, cũng như giao tế xã hội. - Riêng bản thân sống không phóng dật là thường tĩnh không uể oải, luôn chú ý mọi hành động suy nghỉ và hoạt động. Phải nhiệt tâm tu tập thiền tịnh. Ngoài ra, theo Phật giáo, tinh cần có nghĩa là cố gắng làm điều thiện và đồng thời cố gắng triệt tiêu điều ác

Thiền Tập.

Khi nhận thức mắt thấy sắc khả ái. khả hỷ, khả lạc, khả ý, liên hệ đến dục, hấp dẫn, tán thưởng thì chấp thủ và an trú tham đắm, nếu tán thưởng thì dục hỷ sanh  là tập khởi của khổ. Tiếp theo nhận thức thinh hương vị xúc pháp do nhĩ tỹ thiệt thân ý cũng vậy, dục hỹ sanh thì tập khởi khổ.

Khi có sắc thinh hương vị xúc pháp do nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ý nhận thức, khả ái, khả hỹ, khả lạc, khả ý liên hệ đến dục, hấp dẫn, nếu không tán thưởng , không chấp thủ và an trú thì dục hỹ diệt. Từ diệt tận dục hỹ là sự diệt tận đau khổ.

Sống Chí Thiện.

Dù sống một mình ở nơi đâu, chỗ hung kiết, người thiện ác, dù bị mắng nhiếc, nhục mạ, đánh đập ngay cả đoạt mệnh, lúc nào cũng sống chí thiện. Sống như vậy chứng được tâm minh.

Thiền tịnh độc cư là một pháp nghiêm túc và phải có nhiệt huyết tu tập cẩn mật, sống một mình với những đức tính trong sạch, không phóng dật, chí thiện, giới luật nghiêm minh, tinh cần hành trì thượng trí để đạt giác ngộ niết bàn.

Thiện và bất thiện

-- Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp.(Kinh Giáo GiớI Phú Lâu-Na)

 * Bất thiện gồm có: sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm, tham dục, sân, tà kiến không tham sân si {là căn bổn thịện).

* Thiện là từ bỏ tất cả các việc: sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, ác khẩu, nói phù phiếm, tham dục, sân, tà kiến.

B). Quán Niệm Xứ: Dùng Chánh Niệm để Rèn Luyện Trí Tuệ

Đạo Phật là đạo giải thoát nói từ viễn cảnh cứu cánh, nhưng trên thực tế thì trí tuệ mới là pháp căn bản để tu tập cho mọi tu sĩ đến bờ giác ngộ. Từ sự giác ngộ, chúng sanh mở ra đường sáng vượt khỏi đám mây mù của dòng tâm thức vốn che khuất bầu trời trí tuệ. Tâm thức là nhận thức sự vật (lục trần) bằng lục căn, nên lục thức hay tâm thức vô thường và biến dị. Sự vật được nhận thức chẳng qua là do duyên khởi hoặc giả danh, nên chúng chịu luật sanh diệt theo thời gian ngay cả nhận thức cảm thọ tưởng thức là những hành động liệt tri. Muốn vượt thoát khỏi sự sanh diệt ấy tất phải dùng trí  năng soi sáng mọi biến đổi, vô thường của thọ, tưởng, và thức (nói chung là dòng tâm thức)  mà đến thế giới bất sanh bất diệt, trong sáng và thường hằng. Trí tuệ có khả năng trong sạch hóa mọi dòng tâm thức bằng cách hư không hóa mọi hữu tồn dù tâm hay vật. Rèn luyện trí tuệ lúc đầu là dùng niệm xứ tức chánh niệm, một nhu cầu thiết yếu cho mọi tu sĩ sơ cơ hiểu rõ trước khi tu tập các pháp môn khác.

      Trong Đại Kinh Phương Quảng,43 Trung Bộ, Tôn giả Mahakotthita (Đại-Câu-hy-la) vấn đạo với Tôn giả Sariputta (Xá lợi Phất) do HT. Thích Minh Châu chuyển dịch từ tiếng Pali đã diễn đạt pháp rèn luyện trí tuệ rất căn bản và rõ ràng. 

      Trong kinh Sáu Xứ,148 Trung Bộ, Phật  đã giảng rõ ràng mọi nhân duyên khởi lên mà sanh. Dòng tâm thức luôn trôi chảy theo thời gian mà duyên theo xúc, thọ, ái gây ra thân kiến, ba độc. Ba pháp (căn + trần + thức) kết thành tâm thức vì chúng không có tự thể hay vô ngã, chúng thay đổi luôn, nên chúng dễ bị nhận thức sai lầm vì duyên xúc thọ và ái lôi cuốn theo thời gian từng sát na sanh diệt luôn không ngừng nghỉ. Phật đã dạy, đoạn diệt thân kiến, đoạn tận ba độc là pháp hành để trở nên phạm hạnh, vẫn chưa đủ mà phải thực hành pháp giải thoát mới rửa sạch mọi sai lầm của dòng tâm thức đang trôi chảy làm cho tâm thức không còn trở lui trạng thái vẩn đục nữa.

       Trong ÐạI Kinh Sáu Xứ, 149 Trung Bộ và nhiều Bô Kinh Trung Bộ khác, Phật đã chỉ rõ:

Vô Minh. Khi chúng ta không th ấy biết như chơn mắt, chơn các sắc, chơn nhãn thức nên chúng ta nhận thức và quán sát vị ngọt, chấp vào ái trước (ký ức), rồi sự hệ lụy và say đắm nên năm thủ uẩn được tích trử trong tương lai. Ái ấy tái sanh, ưa thích ngũ dục. Thủ Hữu là tìm cầu và giữ lấy những thú vui và tham luyến, sanh thân ưu não, thân nhiệt não, và tâm khổ não. Nên tạo nên những cái có, chính những cái sở hữu này là những nghiệp. Cảm thọ thân khổ và tâm khổ.  Tóm lại, nếu không thấy không biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụy và say đắm cũng xãy ra tương tự như trên.Nói cách khác, không thấy không biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách vô minh của tâm thức thường tình.

 Chân Trí. Khi chúng ta thấy biết nh ư chơn mắt, chơn các sắc, chơn nhãn thức nên chúng ta nhận thức và quán sát vị ngọt, không chấp vào ái trước (ký ức), không có sự hệ lụy và say đắm nên năm thủ uẩn không được tích trử trong tương lai. Ái ấy không thể tái sanh, và không ưa thích ngũ dục. Không có Thủ Hữu thì lấy gì tìm cầu và giữ lấy những thú vui và tham luyến thì thân không ưu não, thân không nhiệt não, và tâm không khổ não. Nên thân tâm không thủ hữu gì cả. Cảm thọ thân và tâm không có ưu khổ, được an lạc. Tựu chung, nếu thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức thì những hệ lụy và say đắm không xãy ra. Nói cách khác,  thấy biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách sáng suốt vô thời không; đó cũng là sự nhận thức của chơn trí.

*  Bát Chính Đạo .Theo lời Phậ t dạy, Kiến gì như chơn của vị ấy, kiến ấy là chánh kiến. Tư duy gì như chơn của vị ấy, tư duy ấy là chánh tư duy. Tinh tấn gì như chơn của vị ấy, tinh tấn ấy là chánh tinh tấn. Niệm gì như chơn của vị ấy, niệm ấy là chánh niệm. Ðịnh gì như chơn của vị ấy, định ấy là chánh định. Thân nghiệp, ngữ nghiệp, sinh mạng của vị ấy được thanh tịnh tốt đẹp. Và Thánh đạo Tám ngành này đi đến tu tập và phát triển sung mãn cho vị ấy. Do sự tu tập. (HT. Thích Tâm Châu Việt dịch)

Sống theo Bát Chánh Đạo như vậy, thì bốn niệm xứ (thân bất tịnh, Thọ thị khổ, Tâm vô thường, Pháp vô ngã) được tu tập và phát triển sung mãn. Bốn Chánh Tinh Tấn (Tinh tấn phát triển những điều thiện lành chưa phát sanh, Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều thiện lành đã phát sanh, Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh, Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh) được tu tập và phát triển sung mãn. Bốn Như Ý Túc (Dục Như Ý Thần Túc, Niệm Như Ý Thần Túc, Tinh Tấn Như Ý Thần Túc, Tư Duy Như Ý Thần Túc) được tu tập và phát triển sung túc.Năm căn (Nhãn, Nhĩ, Tĩ, Thiệt, Thân) được tu tập và phát triển sung mãn. Năm lực ((Tín lực, Tinh tấn lực, Niệm lực, Định lực, Huệ lực) được tu tập và phát triển sung mãn. Bảy giác chi (Trạch Pháp Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi, Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Niệm Giác Chi, Định Giác Chi, Xả Giác Chi) được tu tập và phát triển sung mãn. Hai pháp là: Chỉ và Quán dược chuyển vận song hành. Với thượng trí những pháp nào cần phải đơạn tận vàcần phải tu tập vớí thượng trí. Với thượng trí hành giả chứng ngộ những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Đặc biệt những pháp cần phải liễu tri với thượng căn của con người phải thông suốt.

*  Pháp Thể Nhập Thượng Trí.

Như chúng ta đã biết chơn trí, hay là thượng trí là những nhận thức chơn thật. Vô minh và hữu ái là những pháp cần phải đoạn tận. Pháp Chỉ và Quán cần phải tu tập. Chỉ có nghĩa là đình chỉ, quán là quán đạt. Như vậy chỉ quán là đình chỉ vọng niệm để quán đạt chân lý. Khi cơ thể ngừng nghỉ là “Chỉ,.” vô thời gian. Khi tâm đang nhìn thấy một cách rõ ràng là “Quán," thấy và biết như thật như chơn. Được Minh Tâm và Giải thoát khỏi Vô minh đó là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí. Thấy con bò liền biết con bò và xa lià cái biết đó thì ta có Thượng Trí. Nói khác đi là nhận thức niệm đầu (Thấy) một đối tượng để có giác thức nguyên sơ. Tri nhận (Biét) giác thức (hình ảnh thấy) là ta có Chơn Trí hay Thượng Trí, cần phải chánh niệm trong tứ oai nghi.

Tạm trích một số kinh căn bản cốt yếu để tham khảo, người tu sĩ cần thâm cứu kinh Phật dạy thiết thực nữa càng nhiều càng hữu ích trong việc tu tập.

C). Thiên Ðịnh

Noi theo lời Phật dạy trong Tăng Chi Bộ Kinh, tu tập “Phần Thiền Ðịnh” (HT.Thich Minh Châu Việt dịch) để nghiền ngẫm và thừa hành nghiêm chỉnh.

XX. Phẩm Thiền Ðịnh

1-192 Thật Sự Là Vậy

1. Thật sự cái này là một trong những điều lợi, này các Tỷ-kheo, tức là sống trong rừng ... sống khất thực ... mang y phấn tảo ... chỉ mang ba y thuyết pháp ... trì luật ... biết nhiều về sự thật ... đã lâu ngày là vị trưởng lão ... có oai nghi nghiêm chỉnh ... có được hội chúng quy tụ ... có đại hội chúng đoanh vây, con gia đình tốt đẹp ... diện mạo đoan chánh ... ngôn ngữ hòa nhã ... thiểu dục ... không có bệnh hoạn.

2-9. Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ nhất, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải uổng phí, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải vô ích, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn Thiền ấy.

Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ hai, ... Thiền thứ ba, ... Thiền thứ tư ... tu tập Từ tâm giải thoát ... tu tập Bi tâm giải thoát ... tu tập Hỷ tâm giải thoát ... tu tập Xả tâm giải thoát ...

10-13. Nếu vị ấy trú quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ... quán thọ trên các cảm thọ ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời ...

14-17. ... Ðối với các pháp ác, bất thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với các pháp ác, bất thiện đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với các pháp thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ... Ðối với pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn làm an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng ...

18-21. Tu tập như ý túc câu hữu với Dục định tinh cần hành ... câu hữu với Tinh tấn định tinh cần hành ... câu hữu với Tâm định tinh cần hành ... câu hữu với Tư duy định tinh cần hành ...

22-31. Tu tập Tín căn ... tu tập Tấn căn ... tu tập Niệm căn ... tu tập Ðịnh căn ... tu tập Tuệ căn ... Tu tập Tín lực ... tu tập Tấn lực ... tu tập Niệm lực ... tu tập Ðịnh lực ... tu tập Tuệ lực ...

32-38. Tu tập Niệm giác chi ... tu tập Trạch pháp giác chi ... tu tập Tinh tấn giác chi ... tu tập Hỷ giác chi ... tu tập Khinh an giác chi ... tu tập Ðịnh giác chi ... tu tập Xả giác chi ...

39-46. Tu tập Chánh tri kiến ... tu tập Chánh tư duy ... tu tập Chánh ngữ ... tu tập Chánh nghiệp ... tu tập Chánh mạng ... tu tập Chánh tinh tấn ... tu tập Chánh niệm ... tu tập Chánh định ...

47-54. Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ... "

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy ..."

55-62. Tự mình có sắc, thấy các sắc. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các loại ngoại sắc ... quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy ... Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến các tưởng khác biệt, với suy tư: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ ... vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ....Vượt khỏi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng ...

63-72. Tu tập địa biến xứ ... tu tập thủy biến xứ ... tu tập hỏa biến xứ ... tu tập phong biến xứ ... tu tập xanh biến xứ ... tu tập vàng biến xứ ... tu tập đỏ biến xứ ... tu tập trắng biến xứ ... tu tập hư không biến xứ ... tu tập thức biến xứ ...

73-82. Tu tập tưởng bất tịnh ... tu tập tưởng về chết ... tu tập tưởng yếm ly các món ăn ... tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới ... tu tập vô thường tưởng ... tu tập tưởng khổ trên vô thường ... tu tập tưởng vô ngã trên khổ ... tu tập tưởng đoạn tận ... tu tập tưởng ly tham ... tu tập tưởng đoạn diệt ...

83-92. Tu tập tưởng vô thường ... tu tập tưởng vô ngã ... tu tập tưởng về chết ... tu tập tưởng ghê tởm đối với các món ăn ... tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới ... tu tập tưởng hài cốt ... tu tập tưởng bị trùng bọ ăn ... tu tập tưởng bị xanh bầm ... tu tập tưởng bị đầy những lỗ hổng ... tu tập tưởng bị sưng phồng lên ...

93-102. Tu tập niệm Phật ... tu tập niệm Pháp ... tu tập niệm Tăng ... tu tập niệm Giới ... tu tập niệm Thí ... tu tập niệm Thiên ... tu tập niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra ... tu tập niệm Chết ... tu tập Thân niệm ... tu tập An tịnh niệm ...

103-112. Tu tập Tín căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tấn căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Niệm căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Ðịnh căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tuệ căn đồng với sơ Thiền ... tu tập Tín lực ... tu tập Tấn lực ... tu tập Niệm lực ... tu tập Ðịnh lực ... tu tập Tuệ lực đồng với sơ Thiền.

113-122. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ hai ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ hai ...

123-132. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ ba ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ ba ...

133-142. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ tư ... Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ tư ...

143-152. Tu tập Tín căn câu hữu với Từ ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Từ ...

153-162. Tu tập Tín căn câu hữu với Bi ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Bi ...

163-172. Tu tập Tín căn câu hữu với Hỷ ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Hỷ ...

173-182. Tu tập Tín căn câu hữu với Xả ... Tu tập Tuệ lực câu hữu với Xả ...

183-192. Nếu tu tập Tín căn ... nếu tu tập Tấn căn ... nếu tu tập Niệm căn ... nếu tu tập Ðịnh căn ... nếu tu tập Tuệ căn ... nếu tu tập Tín lực ... nếu tu tập Tấn lực ... nếu tu tập Niệm lực ... nếu tu tập Ðịnh lực ... nếu tu tập Tuệ lực ... , vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải trống không, đã làm theo lời dạy bậc Ðạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải uổng phí, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn pháp ấy.

XXI. Phẩm Thiền Ðịnh (2)

1-70.

1. Như một ai, này các Tỷ-kheo, với tâm biến mãn cùng khắp biển lớn, có thể bao gồm tất cả con sông bé nhỏ đổ vào biển cả, cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ai tu tập, làm cho sung mãn thân hành niệm, cũng bao gồm tất cả thiện pháp, gồm những pháp thuộc về minh phần.

2-8. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Ðây là một pháp, này các Tỷ-kheo, tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn... , đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.

9-12. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, làm cho viên mãn. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, làm cho sung mãn một pháp này, thân được khinh an, tâm được khinh an, tầm và tứ được tịnh chỉ, toàn bộ các pháp thuộc về minh phần đi đến tu tập, làm chi viên mãn.

13. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn tận. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, khi làm cho sung mãn một pháp này, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh khởi, các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn tận.

14-15. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đưa đến tăng trưởng, quảng đại. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi tu tập, khi làm cho sung mãn một pháp này, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa sanh....đưa đến tăng trưởng, quảng đại.

16-21. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh được đoạn tận, minh sanh khởi, ngã mạn được đoạn tận, các tùy miên được nhổ sạch, các kiết sử bị đoạn tận. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, vô minh bị đoạn tận... các kiết sử bị đoạn tận.

22-23. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích của trí tuệ, đưa đến Niết-bàn không có chấp thủ. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự phân tích .... không có chấp thủ.

24-26. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt của nhiều giới, sự thông đạt của nhiều giới sai biệt, sự vô ngại giải của nhiều giới. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự thông đạt ... sự vô ngại giải của nhiều giới.

27-30. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu, đưa đến sự chứng ngộ quả Nhất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả Bất lai, đưa đến sự chứng ngộ quả A-la-hán. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng ngộ quả Dự lưu,.... quả A-la-hán.

31-46. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, khi được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ, đưa đến sự tăng trưởng trí tuệ, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến đại trí tuệ, đưa đến trí tuệ rộng rãi, đưa đến quảng đại trí tuệ, đưa đến thâm sâu trí tuệ, đưa đến vô song trí tuệ, đưa đến vô hạn trí tuệ, đưa đến nhiều trí tuệ, đưa đến trí tuệ nhanh lẹ, đưa đến trí tuệ nhẹ nhàng, đưa đến trí tuệ hoan hỉ, đưa đến trí tuệ tốc hành, đưa đến trí tuệ sắc sảo, đưa đến trí tuệ thể nhập. Một pháp ấy là gì? Chính là thân hành niệm. Khi một pháp này được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến sự chứng đắc trí tuệ,... đưa đến trí tuệ thể nhập.

47-48. Những vị này không hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không thực hiện thân hành niệm. Những vị này hưởng được bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị thực hành thân hành niệm.

49-50. Những vị này không chia sẻ bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị không chia sẻ thân hành niệm. Những vị này chia sẻ bất tử, này các Tỷ-kheo, là những vị chia sẻ thân hành niệm.

51-52. Bất tử bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với những ai đoạn tận thân hành niệm. Bất tử không bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không đoạn tận thân hành niệm.

53-54. Bất tử bị khiếm khuyết, này các Tỷ-kheo, đối với những ai khiếm khuyết thân hành niệm. Bất tử được viên thành, này các Tỷ-kheo, đối với những ai viên thành thân hành niệm.

55-56. Bất tử bị xao lãng bỏ phế, này các Tỷ-kheo, đối với những ai bỏ phế thân hành niệm. Bất tử không bị bỏ phế, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không bỏ phế thân hành niệm.

57-58. Bất tử bị vong thất, này các Tỷ-kheo, đối với những ai vong thất thân hành niệm. Bất tử không bị vong thất, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không vong thất thân hành niệm.

59-60. Bất tử không được thực hiện, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không thực hiện thân hành niệm. Bất tử được thực hiện, này các Tỷ-kheo, đối với những ai thực hiện thân hành niệm.

61-62. Bất tử không được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không tu tập thân hành niệm. Bất tử được tu tập, này các Tỷ-kheo, đối với những ai tu tập thân hành niệm.

63-64. Bất tử không được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không làm cho sung mãn thân hành niệm. Bất tử được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, đối với những ai làm cho sung mãn thân hành niệm.

65-66. Bất tử không được thắng tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không thắng tri thân hành niệm. Bất tử được thắng tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai thắng tri thân hành niệm.

67-68. Bất tử không được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không liễu tri thân hành niệm. Bất tử được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với những ai liễu tri thân hành niệm.

69-70. Bất tử không được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với những ai không chứng ngộ thân hành niệm. Bất tử được chứng ngộ, này các Tỷ-kheo, đối với những ai chứng ngộ thân hành niệm.

Thế Tôn thuyết như vậy, các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

D. Pháp Ðịnh Niệm

Khi quán niệm xứ và tập thiền định thuần thục hành giả cần hành pháp môn thâm sâu hơn là định niệm hơi thở hay định niệm xứ để tiến cứu cánh niết bàn; như kinh Phật dạy trong phẩm Tương Ưng Hơi Thở Vô Hơi Thở Ra-54 (kinh Tương Ưng Bộ):

…..14) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng các niệm, các tư duy của ta được đoạn tận", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này phải được khéo tác ý.

15) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ta sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.

16) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ta sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với các pháp nhàm chán", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.

17) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Tôi sẽ trú với tưởng nhàm chán đối với các pháp không nhàm chán và nhàm chán", thời định niệm...

18) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Tôi sẽ trú với tưởng không nhàm chán đối với các pháp nhàm chán và không nhàm chán", thời định niệm...

19) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng sau khi từ bỏ cả hai không nhàm chán và nhàm chán, tôi sẽ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác", thời định niệm...

20) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ly dục, ly pháp bất thiện, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ", thời định niệm...

21) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm", thời định niệm...

22) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác,thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, tôi sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ ba", thời định niệm...

23) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Mong rằng đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, tôi chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh", thời định niệm...

24) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: ‘Hư không là vô biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ", thời định niệm...

25) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Thức là vô biên", tôi có thể chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ", thời định niệm...

26) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Không có vật gì’, tôi sẽ chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ", thời định niệm...

27) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.

28) Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ước muốn rằng: "Vượt qua Phi tưởng phi phi tưởng xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.

          29) Trong khi tu tập định niệm hơi thở vô, hơi thở ra như vậy, này các Tỷ-kheo, trong khi làm cho sung mãn như vậy, vị ấy cảm giác lạc thọ. Vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan duyệt thọ ấy". Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết không hoan duyệt thọ ấy". Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ. Vị ấy rõ biết: "Thọ ấy là vô thường". Vị ấy rõ biết: "Không có chấp trước thọ ấy". Vị ấy rõ biết: "Không có hoan duyệt thọ ấy".

30) Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác khổ thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm giác bất khổ bất lạc thọ, thọ ấy được cảm thọ không bị trói buộc. Khi vị ấy đang cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân". Khi vị ấy cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy rõ biếy: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây, tất cả mọi cảm thọ đều không có gì được hân hoan, và sẽ trở thành mát lạnh".

31) Ví như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu, duyên tim, một cây đèn dầu được cháy sáng. Nếu dầu và tim của ngọn đèn ấy đi đến tiêu diệt, nhiên liệu không được mang đến, thời ngọn đèn sẽ tắt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của thân". Khi Tỷ-kheo cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy rõ biết: "Tôi cảm giác một cảm thọ tận cùng sức chịu đựng của sinh mạng". Khi thân hoại mạng chung, vị ấy rõ biết: "Ở đây, tất cả những gì được cảm thọ đều không có gì được

III. PHÁP HÀNH

   Trước hết tu sĩ cần thiết phải giữ giới luật nghiêm minh và pháp học cẩn mật như trên, mới bắt đầu thọ hành.

+ 1. Quán Niệm Xứ

Tốt hơn hết là hành giả cần chánh niệm trong tứ oai nghi, đặc biệt thực hành tứ niệm xứ, hay minh sát tuệ hay quán hơi thở là cốt yếu.

Tứ niệm xứ

A) Ngồi Thiền,

-1) Quán Thân

Thờ vô, biết (tuệ tri) thở vô. Thở ra, biết thở ra

Thở vô dài, biết thở vô dài. Thở ra dài, biết thở ra dài. Thở vô ngắn, biết thở vô ngắn.

Khi nghe tiếng động, biết nghe có tiếng động, khi không có tiếng động, biết nghe không có tiếng động. v.v...

Hành giả sống quán thân trên thân:

“Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời.” (Lời Phật thuyết)

-2) Quán Thọ

Khi cảm giác lạc thọ, hành giả biết có lạc thọ. Khi không cảm giác lạc thọ, biết không có lạc thọ.

 Khi cảm giác khổ thọ, biết có khổ thọ. Khi không cảm giác khổ thọ, biết không có khổ thọ.

Khi có cảm giác ngứa, biết có cảm giác ngứa, khi không có cảm giác ngứa, biết không có cảm giác ngứa v.v...

Hành giả sống quán thọ trên thọ:

 “ Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.” (Lời Phật thuyết)

-3) Quán Tâm

Quán tâm có tham, biết tâm có tham. Tâm không tham, biết tâm không tham.

Tâm có sân, biết tâm có sân. Tâm không sân, biết tâm không sân.

Tâm có si, biết tâm có si. Tâm không si, biết tâm không si.

Tâm thâu nhiếp, biết được tâm thâu nhiếp. Tâm tán loạn, biết tán loạn.

Tâm được quảng đại, biết được tâm quảng đại. Tâm không quảng đại, biết tâm không được quảng đại.

Tâm hữu hạn, biết tâm hữu hạn. Tâm vô thượng, biết tâm vô thượng.

Tâm có định, biết tâm có định. Tâm không định, biết tâm không định.

Tâm giải thoát, biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát, biết tâm không giải thoát. v.v..

Hành giả sống quán tâm trên tâm

“Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.” (Lời Phật thuyết)

-4) Quán Pháp

* Đối với năm triền cái:

Nội tâm có ái dục, biết nội tâm có ái dục. Nội tâm không có ái dục, biết nội tâm không có ái dục.

Ái dục chưa sanh nay sanh khởi, biết nội tâm chưa sanh nay sanh khởi.

Ái dục đã sanh nay đoạn diệt, biết ái dục đã sanh nay đoạn diệt.

Tương lai không sanh khởi nữa, biết tương lai không sanh khởi nữa.

Hay nội tâm có sân hận, biết nội tâm có sân hận. Nội tâm không có sân hận, biết nội tâm không có sân hận.

Sân hận chưa sanh nay sanh khởi. Sân hận đã sanh nay được đoạn diệt.

Sân hận đã đoạn diệt, biết tương lai không sanh khởi nữa.

Nội tâm có hôn trầm thụy miên, biết nội tâm có hôn trầm thụy miên. Nội tâm không có hôn trầm thụy miên, biết như vậy.

Hay tâm hôn tầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, biết tâm hôn tầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi.

Tâm hôn tầm thụy miên đã sanh được đoạn diệt, biết tâm hôn trầm thụy miên đã đoạn diệt.

Tâm hôn trầm thụy miên đã đoạn diệt tương lai không sanh khởi nữa. biết tâm hôn trầm thụy miên đã đoạn diệt tương lai không sanh khhởi nữa.

Nội tâm có trạo hối, biết nội tâm có trạo hối. Nội tâm không có trạo hối, biết nội tâm không có trạo hối.

Trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, biết trạo hối chưa sanh nay sanh khởi.

Trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, biết trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt.

Trạo hối đã được đoạn diệt tương lai không sanh khởi nữa, biết trạo hối đã được đoạn diệt tương lai không sanh khởi nữa.

Nội tâm có nghi, biết nội tâm có nghi. Nội tâm không có nghi, biết nội tâm không có nghi.

Nghi chưa sanh nay sanh khởi, biết nghi chưa sanh nay sanh khởi. Nghi đã sanh nay được đoạn diệt, biết nghi đã sanh nay được đoạn diệt. Nghi đã được đoạn diệt tương lai không sanh khởi nữa, biết nghi đã đoạn diệt tương lai không sanh khởi nữa.

Rồi đến năm thủ uẩn, sáu nội ngoại xứ, bảy giác chi, trạch giác chi, v.v.. cũng tĩnh giác như vậy.

 “Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.” (Lời hật thuyết)

B) Tứ oai nghi:

Khi đi đứng nằm ngồi luôn tĩnh th ức từng cử động. Thí dụ, thấy biết, nghe biết, ngữi biết, nếm biết, chạm biết, nghĩ biết, v.v... bao gồm hoạt động của trí năng tình năng và hoạt năng đều quán biết.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.

“Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời, v.v...” (Lời Phật thuyết).

+ 2. Ðịnh Niệm

PhảI hành bốn thiền định niệm hơi thở và năm loại thiền cao cấp định niệm xứ.

a). Ðịnh niệm hơi thở

 Ðịnh niệm hơi thở đựợc tu tập từ sơ thiền đến tứ thiền.

*1). Nhẩm biết niệm hay đọc hơi thở (ngôn hành): Ðịnh niệm bằng tướng hơi thở (có lời, có tiếng): Ðịnh niệm bằng thể tướng hơi thở.

Ðịnh Niệm Hơi Thở bằng lời. Biết Nhẫm Ðọc hơi thở.

Khi thở vô, “Tôi biết tôi thở vô.” Khi thở ra, “Tôi biết tôi thở ra” 

Sơ định có tầm tứ và hỷ lạc có lời là có tầm, có tướng là có tứ và hỷ lạc.

Ðồng thời cũng dùng thiền định để luôn trao dồi giới lẫn định.

Từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.

*2) Thầm hội biết Thức Hơi Thở (Thức Hành). Ðịnh niệm bằng nhận thức luồng hơi thở (ý thức thầm hội hơi thở)

“Biết tôi thở vô

Biết tôi thở ra”

Chỉ dùng căn ý là chủ  (lặng lẻ) để nhận thức (với ý tác động) hơi thở vô hơi thở ra là khách.

Ðó là cách Tĩnh Thức.  Khi có định và  chánh niệm thì  tầm và  tứ  được đoạn diệt chỉ được nội tĩnh nhất tâm. Còn Thức là còn trạng thái hỷ lạc.

Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm   

 *3). Ngộ nhập biết + ý trí Hơi Thở (Trí hay Tánh Hành). Ðịnh niệm bằng ý trí ngộ nhập hơi thở (tri nhận đối tượng trong trí: ngộ nhập luồng hơi thở vào cái biết). Biết tri nhận luống hơi thở. Ðịnh và chánh niệm hơi thở nên gọi là Trí Hành  hay Tĩnh Giác.

“Biết Tri nhận thở vô

Biết Tri nhận thở ra.”

Biết rõ hơi thở vô hơi thở ra. Ðịnh và chánh niệm bằng ý trí (ý tác năng)

Ðó là Tĩnh Giác về hơi thở. Chỉ có thở vô thở ra được ý trí ý niệm hóa mà thôi.

Hành này dùng pháp tánh không (biết=định), dùng trí (tuệ tri) để tri nhận hơi thở. Còn đối tượng thì còn lạc thọ vì có định của trí (tĩnh giác), nên lạc thọ này không ảnh hưởng đến tâm.

Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

*4).  Thể Nhập Cảm giác Vô Ra (Thân Hành: Vô Niệm: không niệm tướng niệm thức cả niệm trí): Pháp bổn như vô pháp: Như là không thở: Thể Nhập chốn tịch tĩnh như nhiên, biết cảm nhận luồng hơi thầm lặng Vô Ra. Năng sở song vong.

“Cảm giác vô,

Cảm giác ra.”

Cảm giác Vô Ra, vì khi nhận dạng cảm giác (bóng dáng) của một đối tượng mà chưa được nhận thức (chưa được đặt tên hay đọc tên) tên đối tượng là chỉ thể nhập nơi tịch tĩnh y nhiên, tức là cảm giác chỗ đối tượng chưa thành hình, chưa có tên (giả danh), đó cũng gọi là tri thức nguyên thủy hay tuệ giác của chân trí. Cảm nhận luồng hơi vô luồng hơi ra mà thôi. Khi không có mặt đối tượng thì làm gì có hỷ lạc trong tâm.

Khi xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Vô niệm: buông xả

Buông xả và ngưng động: Từng cảm giác ra vô tự nhiên tự động hiện hữu rõ ràng: nó-là-nó tại-đó và lúc đó mà thôi, một trạng thái trống rỗng: Vô Niệm

Trạng thái thân chứng nhờ thể nhập chốn tịch tĩnh như nhiên

b). Ðịnh niệm xứ

Khi thân chứng và trú tứ thiền, tức là đã thuần thục vô niệm, thể nhập thực tướng sự vật, hành giả bắt đầu tu tập các loại thiền cao cấp định niệm xứ để tiến năng sở song vong đến độ định tĩnh được giác ngộ toàn diện, cứu cánh niết bàn.

*5). Thiền Không Vô Biên Xứ

Dùng định tĩnh thể nhập vào Không vô biên xứ: một không gian bao la không có giới hạn. Như ngồi trong phòng,

Ta biết, “không tác ý đến địa tưởng, không tác ý đến lâm tưởng, chỉ nhất trí tác ý đến không vô biên xứ”   

Khi ấy Tâm  ta được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Không vô biên xứ. Ta biết : "Các ưu phiền, do duyên lâm tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng". Ta biết: "Loại tưởng này không có lâm tưởng". Ta biết : "Loại tưởng này không có địa tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Không vô biên xứ tưởng".  

Và cái gì không có mặt ở đây, tôi xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây Ta biết : "Cái kia có, cái này có".  

Cái này đối với Ta là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh. Do vậy, nếu ta ước muốn rằng:

: "Vượt qua sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý các tưởng sai biệt, nghĩ rằng: ‘Hư không là vô biên", chứng đạt và an trú Không vô biên xứ", thời định niệm...

*6). Thức Vô Biên Xứ

Khi Ta không tác ý địa tưởng, không tác ý Không vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ. Tâm Ta được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Thức vô biên xứ. Ta biết : "Các ưu phiền do duyên địa tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng". Vị ấy tuệ tri : "Loại tưởng này không có địa tưởng". Vị ấy tuệ tri : "Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Thức vô biên xứ tưởng".   

Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây Ta biết : "Cái kia có, cái này có". Cái này đối với ta là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.  Do vậy, Ta ước muốn rằng: "Vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Thức là vô biên", Ta có thể chứng đạt và an trú Thức vô biên xứ", thời định niệm...

*7). Vô Sở Hữu Xứ

Khi Ta không tác ý Không vô biên xứ tưởng, không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng. Tâm Ta được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô sở hữu xứ. Ta biết : "Các ưu phiền do duyên Không vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng". Ta biết : "Loại tưởng này không có Không vô biên xứ tưởng". Ta biết: "Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Vô sở hữu xứ tưởng". Và cái gì không có mặt ở đây, Ta xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, Ta biết: "Cái kia có, cái này có". Cái này đối với vị ấy là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh. Ta ước muốn rằng: "Vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: ‘Không có vật gì’, tôi sẽ chứng đạt và an trú Vô sở hữu xứ", thời định niệm...

*8). Phi Phi Tưởng Xứ

Khi Ta không tác ý Thức vô biên xứ tưởng, không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, chỉ tác ý sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tâm Ta được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ta biết : "Các ưu phiền do duyên Thức vô biên xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Ta biết : "Loại tưởng này không có Thức vô biên xứ tưởng". Ta biết "Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng, và chỉ có một cái này không phải không, tức là sự nhất trí do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng.” Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây, Ta biết : "Cái kia có, cái này có". Này Ðối với Ta là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh. Ta  ước muốn rằng: "Vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, tôi sẽ chứng đạt và an trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ", thời định niệm hơi thở vô, hơi thở ra này cần phải được khéo tác ý.

*9). Vô Tướng Tâm Ðịnh

Khi Ta không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không có tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tác ý sự nhất trí do duyên Vô tướng tâm định Tâm Ta được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Ta biết : "Các ưu phiền do duyên Vô sở hữu xứ tưởng không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên Phi tưởng phi phi tưởng xứ không có mặt ở đây. Và chỉ có một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Ta biết : "Loại tưởng này không có Vô sở hữu xứ tưởng". Ta biết : "Loại tưởng này không có Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Và cái gì không có mặt ở đây, Ta xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây Ta biếti: "Cái kia có, cái này có". Cái này đối với Ta là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.

Thêm nữa, Ta không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, tác ý sự nhứt trí do duyên Vô tướng tâm định. Tâm Ta được thích thú, hân hoan, an trú, hướng đến Vô tướng tâm định. Ta biết rõ : "Vô tướng tâm định này thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên. Phàm cái gì thuộc hữu vi, do tâm tư tạo nên, cái ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt". Do Ta biết như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Trong sự giải thoát, là sự hiểu biết (nana) rằng đã được giải thoát. Ta biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn phải trở lại trạng thái này nữa". Ta biết: "Các ưu phiền do duyên dục lậu không có mặt ở đây; các ưu phiền do duyên hữu lậu không có mặt có ở đây; các ưu phiền do duyên vô minh lậu không có mặt ở đây. Và chỉ ở một ưu phiền này, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này:” Ta biết  "Loại tưởng này không có dục lậu". Ta biết : "Loại tưởng này không có hữu lậu". Ta cũng biết : "Loại tưởng này không có vô minh lậu. Và chỉ có một cái này không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân này". Và cái gì không có mặt ở đây, Ta xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại, ở đây Ta biết : "Cái kia có, cái này có", cái này đối với Ta là như vậy, thật có, không điên đảo, sự thực hiện hoàn toàn thanh tịnh, Không tánh. Do vậy, dù trong quá khứ hiện tại hay tương lai, sau khi chứng đạt Ta sẽ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh.

Khi hành giả đã thuần thục các pháp định niệm nhuần nhuyễn là đã đến lúc không còn niệm nữa, mà đạt trạng thái định tĩnh, thực hiện hoàn toàn thanh tịnh không tánh (Ðịnh tĩnh =định và yên lặng); tức là năng sở đã hoàn toàn song vong.

IV. TU CHỨNG 

Tuần tự thực hành nghiêm túc các bước thiền tập nêu trên, sau khi lìa đời, thì lộ trình tu chứng mà hành giả đắc pháp được Kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi nhận theo hạng bậc như sau.

SƠ THIỀN

l. A Nan! Tất cả người tu tâm trong thế gian chẳng nhờ Thiền Na thì chẳng có trí huệ; nếu được giữ thân chẳng dâm dục, khi đi khi ngồi, niệm tưởng đều không, ái nhiễm chẳng sanh, chẳng lưu luyến Dục Giới, làm bạn với Phạn Thiên, hạng này gọi là Phạn Chúng Thiên.

2. Dục lậu đã trừ, "Tâm lìa dục" hiện, ưa hành theo các luật nghi, đức hạnh trong sạch, hạng này gọi là Phạn Phụ Thiên.

3. Thân tâm diệu viên, oai nghi đầy đủ, giới cấm trong sạch, lại có sự tỏ ngộ, được thống lãnh Phạn Chúng, làm Đại Phạn Vương, hạng này gọi là Đại Phạn Thiên.

- A Nan! Ba bậc này tất cả khổ não chẳng thể bức bách, dù chẳng phải chánh tu chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm trong sạch, dục lậu chẳng thể lay động, gọi là Sơ Thiền.

NHỊ THIỀN

l. A Nan! Hàng Phạn Thiên thống lãnh Phạn chúng, đầy đủ phạn hạnh, lắng tâm chẳng động; do tịch lặng sanh ra ánh sáng; hạng này gọi là Thiểu Quang Thiên.

2. Ánh sáng chói lọi, chiếu soi vô cùng, chiếu khắp mười phương cõi đều như lưu ly; hạng này gọi là Vô Lượng Quang Thiên.

3. Hào quang đồng như âm thanh, thành tựu giáo thể, phát ra sự giáo hóa trong sạch, ứng dụng vô cùng; hạng này gọi là Quang Âm Thiên.

- A Nan! Ba bậc này tất cả lo buồn chẳng thể bức bách, dù chẳng phải chánh tu chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm trong sạch, những phiền não thô động đã uốn dẹp, gọi là Nhị Thiền.

TAM THIỀN

l. A Nan! Hào quang thành âm, dùng âm thanh tỏ bày diệu lý, thành hạnh tinh tấn, thông với sự vui tịch diệt, hạng này gọi làThiểu Tịnh Thiên.

2. Cảnh "Tịnh Không" hiện tiền, chẳng có bờ bến, thân tâm nhẹ nhàng, thành sự vui tịch diệt, hạng này gọi là Vô Lượng Tịnh Thiên.

3. Thế giới và thân tâm, tất cả đều trong sạch, thành tựu đức tánh trong sạch, thắng cảnh hiện tiền, qui về cái vui tịch diệt, hạng này gọi là Biến Tịnh Thiên.

- A Nan! Ba bậc này đầy đủ công hạnh đại tùy thuận, thân tâm yên ổn, được sự vui vô lượng, dù chẳng phải thật đắc chơn Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm yên ổn trọn đủ sự hoan hỷ, gọi là Tam Thiền.

TỨ THIỀN

l. Lại nữa A Nan! Cõi trời này, thân tâm chẳng bị bức bách, nhân khổ đã hết, biết sự vui chẳng thường trụ, lâu ắt biến hoại, hai tâm khổ vui nhất thời cùng xả, tướng thô đã diệt, tánh phước được sanh, hạng này gọi là Phước Sanh Thiên.

2. Tâm xả viên dung, thắng giải trong sạch, được sự tùy thuận nhiệm mầu, cùng tột vị lai, tánh phước chẳng ngăn ngại, hạng này gọi là Phước Ái Thiên.

3. A Nan! Từ cõi trời này tẻ ra hai đường: Nếu dùng tâm sáng tỏ đầy đủ phước đức trước kia để tu chứng an trụ, hạng này gọi làQuảng Quả Thiên.

4. Nếu nơi tâm trước kia, nhàm chán cả khổ vui, lại nghiền ngẫm cái tâm xả chẳng gián đoạn, trọn thành đạo xả, thân tâm tiêu diệt, lắng tâm bặt tưởng, trải qua năm trăm kiếp. Nhưng vì người ấy đã lấy cái sanh diệt làm nhân, thì chẳng thể phát minh tánh chẳng sanh diệt, nên nửa kiếp đầu thì diệt, nửa kiếp sau lại sanh, hạng này gọi là Vô Tưởng Thiên.

- A Nan! Bốn bậc này tất cả cảnh khổ vui của thế gian chẳng thể lay động, dù chẳng phải là chỗ chơn bất động của đạo vô vi, nhưng nơi tâm có sở đắc, công dụng thuần thục, gọi là Tứ Thiền. 

NGŨ TỊNH CƯ THIÊN

- Ở đây, còn có năm bậc Bất Hoàn Thiên, đã dứt sạch chín phẩm tập khí của cõi dưới, khổ vui đều hết, chẳng định cư ở cõi dưới, nên an lập chỗ ở nơi tâm xả của đồng phận chúng sanh.

l. Vậy, khổ vui đã diệt, ưa ghét chẳng sanh, hạng này gọi là Vô Phiền Thiên.

2. Tự tại phóng xả, chẳng có năng sở, tâm chẳng đối đãi, hạng này gọi là Vô Nhiệt Thiên.

3. Mười phương thế giới, diện kiến trong lặng, chẳng còn tất cả cấu nhiễm của cảnh trần, hạng này gọi là Thiện Kiến Thiên.

4. Diệu kiến hiện tiền, biến tạo vô ngại, hạng này gọi là Thiện Hiện Thiên.

5. Sắc trần từ tướng lăng xăng đến chỗ cứu cánh chẳng động, cùng tột tánh sắc chẳng có bờ bến, hạng này gọi là Sắc Cứu Cánh Thiên.

- A Nan! Với các cõi Bất Hoàn Thiên này, chỉ riêng bốn vị Thiên Vương cõi Tứ Thiền mới được nghe biết, nhưng chẳng thể thấy biết. Như nay trong thế gian, nơi núi sâu rừng thẳm, những đạo tràng của bậc thánh, đều có các vị A La Hán trụ trì, mà người thế tục chẳng thể thấy.

- A Nan! Mười tám cõi trời kể trên, dù thoát khỏi cảnh dục, nhưng chưa thoát khỏi sắc thân, gọi là Sắc Giới.

VÔ SẮC GIỚI

- Lại nữa A Nan! Từ trên đảnh của Sắc Giới, lại tẽ ra hai đường:

- Nếu nơi tâm xả, phát minh trí huệ, sáng suốt viên thông, bèn ra cõi trần, thành A La Hán, vào Bồ Tát Thừa, hạng này gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.

- Nếu nơi tâm xả được thành tựu, thấy thân chướng ngại, tiêu ngại vào không, hạng này gọi là Không Xứ.

- Chướng ngại đã tiêu, vô ngại vô diệt, trong đó chỉ còn A Lại Da Thức và nửa phần vi tế của Mạt Na Thức; hạng này gọi là Thức Xứ.

- Sắc và Không đã tiêu, tâm thức đều diệt, mười phương tịch lặng, chẳng có chỗ đến; hạng này gọi là Vô Sở Hữu Xứ.

- Dùng tánh thức chẳng động để diệt sự nghiền ngẫm, thành ra ở nơi vô tận lại tỏ bày tánh tận, như còn mà chẳng còn, tận mà chẳng tận, hạng này gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

- Hạng này xét cùng cái Không, nhưng chẳng tột lý Không; nếu từ thánh đạo Bất Hoàn Thiên mà xét cùng, hạng này gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La Hán.

- Nếu từ Vô Tưởng Thiên của ngoại đạo mà chấp thật Không, chẳng biết quày đầu, mê muội hữu lậu, chẳng nghe chánh pháp, bèn vào luân hồi.

- A Nan! Những cõi trời kể trên, mỗi mỗi đều là phàm phu đền trả nghiệp quả, khi nghiệp quả trả hết bèn vào luân hồi. Thiên Vương các cõi ấy, đều là Bồ Tát tu Tam Ma Địa, lần lượt tiến lên, hướng về đường tu của Bậc Thánh.

- A Nan! Cõi Tứ Không này, thân tâm dứt sạch, tánh định hiện tiền, chẳng có sắc thân của nghiệp quả; từ đây đến cùng, gọi làVô Sắc Giới.

- Ấy đều do chẳng rõ diệu tâm sáng tỏ, tích chứa vọng tưởng, chấp thân trung ấm, tùy loại thọ sanh, vọng có tam giới, nên vọng theo bảy loài mà chìm đắm.

V. KẾT LUẬN

Sự chứng đắc từng bậc Thiền nói lên sự trì giới nghiêm minh, hành pháp miên mật của một hành giả có nguyện lực lớn. Noi gương đức Thế Tôn phụng hành pháp Phật, người tu sĩ phải có đủ bi trí dũng để đương đầu với mọi phong ba của thế giới hiện tượng đầy cạm bẩy. Sinh hoạt hàng ngày của thân khẩu ý được thúc liễm cẩn mật có nhiều cơ may thành quả nằm trong tầm tay. Trong bốn pháp định niệm và ngay cả các loại thiền cao cấp chúng ta nhận thức rằng còn định niệm hơi thở hay định niệm xứ là còn niệm, còn năng sở. Tuy vậy khi định niệm xứ là pháp thiền cao cấp mà hành giả đã chứng nhập tận cùng cái không để đoạn trừ năng sở, cũng là lúc tiến xa hơn nữa (không thối chuyển) để tâm được thuần thục nhuần nhuyễn định tĩnh. Diệt Tận Định—Định Tam muội, làm cho tâm và tâm sở của Lục Thức dập tắt hoàn toàn những cảm thọ và suy tưởng. Đây là một trong những phương thức thiền cao nhất dẫn tới định tâm (tâm ý không nhiễm không nương vào một cảnh nào, không tương ứng với một pháp nào.) Đây là phép định của bậc Thánh. Khi vào phép nầy thì tâm trí vượt tới cõi vô sắc giới, truớc đi vào cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Định, Diệt Thọ Tưởng rồI tiến xa thêm đắc quả Phật và nhập Niết Bàn.

Tham khảo:

* Ðại Cương về Giới Luật Tu Sĩ của Hòa thượng Thích Thiện Siêu trích trong website Thư Viện Hoa Sen: http://www.thuvienhoasen.org,

* Giới Luật - Cơ sở của  ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO. Thích Viên Giác trích trong website Thư Viện Hoa Sen.

* Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển chín. Thích Duy Lực dịch từ Hán Văn, trích trong website Quảng Ðức:http://www.quangduc.com

* Kinh Trung Bộ: 10. Kinh Niệm Xứ; 43. ÐạI Kinh Phương Quảng; 121. Kinh Tiểu Không; 143.Kinh Giáo GiớI Phú-Lâu-Na (Thiền Tịnh Ðộc Cư); 148. Kinh Sáu Xứ; 149. Ðại Kinh Sáu Xứ  do HT. Thích Minh Châu Việt  dịch từ kinh tiếng Pali trong Websitte Quảng Ðức..  

 * Tăng Chi Bộ KinhTăng Chi Bộ Kinh. Anguttara Nikàya. Thiền Ðịnh, Hòa Thịch Thích Minh Châu Việt dịch, trích website Quảng Ðức.

* Tương Ưng Hơi Thở Vô Hơi Thở Ra-54 (kinh Tương Ưng Bộ), do HT. Thích Minh Châu Việt dịch trích trong website Quảng Ðức.

Phổ Nguyệt, 2008



Thông tin liên hệ

Điện thoại: 0389.977.999
Hotline     : 0389.977.999
Email: phongthuysongha@gmail.com
Địa chỉ: Trung tâm Thương mại Hyundai - Tô Hiệu - Hà Đông - Hà Nội - Việt Nam


Xem lịch âm
Tháng     Năm  

Liên kết nhanh

Website liên kết: https://topchuyengia.vn