Có một vị thương gia tay trắng lập nghiệp kiếm được rất nhiều tiền, nhưng vì kinh tế không ổn định, khiến anh ta trở nên phá sản nợ nần chồng chất. Nghĩ mãi không tìm ra cách giải quyết bèn ra sông tự tử.
Vào lúc canh ba một ngày nọ, anh ta đến trước bờ sông chuẩn bị nhảy, bỗng nhiên nhìn thấy một thiếu nữ đang khóc hu hu, anh ta đến hỏi cô gái: “Cô à, đêm hôm khuya khoắt cô đứng một mình ở đây làm gì” ? Cô gái buồn bã nói: “Tôi bị người yêu ruồng bỏ, tôi không muốn sống nữa, bởi vì không có anh ấy tôi không thể tiếp tục sống”. Vị thương gia vừa nghe xong lập tức phản hồi nói: “ồ! lạ nhỉ, sao lúc mà chưa có bạn trai, cô có thể tự sống được”. Cô gái vừa nghe xong liền bừng tỉnh bỏ đi ý định tự tử. Ngay lúc đó vị thương gia nọ cũng chợt nghĩ : “lúc ta chưa giàu có ta sống thế nào, ta cũng tay trắng làm nên mà”. Lúc đó cô gái quay sang hỏi vị thương gia: “đêm hôm lạnh lẽo như vậy, ông ra đây để làm gì ”? ! Ông ta trã lời : “ừ, cũng đâu làm gì, chỉ là tản bộ thôi”.
***
Khi ánh bình minh chưa xuất hiện, trên đầu ngọn cỏ mùa xuân xanh mướt ngoài cổng tam quan còn lấp lánh những hạt sương mai,thì có một người đang quỳ gối chấp tay: “Sư phụ, tha lỗi cho con”. Anh ta là một lãng tử phiêu bạt giang hồ,nhưng 20 năm về trước là một sa di của chùa này, rất được phương trượng thương yêu.
Phương trượng mời rất nhiều vị giáo sư lỗi lạc về dạy cho anh. Hy vọng rằng anh ta sẽ trở thành một đệ tử xuất sắc của Phật môn. Nhưng ngược lại, vào một đêm lòng tục trỗi dậy anh ta bỏ thầy trốn xuống núi.Trước những cám dỗ của đô thị, từ đó trà đình tửu điếm, anh ta chi biết lao vào tội lỗi. Đêm đêm đều như xuân nhưng ngược lại đêm đêm chẳng phải mùa xuân. 20 năm sau, cũng vào một đêm, anh ta bỗng nhiên bừng tỉnh, trăng ngoài cửa sổ sánh như gương, ánh sáng chiếu xuyên suốt ly rượu ma anh đang cầm. Tự trong sâu thẳm cỏi lòng anh ta trổi dậy những hối hận,anh lên ngựa phóng như bay đến ngôi chùa xưa quỳ sát đất bạch với phương trượng: “Sư phụ, nhất định tha thứ cho con ,nhận con làm đệ tử được không”?
Phương trượng chán ghét thói hoang đàng của anh ta, lắc lắc đầu: “không, con đã phạm tội quá nặng, chắc phải đoạ A Tỳ địa ngục, còn muốn Phật tổ tha tội à”. Phương trượng chỉ lên bàn Phật nói: “trừ khi trên bàn nở hoa”. Tên lãng tử thất vọng quay lưng lửng thửng ra về.Sáng hôm sau, phương trượng vừa bứơc vào phật đường, thì hết sức kinh ngạc. Trên bàn Phật đã nở rộ các loài hoa xanh vàng đỏ trắng toả ngát mùi hương. Những đoá hoa nở rộ đó dường như biểu hiện của sự lo lắng.
Trong nháy mắt phương trượng hiểu rỏ, Ngài gấp rút đi xuống núi tìm chàng lãng tử nhưng đã không kịp rồi. Anh ta nản chí buồn rầu lại lao vào cuộc sống buông thả như bấy lâu nay.
Những đoá hoa nở rộ trên bàn Phật đó chỉ nở vỏn vẹn có một ngày. Lúc phương trượng sắp viên tịch, ngài dạy rằng: “Trên đời không có ngã rẻ nào mà không thể quay đầu. Không có tội lỗi nào mà không thể sữa. Một ý niệm chân thành hướng thiện là một điều hiếm có (kỳ tích), giống như hoa nở trên bàn Phật, đừng để cho những kỳ tích đó mất đi, không tha thứ là một quả tim sỏi đá không bao dung và tin tưởng.
***
Trên thế gian thứ gì là khó được nhất
Có ba vi tỳ kheo thảo luận vấn đề “trên đời này thứ gì là khó được nhất”?
Vị thứ nhất nói: “trên đời khó được nhất là còn mãi tuổi thanh xuân, khoẻ mạnh sống lâu. Một người có của cải nhiều nhưng bệnh tật, già nua đến cũng không hưởng được những niềm vui của đời. Vị thứ hai nói: “trên đời điều khó được nhất là có người bạn hiểu mình, có thể cùng chia sẻ hoạn nạn và niềm vui cùng mình, nếu một người có quyền lực lớn nhưng không có bạn chân thành với nhau thì buồn bã cô đơn giống như đoá hoa có sắc mà không hương không có ong bướm bay đến thưởng thức. Vị thứ ba nói: “theo tôi thì quyến thuộc hoà hợp là điều khó được nhất. Nếu một người khoẻ mạnh, có bạn tốt nhưng quyến thuộc tương tranh bất hoà gây gổ, thì có ích gì? Cuộc sống hằng ngày giống như địa ngục trần gian, muốn thoát ra mà không được.
Sau khi đức Phật nghe ba vị Tỳ-kheo luận nghị xong, bèn triệu tập đại chúng. Lúc đó nhằm mùa thu, hương cỏ dại nhè nhẹ toả, gió thu mát dịu tạo cảm giác rất sảng khoái. Đức Phật nói với chư vị tỳ kheo: “trên thế gian này thứ gì là khó được nhất? không phải sức khoẻ trường thọ, không phải bạn bè tri âm cũng không phải quyến thuộc hoà hợp. Ta sẽ kể một câu chuyện cho các vị nghe.
“Trong đại dương có một con rùa mù, tuổi thọ của nó rất dài, trãi qua bao nhiêu biến đổi của bể dâu. Bình thường nó ở tận dưới lòng đại dương,một trăm năm mới được nổi lên mặt nước một lần. Lại có một thanh gỗ mục rỗng bên trong, theo chiều gió thổi mà trôi dạt trên mặt biển. Con rùa mù trăm năm mới nỗi lên mặt nước một lần mà gặp được thanh củi mục là cơ hội ngàn năm mới có được, huống chi vào dược lổ rỗng của thanh gỗ mục chở nó vào bờ. Rùa mù gặp được thanh gổ mục là điều rất hiếm. Nhưng phàm phu phiêu bạt trong biển ngũ dục muốn được thân người còn khó hơn rùa mù được vào bờ hàng ngàn lần”
Đức Phật lại hốt một nắm đất, mở bàn tay ra nói với các vị tỳ kheo: “Chúng sanh được thân người như đất trong lòng bàn tay ta,chúng sanh mất than người như đất trên địa cầu” Cái gì là khó được? thân người thật là khó được? Các tỳ kheo nen lắng nghe và suy nghỉ.
Một khi đã mất thân này, muôn kiếp khó mà có lại được, đó không phải là lời dạy của đức Phật mà còn là tri thức không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nên trân quý thân này và xem trọng những nhân duyên vốn có. Cái gì là khó được? thân người là khó được? Người là động vật cao cấp nhất, chỉ có người mới có thể tu tập, và cũng chỉ có con người thì mới có thể tu hành thành Phật. Cho nên chúng ta phải biết trân quý cơ duyên này. Danh lợi không thể mang theo được, chúng ta đến cõi đời này bằng tay không nên lúc ra đi cũng tay trắng mà thôi. Nhưng thường thì con người mê muội những danh lợi thế gian, gây ra nhiều tội lỗi, thiện ác đương nhiên có báo ứng, như vậy là làm cho đời sau còn thêm đau khổ. Hãy trân trọng hiện tại,tuân theo chánh pháp, phản bổn quy chơn là mục đích của chúang ta.
***
Chúng ta không vì sân si mà…
Có một vị thiền sư thời Kim rất thích hoa lan, ngoài việc thuyết pháp giảng kinh ra ngài bỏ rất nhiều thời gian để trồng và chăm sóc hoa lan.
Rồi một ngày, ngài phải đi hoá độ ở nơi xa,trước khi đi ngài dặn dò các đệ tử: “ở nhà chăm sóc tốt tất cả hoa lan trong chùa”. Các đệ tử ở nhà cũng chăm sóc chu đáo. Nhưng có một lần khi tưới hoa không do cẩn thận làm rơi hoa xuống, tất cả các chậu hoa đều bị bể, cành lan gãy rơi đầy đất. Các đệ tử đều sợ hãi,nghĩ rằng sư phụ về sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Lúc thiền sư về, Ngài nghe sự việc này thì liền tập hợp tất cả đệ tử lại,không chỉ không quở trách mà còn nói: “ta trồng hoa lan là để cúng Phật và cũng để làm tăng thêm vẽ đẹp cảnh chùa không phải vì sân si mà trồng hoa.
Ngài nói rất hay “không phải vì sân si mà trồn hoa”. Theo cái nhìn giác ngộ của thiền sư,tuy ngài rất thích hoa lan nhưng ngược lại tâm ngài không bị hoa lan chi phối. Bởi vậy hoa lan còn hay mất đều không ảnh hưởng làm ngài vui hay buồn. Cũng vậy, trong cuôc sống hằng ngày, chúng ta lo lắng quá nhiều việc, trong lòng lại có nhiều vịêc được mất, nên tâm trạng lúc nào cũng chập chờn nhấp nhô mà không vui. Ở trong đường ranh của sân si, nếu có khả năng để suy nghĩ.
Chúng ta không vì sân si mà làm việc
Chúng ta không vì sân si mà dạy học
Chúng ta không vì sân si mà kết bạn
Chúng ta không vì sân si mà làm vợ chồng
Chúng ta không vì sân si mà nuôi dưỡng con cái.
Như vậy chúng ta sẽ không bị phiền não mà luôn thư thái an vui
Trích trang web: http://home.kimo.com.tw/serene_99/非常感恩站長的用心良苦
Như Nguyện dịch