Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Sự tích Cường Bạo Đại vương
Sự tích Bà Chúa Thông Khê
Sự tích Điền Quận Công
Sự tích Tam Ranh Sừng Sỏ Sắt
Sự Tích Lữ Thần Gia
I.Sự Tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh
II.Sự Tích Cường Bạo Đại Vương
1. Duy nhạc Thần Tướng giáng sinh
Bối La là một làng cổ, từ thời vua Hùng dựng nước tên cũ là trại bối Duyến, trang Đồng Lục, huyện Thiển Bản, sau đổi là xã Bối Duyến. Đến đời vua Gia Long đổi là xã Bối La ( nay là thôn Bối La, xã Cộng Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam định ).
Thời Hai Bà Trưng, Bối La là một căn cứ kháng chiến của chị em Đỗ Thị Dung và Đỗ Văn Quang phối hợp với chị Chu Liên chống Mã Viện sang sâm lược. Một trận chiến đấu ác liệt do Đỗ Thị Dung lãnh đạo chống quân Mã Viện đã diễn ra ở đây. Nhân dân Bối La và Đồng Đội đã cùng bà Đỗ thị Dung dự vào văn cứ kháng chiến nhiều lần đấnh bật chúng ra khỏi làng. Nhưng thế địch mạnh gần chục lần, nghĩa quân thất bại, bà Đỗ thị Dung hy sinh, nhân dân lập đền thờ bà.
Làng Bối La có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, dân nhiều họ các nơi đến tụ cư ở đây ngày càng đông như các họ Nguyễn, Phạm, Đỗ, Trần, Dương, Đặng…Vào thời Vua Đinh, họ Phùng ở làng Hoa Thạch, huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, Châu Ái ( nay thuộc Thiệu Hoá Thanh Hoá ) đã hai đời di cư ra Bối Duyến sinh sống, đến đời ông Phùng Văn Cường, hai cha con đều là bậc thân hào của làng, gia đình sung túc, ông Cường lấy bà Ngyễn thị Duyệt vốn người làng Lãng Tình, huyện Đồng Quan ( nay thuộc Đông Hưng Thái Bình ). Ông Cường đã sấp sỉ lục tuần, mà bà vợ cũng đã lớn tuổi nhưng ông bà vẫn thiếu “ hiển hiện dấu chân sư tử, vết đẹp rồng bay ”. cả hai vợ chồng đều hiền lành chất phác, lo làm điều nhân đức, nổi tiếng tài giỏi và nghề thuốc gia truyền, tuy vẫn giữ nghề nông làm gốc. Trong nhà tiền bạc dồi dào, nhưng ông bà vẫn lo lắng không biết sau này hương khói tổ tiên ra sao, ngày đêm phiền muộn không nguôi, một hôm ông thủ thỉ với bà:
Ta thường nghe, ông cha ta trước đây làm điều thiện cũng nhiều, đời đời kế tiếp nhau bốc thuốc trị bệnh, thường cứu kẻ yếu đuối, bênh hoạn, giúp đỡ kẻ cơ hàn, lòng luôn nghĩ đến việc phúc đức, không một chút làm hại đến người. Vợ chồng ta nay vẫn noi theo gương tổ tiên, nay ta đã sấp sỉ lục tuần, trải hơn nửa đời người, khí lực đã suy, mày râu đã bạc, bà cũng đã bốn năm, đường tử tức rõ ràng không hy vọng. Chi bằng ta hãy tái tài làm phúc cho mai sau. Khấn Phật cầu Trời mong sao qua được thế vận phù trầm này.
Vợ chồng bàn bạc hợp ý tâm đầu. từ đó ông bà đều dốc sức vào việc tạc tượng, đúc chuông, xây cầu dựng chùa…để làm điều phúc đức. Tiếng tăm nhân hậu của ông bà lan truyền khắp nơi, ai cũng kính nể, còn gia sản tổ tiên ngày càng tiêu tán. Lúc đó ở chùa Cực Lạc trên núi Bảo Đài thuộc huyện Phong Doanh ( nay thuộc huyện Ý Yên ) là một ngôi chùa cổ nổi tiếng đang sửa chữa Phật đường, thiện nam tín nữ thập phương cúng tiền rất nhiều. Ông bà Cường biết tin, vội đem tiền gạo đến công đức, thắp nhang làm lễ cầu xin đức Phật ban phúc quả. Lễ song ông bà trở lại nhà. Đêm đến hai vợ chồng đi đừờng mệt mỏi ngủ thiếp lúc nào không biết. Chợt thấy có một người cao lớn, đang hoàng mặt mũi khôi ngô, mắt sáng tinh anh, từ trên không trung hạ xuống đứng thẳnh trước mặt. Ông vội hỏi:
Chàng trai kỳ lạ từ đâu đến đây? Có việc gì thế ?
Chàng trai đáp lễ và nới:
Thần là Duy Nhạc thần Tướng, theo lệnh của Thượng đế, thấy ông bà là người phúc đức nên xuống làm con của ông bà.
Ông vui mừng vội ôm lấy chàng trai, giật mình tỉnh dậy, mới biết mình đang mộng, thấy như thế ông bà cho rằng có mộng đẹp nhất định có phúc lành. Quả nhiên từ đó bà mang thai. Đến ngày 8 tháng chạp năm Đinh tỵ ( 957 ), bỗng trời đất tối mịt, gió lớn mưa to, tiếng sấm ầm ì râm ran hồi lâu. Giữa lúc đó bà Duyệt trở dạ, bà sinh đựoc một con trai, mặt mũi khôi ngô, mắt sáng như sao, tiếng như hổ gầm chuông kêu, tướng mạo đường hoàng. được trăm ngày bố mẹ đặt tên là Bạo.
Bạo lớn nhanh như thổi, thông minh nhanh nhẹn hơn hẳn các bạn trẻ cùng trang lứa. Bạo ăn rất khoẻ gấp năm mười lần trẻ khác, bố mẹ nuôi Bạo rất vất vả.
2. Cường Bạo ngang tàng bị dìm xuốn nước.
Ông bà rất thương Bạo, càng lớn Bạo càng ngang ngược, nghịc ngợm bố mẹ răn dậy không được. Bạo lại ăn khoẻ, bố mẹ càng ngày càng già yếu, gia tài khánh kiệt vì con. Bạo lên ba tuổi, ông Cường ốm lặng rồi qua đời, bà la tang cho ông song, gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, phải đi làm thuê quốc mướn để nuôi con.
Thời gian trôi qua, Cường Bạo đã 9 tuổi, thần thái khác người, thông minh tính trời, khí độ khác hẳn, thường giúp kẻ yếu, đánh kẻ mạnh, không sợ một ai. Mẹ ông làm việc lam lũ mà vẫn không đủ ăn, ông thường đi ăn trộm để nuôi mẹ, tính lại ăn uống nhiều, mỗi bữa ăn hơn mười đấu gạo, ông càng ngày càng ngang tàng táo tợn, dân làng càng sợ hãi. Bà nhiều lần khuyên nhủ mà chẳng ăn lời. Việc giỗ chạp tổ tiên ông không biết cũng lễ, mà chỉ biết cúng lễ thổ công sớm chiều hương đèn cầu khấn. Bà mẹ của ông không lâu sau mắc bệnh và mất đi chỉ còn lại ông một mình. Ông làm tang cho mẹ chu đáo, nhưng từ đó ông đều quên ngày cúng giỗ bố mẹ, gia tiên. Ngày tháng ông chỉ chuyên nghề ăn trộm. Súc vật trong làng hầu như không thoát khỏi tay ông, nhất là những nhà giầu có có máu mặt có chức sắc trong làng.
Trong huyện có viên quản mục họ Trương giữ việc tuần phòng. Trương rất gian ác, nhiều lần tìm mưu tính kế hại ông để lập công với quan trên. Một đêm hắn rình mò mãi mới bắt được ông Bạo. Hắn sai người chói ông Bạo lại, bỏ vào một cái rọ lợn khiêng vứt xuống hồ định dìm cho chết, nhưng may nhờ Thổ công giúp ông nhờ thuỷ thần kéo ông lên được. Hồ nước bỗng réo ầm ầm như sấm ran sóng dậy mạnh đẩy ông lên bờ. Ông lằm trong rọ lợn rét run lẩy bẩy, dân làng nghe tiếng nước réo đều sợ hãi, túm tụm lại bàn tán không ai giám ra hồ xem sao, mãi khuya mới về đi ngủ. Vừa chợp mắt bỗng thấy Thổ công hiện lên bảo:
Ông Bạo chính là Duy Nhạc thần tướng giáng sinh, có kẻ muốn làm hại ông Bạo muốn bỏ rọ trôi sông. Muốn sống thì các ngươi mau đi cứu ông Bạo, nếu không nghe thì dân sẽ chết hết không còn một mống.
Đêm khuya thanh vắng, dân nghe nói thế, bỗng giật mình dậy hết, rủ nhau ra hồ xem sao, hồ có đập chấn nước sát bờ sông, càng chạy đến gần đập càng nghe nước chảy mạnh réo ục ục. Ai nghe thấy cũng cho là lạ, càng sợ hãi. Ra đến đập nước dân thấy một chiếc rọ lợn đang dạt trên bờ, ông bịo trói chặt ở trong đó. Dân làng vội cởi trói kéo ông ra, đốt lửa sưởi ấm cho ông. Ông hỏi tại sao dân làng biết đến cứu ông? Dân làng lại nói cho ông việc thổ công báo mộng, biết ông là thần Duy Nhạc giáng sinh, xin ông cho dân làng làm thần tử, không giám trái mệnh. Ông cười mà đáp:
Dân làng đã biết ta rồi, từ nay phải theo lệnh của ta như lời dân làng đã hứa, ta sẽ tìm cách giúp đỡ dân làng.
Dân vâng lời rước ông Bạo về làng, từ đó dân làng Bối La nghe lời ông răn rắp, làm theo mọi việc sắp xếp của ông. Ông Bạo chủ chương tách Bối La thành một khu riêng biệt, lập một bè đẳng hơn trăm người, vừa lo canh tác boả vệ làng, vừa lấy của nhà giầu chia cho thiên hạ cấp phát cho các hộ già cả cô ni. Dân trong làng được nhờ ân đức của ông.
3. Cường Bạo đánh lại Thiên Lôi, tấn công nhà Trời.
Cường Bạo ngày càng tỉnh ngộ, bớt tính ngang ngạnh, ngỗ nghịch, thường hay giúp đỡ dân nghèo, được dân làng ngày càng quí mến. Nhưng ông vẫn không lo cúng lễ tổ tiên, thường quên ngày giỗ chạp, ngay cả của bố mẹ, mà chỉ luôn cúng lễ cầu khẩn thổ công. Linh hồn gia tiên của nhà ông giận dữ, đến tâu với thiên tào xin trị tội. Thượng dế nghe nói nổi dậy thiên đình, lập tức truyền cho Thiên Lôi thần xuống trị tội ông Bạo ngay vào giờ mùi ngày mai.
Thổ công nhà ông Bạo cũng có mặt trong buổi chầu vội bay về báo tin cho ông Bạo biết trước. được tin ông Bạo truyền cho dân làng mua thật nhiều dầu lạc, dầu vừng và hái thật nhiều lá mùng tơi đem giã nhuyễn, trộn với dầu rồi chưng lên, quét lên mái nhà. Quả nhiên chiều hôm sau, đún giừo mùi, trời bỗng nổi cơn giông, mưa to gió lớn sấm chớp đùng đùng. Ông Bạo biết Thiên Lôi sắp xuống, liền cắm gậy đứng phục trong cửa. Thiên Lôi vâng lệnh Ngọc hoàng sát khí đùng đùng, một tay cầm cờ, một tay cầm búa từ trên trời bay xuống nhảy thẳng vào nóc nhà nhà ông Bạo, định đứng đó tìm cách đánh ông Bạo. Bất ngờ mái nhà Ông Bạo trơn khiến cho Thiên Lôi trượt ngã xuống đất, văng cả búa cờ ra xa. Từ trong nhà ông Bạo nhảy bổ ra lấy gậy đánh Thiên Lôi què chân, Thiên Lôi chống đỡ không được, cố bay lên không trung lùi về Thiên đình tâu với Ngọc Hoàng là bị ông Bạo đánh bại, lại bị tước cả búa và cờ.
Ngọc Hoàng nghe nói tức quá, không ngờ người nhà trời lại bị thua bởi một kẻ phàm phu tục tử trần gian. Ngài của trách Thiên Lôi bất cẩn trong lúc làm nhiệm vụ để sảy ra thất bại. Một vị thiên Lôi khác hùng hổ đứng ra xin Ngọc Hoàng xuống đánh Cường Bạo. Ngọc hoàng đông ý dặn dò phải cẩn thận. Thổ công cũng đứng chầu ở đó vội bay về báo cho Ông Bạo biết đề phòng. Ông Bạo cho rằng lần này Thiên Lôi nhất định không dám nhảy xuống mái nhà nữa mà nhảy xuống sân. Ông bèn sai người nhặt nhiều ổi xanh, hạ mấy cây tre già, cưa ống thành từng đoạn vứt xuống đầy sân. Quả nhiên lần này Thiên Lôi quá cẩn thận, không nhảy xuống mái nhà mà nhảy xuống sân. Ngờ đâu chân ngài đi hia trượt nhanh trên những ống tre và những quả ổi xanh cứng làm ngài ngã xoài trên mặt đất văng cả cờ lẫn búa, ông Bạo đã lấp sẵn trong cửa, xông ra lấy gậy đánh què chân, Thiên Lôi phải lê lết mãi mới lấy sức bay vượt lên không trung, lủi mất trong mây.
Thất bại hai lần Ngọc Hoàng càng tức giận, ngài còn cho rằng dân trong làng đã giúp Bạo đánh lại Trời, nên sai thuỷ thần dâng nước dìm chết cả. Thổ công biết vậy bèn về báo cho Cường Bạo, ông hợp dân lại bàn cách chống lại. Ngay hôm đó ông huy động dân chặt chuối làm bè, mối bè kết 12 cây chuối vững trắc rồi xếp lúa gạo đồ đạc lên trên, bốn xung quanh bè cắm cờ ngũ sắc và lá chuối. Đến giờ Dần mưa như trút nước, nước biển lại dâng cao, không mấy chốc cả vùng bị ngập trắng, dân đưa gia đình lên bè ngồi mặc cho nước dâng cao, ông Bạo lên bè tay cầm chiêng lệnh, nước dâng đến gần cửa nhà trời, ông đánh chiêng ầm ĩ, miệng thét lớn giữa tiếng hò vang rầm rộ của dân chúng:
Ta lên trời phá nhà Trời đây. Trời không thương dân, muốn dân chết cả, ta nhất định phải phá nhà trời! Hôm nay thuỷ thần dâng nước đến đâu, bè của ta sẽ dâng cao tới đấy, sẽ đến sát cử nhà trời, nhất định sẽ phá tan tành.
Các võ sĩ thần tướng giữ Long môn nghe nói thế vội vào tâu với Thuợng đế, Thượng đế vô cùng hoảng hốt, lại truyền gấp cho thuỷ thần hạ nước xuống. thuỷ thần vội sai hàng đàn rồng ra hút nước, nước rút nhanh chóng, không bao lâu làng mạc lại hiện ra như cũ, dân chúng khắp nơi đều kính phục.
4. Cường Bạo đựoc vua Đinh ban thưởng.
Quan huyện thiên Bản vội dâng sớ tâu với triều đình về sự mưu trí và dũng cảm của ông Bạo dám chống lại cả nàh trời. Triều đình nhà Đinh đều cho là lạ kỳ, xưa nay chưa hề có. Vua Đinh lại sai sưs thần về tận làng Bối La, truyền lệnh cho cường Bạo đem cờ và búa tước được của Thiên Lôi vào triều bệ kiến.
Cường Bạo vâng mệnh Vua, vào triều dâng búa và cờ lên cho nhà vua. Triều đình nghe ông kể truyện hai lền đánh bại thiên Lôi và dám đưa dân lên tận nhà trời để chống lại Ngọc Hoàng thì đều kinh phục. Nhà Vua thử tài võ nghệ và trí dũng của ông. Ông Bạo biểu diễn võ nghệ đối đáp văn chương mưu lược với nhà Vua lưu loát nét mặt không hề biến sắc. Vua Đinh khen ngợi ông và cho rằng ông Bạo xứng đáng được nhận quan cao chức trọng ở triều đình, bèn phong chức lưư lại triều đình, nhà vau phong cho ông chức Quan Nội hầu, ban cho áo mũ và 100 hốt vàng, ban đất lộc điền ngay tại quê nhà. Nhà vua ân cần khuyên ông từ nay phải cúng giỗ tổ tiên, bố mẹ cho tròn chữ hiếu. Để nhắc nhở ông, nhà vua ban cho bố mẹ mỗi người 10 mẫu ruộng tự, truyền cho dân làng Bối La ( quê nội ) và Lãng Tình ( quê ngoại ) hàng năm đến ngày giỗ ông bà phải cùng lo ngày tế tự. Ông Bạo hứu từ nay sẽ lo trọn chữ hiếu. Nhà vua còn ra lệnh miễn sưu dịch binh lương cho dân sở tại sau này khi ông Bạo qua đời, dân phải lập đền thờ. Nhà vua còn lệnh cho dân làng sở tại phải lập dinh phủ cho ông và truyền lệnh cho dân Bối La cùng quân sĩ mang kiệu cờ, trống linh đình rước ông Bạo về làng.
Ngày 10 tháng tám, ông Bạo bái tạ nhà vua, trở về làng, cùng dân làng làm lễ chúc mừng.
5. Cường Bạo bị Thiên Lôi đánh nén.
Theo lệnh nhà vua, dân làng lập một toà đình phủ mới ở phía tây làng, nằm trên thế đất rộng rãi, mạch đất long xà oánh vũ ( rồng rắn uốn lượn cuộn vào nhau ) rồi rước ông về ở đó. Ông khai một cái hồ bán nguyệt trước đình, nước chảy vòng quanh đổ ra hồ lớn của làng. Trước đình ông cho xây một tiền đường thoáng rộng quay về hướng nam để thờ gia tiên, xong việc ông mở tiệc ăn mừng với cả làng.
Từ đó ông Bạo vui thú việc làng, việc nhà, dậy dân làm ăn, lấy việc cày cấy, việc nông làm nghề gốc, bỏ hẳn viwcj đi cướp phá các nơi. Mọi người đều vâng lời ông dậy bảo, chăm sóc ruộng đồng, chăn nuôi trâu bò, gà lợn ngày càng nhiều, người và vật trong làng đều thịnh vượng, Già trẻ lớn bé đều ghi nhớ công đức của ông.
Đến mùa, ông Bạo thường ra đồng xem dân làng và người nhà cày câys, vui với mọi người. Ông không quên mang theo chiếc gậy đã đánh gẫy chân Thiên Lôi. Khi trời có mây đen sấm chớp, Thiên Lôi thường lấp trong mây đen nhìn trộm, thấy ông cầm gậy giữ mình thì đều lủi nhanh, không giám gây sự.
Vào một buổi chiều hè, trời oi bức ông Bạo ra miễu cây ở cánh đồng Lục, vừa hóng mát, vừa xem thợ cấy cày trên đồng ruộng, không quên mang theo cây gậy đề phòng thiên Lôi đánh lén. Dân làng đang hối hả làm việc để tránh cơn giông đầu mùa bất chợp ập tới. Người thợ cày của ông cũgn giơ doi hối thúc con trâu đang lầm lũi kéo cầy. Bỗng có một cơn giông gió lốc mạnh kéo tới, người thợ cày trúng độc ngất sỉu trên luống cày. Mọi người xúm lại vực anh ta nằm lên bờ, hối hả quạt anh ta tỉnh dậy. Con trâu hốt hoảng lồng chạy, trông thật hung giữ, kéo cả chiếc cầy. Ông Bạo thấy thế, vội đuổi theo trâu, dùng sức mạnh ghìm trâu lại. Con trâu ngoan ngoãn theo ông về ruộng. Anh thợ cày tỉnh dậy, nhưng còn mệt không làm đựoc tiếp. Ông Bạo không ngại ngần, xuống nắm cày điều khiển trâu cày tiếp. Khi trâu cày con cá chốt cày bị rơi mất, ông Bạo bèn cắm gậy trên bờ ruộng, một tay lắm trắc cày, một tay cho ngón trỏ vào cá, cúi nghiêng mình điều khiển cầy, có người thấy thế khen ông nhanh trí chịu khó. Mải với công việc ông Bạo không để ý, một đám mây đen bay đến Thiên Lôi lấp trong mây bay xuống, thấy ông Bạo không cầm gậy, lại mắc tay vào cày, bèn lấy hết sức bình sinh giơ búa đnáh lén vào người ông. Ông Bạo trở tay không kịp, một tiếng sét nổ vang, bầu trời sáng loè rồi sập tối. Mọi người hốt hoảng bỏ chậy về làng, lát sau trời quang mây tạnh, chạy ra thì đã thấy mối đùn con trâu cũng đang lấy sừng húc đất vun thành mộ lớn. Biết rằng ông Bạo đã hoá, dân làng thương tiếc làm lễ tang trọng thể và dâng sớ tâu với nhà vua.
Được tin, nhà vua sai người đến nơi ông Bạo hoá, truyền cho dân sửa sang đình phủ thành đền thờ chở đá về xây lăng miếu ngay nơi mộ của ngài. Nhà vua sắc phong cho ông là Cường Bạo hiển linh Đại quan hầu đại vương, cho phép làng Bối La phụng thờ, xuân thu hai kì sai quan đến tế, dân còn cho lập ban thờ thổ công ngay cạnh đền thờ của ông.
Tương truyền cái gậy của ông Bạo văng về tận làng Lãng Tình, quê mẹ của ông. Còn con trâu sau khi húc đất đắp mộ cho ông, đã chạy thẳng ra Bát Xã, Đồ Sơn sát biển.
6. Đền thờ cường Bạo Dại Vương.
Phía tây làng Bối La cây cối mọc um tùm, đất cao rộng sừng sững ngôi đền thờ Cường Bạo Đại Vương. đề thờ làm theo kiểu chữ đinh nhìn về hướng nam. Nhìn chếch về phía tay nam là lăng mộ của ngài. Đền còn dấu tích kiến trúc nhà Lê, nhưng đã được trùng tu từ thời Thành Thái. Hậu cung chia thành cấm cung và điện thần, cung cấm có khám thờ lớn, đặt trong tượng Cường Bạo đại vương bằng đồng cao tới 1.6m ngồi trển một bệ đá, đầu đội mũ cánh chuồn, chân đi hia. Điện thần còn lưu đưodj thần vị của ngài cao to , hoa văn chạm khắc nghệ thuật Lê, thần phả của ngài viết năm Hồng Phúc nguyên niên ( 1572 ) được sao nguyên văn vào thời Lê Vĩnh Hựu năm thứ hai ( 1736 ) bằng giấy lụa mỏng chữ viết nhỏ như con kiến mà nét rất rõ. Đền còn lưu giữ 10 đạo sắc trong đó có hai đạo sắc thời Lê Vĩnh Khánh năm thứ hai ( 1730 ), Lê Vĩnh Hựu năm thứ hai ( 1736 ), Lê Cảnh Hưng năm thứ tư ( 1783 ) và sắc Gia Long năm thứ chín đời Nguyễn (1810). Các sắc phong đều là Hiển Ứng Quan Nội hầu tư Mã thực quốc bồi cơ, chiếu hữu tuy du, hùng uy vĩ liệt đại vương. Thời Tự Đức sắc phong ngài là thành hoàng làng.
Trong đền còn có một số đôi câu đối của cá bậc danh nho đất Sơn Nam, xứng đáng đứng trong Thiên Bản Lục Kỳ:
Kinh thiên cố sự danh tam giới
Đạp địa dư tinh khoá lục kỳ
Dịch:
Kinh trời chuyện cũ lừng ba cõi
Dậy đất dấu thiêng vượt sáu kỳ
Hay đôi câu đối như sau:
Ái Châu chính khí thu quang nhạc
Thiên bản lục kỳ cắng cổ kim
Dịch
Khí thiêng Châu Ái đã hoà cùng non nước
Chuyện lạ Thiên Bản sống mãi với thời gian.
III.Sụ tích Điền Quận Công chống thuỷ quái
1. Chở đá đắp đê chống thuỷ quái lần thứ nhất
Điền quận công tên thật là Ngô Đình Điền, sinh ra trong một gia đình quý tộc, dòng dõi Tráng Quận công Ngô đình Nga oqr làng Bảo Ngũ. Ông sinh năm Đinh Sửu ( 1687 ), thủa nhỏ được học hành tinh thông cả văn lẫn võ. Ông là em ruật Ngô thuận Phi, vợ chúa Trịnh Cán. Bà tuy không có con nhưng là người nuôi dưỡng người con thứ năm của chúa là Trịnh Cường nên dân thường gọi bà là bảo mẫu, bà cũng là người có nhiều quyền thế.
Ngô Đình Điền được chị quan tâm xin cho ông vào đội ưu binh của Chúa Trịnh, được thăng dần từ chức tổng binh lên Đô Chỉ Huy Sứ, Đề Đốc rồi Đô Đốc quận công, nhân dân vẫn thường gọi là Điền Quận công hay Quận Điền. Quận Điền ngoài việc tinh thông võ nghệ còn giỏi cả về phép thuật, biết nhiều phép lạ trong việc huy động âm binh thần tướng.
Đời Lê Vĩnh Khánh ( 1729 – 1732 ) đoạn đê mõm Kim Tông trên sông Đáy ( thuộc các làng Hạ Kỳ, Thụ Ích huyện Đại An nay thuộc huyện Ý Yên ) thường bị lũ lụt làm sụt lở, hàng năm phải bồi đắp đê. Dân cho rằng thần thuỷ tề ( Thần Mờm ) dâng nước không đắp đựơc đê. Hàng năm thần Mờm đều đòi cống người, bắt người mang đi nên hàng năm lũ lụt dân làng đều có người chết. Dân chúng sợ hãi vội tâu lên triều đình, chúa Trịnh bàn sai Điền Quận đem quân huy động dân bồi đắp đê điều, trị thuỷ ở vùng này. Ông thị sát thấy đoạn đê mõm Kim Tông uốn khúc như mõm ngựa, nên khi nước chảy lớn mạnh sẽ thúc vào thân đê, cần phải kè bằng đá hộc. Ông huy động quân lính và dân phu hộ đê chuyên chở thuyền lấy đá từ Trường Yên ra đè đắp lại.
Đoàn thuyền đá ra Ngọc Chấn, vừa ngang miếu thuỷ tề gần mõm Kim Tông thì như có một sức cản mạnh không sao tiến đi đựơc. Điền Quận đứng trên mũi thuyền la hét chỉ huy, đốc thúc quân sĩ cố chèo thuyền đẻ vượt lên, nhưng thuyền vẫn không nhúc nhích. Bỗng thấy trước mặt năm thuyền chiến loại lớn sông lên khiêu chiến trong sương mù tối tăm. Điền Quận vội dùng âm pháp, nhìn rõ thuỷ quái đang tấn công thuyền đá. Ông bèn rút kiếm, niệm thần chú phát hoả liên tục, đại phá sức cản, đất trời mịtmù khói. Hồi lâu khói tan thì năm chiến thuyền kia cũng mất, thuyền xuôi dòng nhẹ nhàng.Từ đó Điền Quận đắp đoạn đê nào cũng hoàn thành.
2. Nung Vôi chống thuỷ quái lần thứ hai
Mùa lũ năm sau, nước lại dân to, Quận điền lo cùng dân chống đỡ, quyết dữ vững đê. Thắng lợi mùa lũ năm qua, làm ông phấn khởi. Ông hào hứng nói với quân sĩ:
- Nếu không nhờ có bách thần phù trợ, năm qua chúng ta không kè nổi đê.
Vừa nói dứt lời, bỗng có một con cá rất to, đen chũi quẫy đuôi đập mạnh, thúc đầu vào thân đê liên tục làm dậy sóng lên, trườn lên thân đê, không bao lâu, đê lại bị sạt mảng lớn, quân lính và dân phu không sao cản nổi.
Ông huy động dân các làng chặt cành tre xếp bó thành những con rồng lớn, thả áp vào thân đê, rồi đổ đất, nhưng cũng không ngăn được, sóng liên tục dồn đánh ập vào . Theo sau con cá lớn là một đàn ba ba, thuồng luồng và cô số cá lớn cá bé theo sóng thúc vào thân đê mấy ngày liền. Cả quãng đê năm ngoái đắp vững vàng , năm nay có khả năng sạc lở hết.
Điền Quận nghĩ ra một cách khá táo bạo, ông huy động các thuyền vào Trường Yên chở vôi cục vừa mới lung đem về, kết hợp với thuyền chở đá hộc, xếp hàng ngang chỗ đê sạc lở ném đá xuống dồn đập, sau đó đánh chìm năm sau thuyền vôi cục lớn nước sôi lên ùng ục, cá lớn cá bé, ba ba, thuồng luồng nbổ tung bụng, nổi lềnh bềnh trên mặt sông suất mất dặm liền, sóng yên dần ông huy động dân ganhs cát đỏ vào chỗ có đá và vôi đầm lại thân đê bị sạc lở, đê sông Đáy lại vững vàng.
3. Lấy Thân mình hạp long chống thuỷ quái lần thứ ba
Năm sau thần Mờm tập hợp bọn thuỷ quái, tìm cách phá khúc đê Kim Tông một lần nữa. Quận Điền đã huy động dân trồng tre chắn sóng, chuẩn bị đá hộc, trồng tre sẵn sàng chống lũ lụt. Mới cuối tháng năm mà trời đã mưa to, gió lớn, nước sông Hồng sông Đáy dồn đỏ về đỏ ngầu phù sa dâng cao hơn mọi năm trước.
Thần Mờm chọn một đoạn đê yếu nhất ở mõm Kim Tông, tiếp tục phá đê nhưng lần này quân số ba ba, thuồng luồng, cá lớn, cá be gấp ba bốn lần quyết trí đánh gục Quận Điền.
Suốt mấy ngày liền, thần Mờm chỉ huy quân đánh mạnh vào một chỗ, hòng phá sạt đê. Quận Điền biết vậy đợi cho thần Mờm tập chung quân đông nhất, liền niệm thần chú, tay vung kiếm, tay rắc trấu ra xung quanh, trấu biến thành hổ báo đánh chặn bọn thuỷ quái, cá to các nhỏ, ba ba, thuồng luồng đều bị xé xác máu đỏ ngòm cả một khúc sông.
Đoạn đê bị sụt nước cuồn cuộn chảy vào đồng, quân sĩ và hộ đê hối hả đổ đá, đất trồng tre xuống để hạp long, nối liền hai đầu đoạn đê bị phá. Nước ngoài sông chảy xiết vào đồng , trời đổ mưa như xối nước. Quận Điền tự mình nhảy xuống chỗ đê sạt, lấy thân mình chắn nước cho dân phu kịp thời đổ đất đá, thấy chủ tướng làm thế, quân sĩ cũng ùa xuống cùng chủ tướng sát thân vào nhau, làm bức tường chắn nước. Dân phu khẩn trương đổ đất đá, trong khoảnh khắc đã đắp song đoạn đê bị vỡ.
Công việc hoàn thành, mùa lũ năm đó dân vung Thiên Bản, Ý Yên, Đại An lại thoát một trận lũ. Dân chúng vô cùng biết ơn Điền Quận công, họ căm ghét thần Mờm không những không giúp đỡ dân mà còn quấy phá nhiều lần làm hại dân, nên phá miếu thuỷ tề, nơi thờ thần Mờm.
4. Chết rồì vẫn chống thuỷ quái giúp dân chống lũ lụt
Thần Mờm bị thua ức quá tìm cách làm hại Điền Quận công. Điền Quận công tự nhiên bị bệnh nhiệt, sốt nóng li bì, lúc thăng lúc giảm, không thuốc thang nào chữa khỏi.Vào ngày mùng 2 tháng 5 năm Giáp Dần ( 1734 ) Điền Quận công qua đời, dân Hạ Kỳ Thụ Ích vô cùng thương tiếc và đã lập đền thờ bên sông, gọi là đền Quận Công, dân làng Bảo Ngũ làm lễ an táng Điền Quận rất trang trọng và lập đền thờ ông.
Điền Quận qua đời được ít lâu, bọn thuỷ quái lại quấy phá, dân trong vùng bị bệnh dịch lan tràn, nhiều người và vật bị chết hại. Dân lang Bảo Ngũ vào đền quan Quận, ông nhập vào một người làng nói:
- Ta là Điền Quận công, bị thần Mờm ám hại, sau khi ta chết chúng hoành hành phá phách, ta muốn dân làng xin với chị ta một ít khí giới để đánh lại chúng.
Dân làng thưa chuyện với Ngô thuận Phi. Bà liền cho làm đồ minh khí thuyền bè khí giới cắt hình quân lính gửi cho Điền Quận Công.
Mấy hôm sau tự nhiên trên đoạn sông gần mõm Kim Tông thì thấy ba ba thuồng luồng và cá nổi lên chết rất nhiều. Ngô Thuận phi biết là em mình đã đánh nhau với thần Mờm.
Đến đêm, Điền Quận cũng báo mộng cho Thuận Phi biết:
- Cảm ơn chị đã gửi cho em thuyền bè, khí giới, quân sĩ. Em đã huấn luyện để đánh lại thần Mờm, nhưng thời gian ngắn quá không thể đánh bịa được hoàn toàn, thần Mờm tức giận vì mỉếu bị phá, nên càng phá mạnh. Theo em chị nên khuyên dân làng nên lập lại miếu cho thần Mờm, không nên tranh chấp nhau nữa.
Ngô Thuận Phi và họ Ngô làng Bảo Ngũ thấy là đúng, nên bàn bạc với dân làng Hạ Kỳ, Thụ Ích lập lại miếu cho thần Mờm ở bờ sông Kim Tông, bên cạnh đền thờ Quan Quận Điền, từ đó trong vùng được yên ổn.
IV. Sự Tích Bà Chúa Thông Khê
1. Trần thị Ngọc Đài- một kì nữ đất Thiên Bản
Làng Thông Khê xã Đồng Đội xưa ( nay thuộc xã Cộng hoà huyện Vụ Bản ) nằm trên đê Ất Hợi dọc sông Ba Sát phía Tây huyện Vụ Bản. Mùa nước Thông Khê trông như ốc đảo giữa biển nước mênh mông. Làng vốn nghèo, nhưng óc nghề truyền thống ca múa , tấu nhạc trong các lễ hội, đình đám có phường bát âm, có hát múa chầu văn trong dịp lễ hội nhất là Phủ Dầy, Phủ Thông sau này. Người họ Phùng chiếm quá nửa làng, nhiều người là kép hát, cung văn kỹ nữ giỏi.
Trần Thị Ngoc Đài sinh vào màu thu năm đinh Sửu ( 1577 ) trong một gia đình nghèo. Bố là Trần Công Khải Tường, mẹ người họ Phùng. Bố mẹ chủ yếu làm nghề nông, yêu nhau trong buổi hát giao duyên hội làng, từ nhỏ sống trong làng quê, một gia đình luôn có tiếng đàn tiếng hát, Ngọc Đài sớm có một tâm hồn nghệ sĩ. Càng lớn Ngọc Đài càng xinh đẹp, hát hay múa dẻo, được các nghệ nhân trong làng quí mến, chăm sóc dậy hát, dậy múa trong các phường hát đi biểu diễn trong các hội, đình đám, tấu nhạc hát văn trong các buổi hầu đồng các phủ.
Đến tuổi cập kê, Bà kết duyên với một kép hát ngươig giáp tư, làng Bảo Ngũ cùng huyện, tên là Lê Văn Hiển. Trai tài gái sắc, vợ chồng thương yêu nhau, ngoài những buổi làm đồng, cầy cấy làm ăn, hai vợ chồng còn theo phường hát đi biểu diễn nhiều nơi, nàng hát hay múa giỏi lại thạo đàn không bao lâu nổi tiến thành một kỳ nữ.
2. Gặp gia biến, Ngọc Đài lấy Chồng lần thứ hai
Cuộc sống vợ chồng nàng đang êm đềm hạnh phúc thì tai hoạ dồn đổ ập xuống. Một hôm hai vợ chồng đang biểu diễn tại một lễ hội làng thì chồng nàng đột nhiên bị bạo bệnh phải ngừng biển diễn. Phường hát vội đưa Văn Hiển về tới nhà, chưa kịp bốc thuốc thang gì thì chàng tắc thở. Ngọc Đài vô cùng thương xót, đựoc dân làng giúp đỡ làm lễ tang chồng nàng. Đang lúc đau buồn thì đột ngột mẹ nàng lại mất. một buổi trưa hè năm đó, mẹ nàng mang giỏ đi mò cua ngoài đồng vắng, bà say nắng, gắng gượng bò lên gò Con Phượng ở cánh đồng Tròn gần làng Vân Cát thì gất sỉu bên bụi ruối mà chết. Mấy ngày sau người nhà đi tìm đã thấy mối đùn thành mộ, dân làng cho rằng bà đã đựoc thiên táng. Ít lâu sau ông Khải Tường đi làm công ở một làng xa không may cũng bị bệnh nặng qua đời, mộ chôn luôn ở đó.
Chỉ trong một thời gian ngắn bố mẹ và chồng đêu qua đời, Ngọc đài chịu cảnh sống cô đơn, không chỗ bấu víu. Nàng gắng gượng cho qua ngày tháng, không còn hy vọng đưa tiếng hát của mình đi biểu diễn. Nàng nuôi một đứa trẻ mồ côi ở làng Vân Cát, đặt tên là Chiêu, mẹ con cùng chung sống cho đỡ quạnh hiu.
Giữa lúc này Tráng Quận công Ngô Đình Nga vốn người Nghệ An, gia đình dời về làng Bảo Ngũ sinh sống mới được vài đời. Ngô Đình Nga giỏi võ nghệ, gặp thời loạn ly, đã theo Tiết chế Trinh Tùng đánh nhà Mạc, lập nhiều công trạng, lấy lại đát Hải Dương, đựoc phong là Tráng Quận công.
Ngô đình Nga đem quân về làng Bảo Ngũ, tổ chức ca hát ăn mừng thắng trận cho quân sĩ nghỉ ngơi. Ngọc đài được phường hát an ủi động viên, đi biểu diễn phục vụ quân lính chúc mừng quan Quận công về làng. Quan Quận thấy nàng hát hay múa dẻo, nét mặt thanh tú nhưng lại có vẻ u sầu. Tan buổi Quan Quận vời lại, hỏi rõ sự tình đem lòng thương mến, bèn lấy nàng làm vợ đưa theo quân doanh, Ngọc Đưa cậu Chiêu nhờ dân làng Vân nuôi hộ, rồi đi theo Tráng Quận Công.
3. Long đong trận mạc, Ngọc Đài lấy chồng lần thứ ba
Ngọc đài lấy Tráng Quận Công, theo chồng rong ruổi trận mạc, quân doanh dời đến đâu, nàng đi theo chồng đến đó.
Tháng 5 năm Canh Tí ( 1600 ), trời mưa to gió lớn, vùng đồng bằng lũ lụt triền miên, vừa lúc đó Vua Lê Thế Tông qua đời, Trịnh Tùng lập con thứ phế con trưởng lên làm vua Kinh Tông, tình hình đất nước rối ren.
Tráng Quận công đang coi giữ vùng Hải Dương, do bất bình với tiết chế Trịnh Tùng. Tráng Quận Công liên kết với Kế Quận Công Phan Ngạn và Mỹ Quận Công Bùi Văn Khuê mưu phản, chống lại Trịnh Tùng thừa cơ chiếm toàn bộ vùng cửa Đại An khống chế toàn bộ cùng Trường Yên – Nghĩa Hưng, chờ dịp ra hàng nhà Mạc
Triều đình Lê Trinh lục đục, tôn thất nhà Mạc nổi lên, đnáh mạnh vùng Hải Dương, uy hiếp kinh đô Thăng Long. Trinh Tùng phải rước Vua chạy về Tây Đô ( Thanh Hoá ) Ngô đình Nga đem quân giúp nhà Mạc, nhưng đến đây nội bộ lại mâu thuẫn, nghi ngờ lẫn nhau. Đang đóng quân vùng Hoàng Giang ( Hà Nam ), Phan Ngạn nghi ngờ nên đã giết Bùi Văn Khuê, vợ Bùi Văn Khuê là Nguyễn Thị Niên treo thưởng người giết Phan Ngạn để trả thù cho chồng. Chỉ còn mình Ngô đình Nga đóng quân ở Hoàng Giang, nhân cơ hội đó Trịnh Tùng đem quân chiếm lại. Lúc này Ngọc Đài có mang sắp sinh, Ngô Đình Nga để nàng trở về quê nhà, còn mình chỉ huy chiến thuyền tiến về Thị Cầu đầu hàng Mạc, rước Mạc Kinh Cung trở lại kinh thành Thăng Long. Quân Trịnh Tùng trỏ lại bao vây phản công, sau đó Ngô Đình Nga bị quân Trịnh Tùng bắt giết ở sông Thiên đức( sông Đuống ). Quân sĩ họ Ngô tan rã, quân Trịnh Tùng đại thắng, thu được thuyền ghe cùng đàn bà con gái, của cải đem về kinh sư.
Ngọc đài nghe tin chồng chết, ẩn thân ở quê nhà, sinh con trai đặt tên là Nguyên. Ngô đình Nguyên có dị tướng, tay dài bàn tay to nhưng miệng rất rộng, có thể lắm bàn tay bỏ lọt vào miệng, thân thể Nguyên lại đầy nốt hoa hồng tím, ai trông thấy cũng cho là lạ. Cậu lớn lên như thổi, to khẻo hơn các trẻ khác.
Ba năm trôi qua, Ngọc Đài một mình cấy hái, tần tảo nuôi con, thấy nàng còn trẻ tài hoa, nhiều người khuyên nàng đi bước nữa. Nhưng nàng tự nhủ mình ở vậy nuôi con khôn lớn.
Thế nhưng một hôm, Bình quận công Trịnh Tùng đem quân đi đánh dẹp các địa phương ở Sơn Nam thắng trận trở về, cho quân nghỉ chân tại làng Bảo Ngũ. Trưa đó, trời nắng chang chang, Trịnh Tráng cưỡi ngựa qua cánh đồng đầu làng, thấy một cô gái đang lúi húi cấy cho xong dúm mạ cuối cùng, tay đang thoăn thoắt cắm mạ xuống đám ruộng bên đường, miệng hát vui vẻ. Lạ một điều là chỗ cô gái cấy lúa lại có bóng râm của một đám mây che, Trịnh Tráng vui vui buông lời trêu ghẹo:
- Bà kia cấy mạ mà nhí nhách như người nhặt đoi.
Cô gái đó chính là Ngọc Đài, nàng thôi hát, ngừng tay cấy ngẩng lên nhìn thấy một chàng trai tướng mạo đường hoàng, cưỡ ngựa có yên rườm hoa sặc sỡ, đang cười vẻ giễu cợt. Nàng vừa giận vừa thẹn, ứng khẩu lại đáp:
- Ông kia cưỡi ngựa loi choi như đoi bà cấy.
Trịnh Tráng nhìn lại, thấy đó là một cô gái xinh đẹp, khuôn mặt thnah tú, má đỏ hây hây, mắt đen lay láy, môi thấm tựa son thì cảm thấy sự giễu cợt của mình thật bất nhã, vội cười chữa thẹn:
- Bà kia cấy mạ nhí nhách như người nhặt hoa.
Thấy chàng là khách mã thượng phong lưu, lại biết lỗi nên Ngọc Đài liếc mắt cười độ lượng:
- Ông kia cưỡi ngựa rườm rà như hoa mới nở.
Trịnh Tráng nhẹ nhàng xuống ngựa, trầm trồ khen nàng đối đáp lanh lẹn. Nàng xuống cấy nốt hom mạ trên tay rồi bước lên đường, chuyện trò cùng quan quận, một đám mây lớn che nắng cho cả hai người.
Bình Quận công Trịnh Tráng là con trai thứ hai của Tiết chế Trịnh Tùng sinh năm đinh Sửu (1577) cùng tuổi với nàng. Thấy nàng xinh đẹp lại tài hoa, Trịnh Tráng ngỏ ý muốn đưa nàng về cung. Sau đó Ngọc Đài gửi lại họ Ngô đứa con trai của mình, trước khi theo Trịnh Tráng về cung. Nàng đến Phủ Dầy làng An Thái khẩn xin Thánh Mẫu Liễu Hạnh cho bà được Chúa Trinh yêu thương, có cuộc sống hạnh phúc.
4. Một đứa con ra đời - một con bị chết
Ngọc Đài về làm thiếp của Bình Quận Công Trịnh Tráng. Ba năm sau, vào năm Bính Ngọ ( 1606 ) thì sinh được một con trai đặt tên là Trịnh Tạc, Trịnh Tạc mặt mũi khôi ngô, thông minh nhanh nhẹn nên được quận công quan tâm hơn. Ngọc Đài là người phụ nữ đảm đang, quán xuyến mọi công việc trong phủ chu đáo, dậy con có phép tắc, lại tổ chức mua shát vui chơi cho các thị nữ trong phủ nên gia đình cũng hoà thuận hạnh phúc, quận Công và mọi người đếu yêu quý.
Năm Giáp Dần ( 1644 ), Trinh Tạc lên 9 tuổi nhà vua đã phong là Vinh quận Công, cậu học võ nghệ tài giỏi, văn chương làu thông, ngày càng được ông nội và cha mẹ thương yêu. Bình Quận công được phong là Thái Phó Thanh Quận Công, giúp cha là Tiết chế Bình An Vương Trinh Tùng đánh dẹp gần hết các thế lực nhà Mạc. Năm 1623 Trinh Tùng bị bệnh qua đời, Trịnh Tráng được tấn phong là tiết chế Thái Uý Thanh Quốc Công, thay cha cầm quân tiêu diệt các thế lực cuối cùng của nhà Mạc rồi rước Vua về kinh thành Thăng Long. Nhà Vua phong Trịnh Tráng là Nguyên Soái thống quốc chính Đô Thanh Vương. Trần thị Ngọc Đài đựoc phong làm vương phi. Trịnh Tạc đuợc cha yêu thương phong làm thế tử cso nhiều tài giúp cha trị quốc.
Lại nói Ngô Đình Nguyên là con của Ngọc Đài và Ngô Đình Nga ở lại làng Bảo Ngũ. Họ Ngô thấy Nguyên có dị tướng, lại khỏe mạnh nên tìm thầy dậy võ cho Nguyên. Đình Nguyên còn tổ chức cho trai làng cùng học, luyện thành những đô vật, tham gia đội dân binh đánh giặc, giữ làng trong buổi loạn ly có nhiều giặc dã. Chàng trở thành một đô vật có tài và có tiếng ở trong vùng.
Ngoài hai mươi mốt tuổi nghe tin mẹ làm vương phi. Đình Nguyên lên kinh sư tìm mẹ, đến đêm chàng vỗ đùi nhẩy phóc qua tường vương phủ, tìm được vào phòng của mẹ mình. Vương phi Ngọc đài thấy con to lớn khoẻ mạnh, vừa mừng vừa lo. Nàng bày cho con hãy cứ ra ngoài, xin đầu quân vào lính thị vệ vương phủ, rồi sau này sẽ liệu. Đình Nguyên nghe lời mẹ
Vào một đêm, bà nói thật chuyện cũ cho Thanh đô Vương nghe về người con trai xấu số của mình. Chúa thấy thế ngủi lòng, cho người gọi Ngô Đình Nguyên. Chúa hỏi chuyện thử tài thấy Ngô đình Nguyên giỏi võ nghệ, ăn nói lưu loát lại có dị tướng nên dữ lại trong quân, phong làm Đề Đốc Hoà quận công cho theo Trịnh Tạc ( lúc nàu đựoc phong làm Đô đốc Tây Quận Công ) đánh giặc lập công. Đề đốc Hoà Quận công mưu trí dũng cảm giúp việc đắc lực chjo Trịnh Tạc, được Trịnh Tạc yêu quí nhận làm anh em ruột thịt thường cùng vào vương phủ thăm cha mẹ. Một hôm hai anh em vào chơi trong vương phủ cùng rủ nhau đi tắm. Hoà quận công cởi áo tắm cùng Trịnh Tạc, Trịnh Tạc ngạc nhiên khi thấy trên mình Hoà Quận công có nhiều nốt hồng tím như hoa, vôi hỏi tại sao? Hoà Quận Công nói vui:
- Những nốt này có từ nhỏ, đếm được 99 nốt trên người. Thầy tướng bảo nếu anh có đủ 100 nốt thì sẽ được làm vua chúa.
Bọn thị vệ nghe lỏm câu chuyện, vội ton hót với chúa Trịnh. Thanh Đô Vương tỏ ý nghi ngại, sợ sau này Hoà Quận Công làm phản, gây tai hoạ, nên tìm cách giết để trừ hậu hoạ. Một hôm chúa Trịnh ban yến tim gan lợn cho riêng Hoà Quận công. Đình Nguyên chột dạ biết chuyện chẳng lành, chợt rùng mình nhớ đến câu chuyện ói vui với Trinh Tạc hôm cùng bơi. Nhưng Chúa đã ban yến, buộc phải ăn, ăn song thấy người nôn nao khó chịu. Đình Nguyên vội cho người tìm Trịnh Tạc, cầm tay ứa nước mắt mà nói đổ đi rằng:
- Anh vốn là thần linh nhà trời, có lỗi bị đày xuống trần gian, nay hạn kỳ đã hết, phải trở về trời. Sau này khi em đi đánh giặc, nếu cần đến anh phù trợ, thì cứ đốt hương anh sẽ phù hộ cho em đánh giặc.
Nói chưa dứt lời thì tắc thở. Vương phi thương tiếc không nói lên lời, xin chúa thi hài của con đem về chôn ở quê nhà. Trịnh Tạc nhớ lời anh dặn, khi đánh giặc thường cho người khiêng kiệu theo, trên thắp hương và nước thờ Hoà Quận Công quả nhiên đánh trận naò cũng thắng, dân thường gọi là Đề Sát.
5. Hội hoa trượng
Từ năm Canh Ngọ đến năm Nhâm Thân ( 1630 – 1632 ) trời mưa to làm lũ lụt liên miên, đê sông nhị bị vỡ, nước tràn vàop kinh thành Thăng Long. Chúa Trịnh điều phu các trấn về đắp đê ngăn lũ. Dân phu Thiên Bản cũng phải gồng gánh quốc thuổng lũ lượt lên kinh. Làm đựoc mấy ngày lương thực tiền bạc đều hết mà phần đất đào vẫn còn lớn. Biết Vương phi Trần Thị Ngọc Đài trong phủ chúa Trịnh là người nhân đức, dân phu Thiên Bản rủ nhau vào xin bà giúp cấp thêm tiền, gạo để cứu đói, tiếp tục làm việc. Bà chúa thương hại, bèn nghĩ cách giúp dân phu. Bà cung cấp cho ít tiền gạo, dặn họ ngày mai chúa sẽ đi khám thành, thì theo kế hoạch của bà mà làm. Giờ Thìn hôm sau, chúa Trịnh đi khám thành, xem xét việc đắp đê. Bà dặn dân phu kiệu đi qua dân phu Thiên Bản đội nón mo, đóng khố đào đất. Khi kiệu của chúa Trịnh và vương phi sắp đi đến thì đổ nước cháo trong lọ ra chia nhau húp. Bà chúa liền gọi đến trước mặt chúa hỏi han tình hình quê quán, ở đâu, tại sao đi phu lại ăn mặc khổ sở như vậy. Dân phu kêu với chúa đây là dân Thiên Bản xa xôi tận Sơn Nam ở quê nhà cũng đang bị vỡ đê, nước ngập trắng băng, nhà cửa trôi nổi, trâu bò lúa gạo bị trôi hết nhưng theo lệnh Vua vẫn phải lên đây đi phu, nên không đủ lương ăn nên phải ăn cháo cầm hơi mà làm việc.
Bà chúa thương cảm nghe nói ở quê nhà mình bị lũ lụt, dân đói khổ như thế thì ôm mặt khóc nức nở. Chúa Trịnh ngủi lòng vội an ủi bà vad dân phu, truyền lệnh cấp lương ăn cho phu, sau đó cho về để chống lũ lụt ở nhà, đặc biệt từ nay miễn tạp dịch hoàn toàn cho dân xã Đồng Đội, và Bảo Ngũ là quê hương của bà, dân phu Thiên Bản reo hò lậy tạ.
Bà chúa dặn khi về tới Phủ Dầy cảm tạ Mẫu Liễu Hạnh, vì nhờ Mẫu mà bà có thể giúp đỡ cho dân huyện nhà. Dân phu Thiên Bản cảm tạj ra về, qua Phủ Dầy nhớ lời bà dặn, đã chỉnh tề vào phủ, tập hợp trước sân, mang theo quốc thuổng sắp thành chữ “ Thánh cung vạn tuế ” để lễ tạ. Từ đó cứ lệ hàng năm vào ngày hôi phủ Dầy tháng 3, dân phu các làng mang theo quốc thuổng tập hợp nhau tại Phủ Dầy, làm lễ kéo chữ để ghi nhớ công ơn Mẫu Liễu và bà chúa Thông Khê.
Mấy năm sau về dự lễ hội Phủ Dầy, bà chúa Thông Khê thấy dân các làng kéo chữ bằng quốc thuổng, bà nghĩ cách khuyên nên thay quốc thuổng bằng gậy hoa mà sắp thành chữ thì đẹp hơn. Dân phu hứa làm theo, mỗi làng cứ năm phu kéo chữ, thiên Bản có 10 tổng, mỗi tổng khoảng 10 làng thế là vào hội đã có 500 phu kéo chữ, thường gọi là phu hội và hội kéo chữ bằng gậy gọi là hội hoa trượng
Gậy hội hoa trượng bằng nứa hoặc tre thẳng dài 1 trượng ( 4m ). Gậy hội phải quấn giấy xanh đỏ, lại buộc nhiều vòng gù ngũ sắc, buộc túm lông gà trên đầu. Phu hội mặc áo trắng chít khăn đỏ, thắt lưng xanh, chân cuốn xà cạp vàng. Hội kéo chữ hàng năm do hai làng Bảo Ngũ và Đồng Đội làm tổng cờ gồm mười người thay nhau điều khiển. Khi kéo chữ phu hội theo hiệu cờ, theo nhịp trống chạy vònh quanh rồi vào sân xếp thành chữ, màu sắc sặc sỡ trông đẹp mắt, chữ kéo hàng năm phải vào phủ xin trước, thường được Chúa ban cho các chữ : “ Quốc thái dân an ”, “ Thiên hạ thái bình ”, hay “ Mẫu nghi thiên hạ ”…
V.Sự Tích Thần Tam Ranh Sừng Sỏ Sắt
1.Thần Tam Ranh ?
Nước Việt Nam từ xưa dựng cơ nghiệp ở phương Nam có quốc hiện là Văn Lang từ thời các Vua Hùng. Đến đời Hùng Thuận Vương, nhà vua hiếm hoi muốn có người nối dõi, đi về miền biển, đến trang Đồng Mông huyện Bình Chương ( nay thuộc xã Quang Trung huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định ) thấy người con gái họ Bằng xinh đẹp hiền thục, bèn đưa về cung, lập làm vương phi. Vương phi họ Bằng chung sống với nhà Vua 13 năm mà vẫn không có con. Nhà vua và vương phi bèn lập đàn cầu xin thượng đế, cảm động đến thiên đình. Thượng đế cho tiên đồng xuống đầu thai, nhưng không ai muốn đi cả, các tiên đồng đứng túm tụm lại, Thượng đế bàn bắt xuống tất cả, quả nhiên bà Bằng mang thai, nhà vua rất mừng, chờ ngày sinh nở. Ngày 21 tháng 6 bà Bằng trở dạ, sinh ra một cái bọc to. Nhà vua sai người mở ra thì thấy hơn sáu chục đầu người chen chúc nhau trông thật là kỳ quái. Nhà vua sợ hãi vội cho quân đào hố thật sâu, đem chôn ở ngã ba đường làng. Thượng đế sai Quỷ vương xuống trông coi phần mộ không cho quấy nhiễu. Không yên tâm Thượng đế còn sai ba vị Đô Thiên Thần Tướng là Đô Hiến Đô Ty Đô Tuỳ xuống cùng quỷ vương cai quản.
Ba vị Đô thiên Thần Tướng hàng ngày thấy Thuận vương và Bằng Phi rầu rĩ động lòng thương bèn về trời tâu lại với Thượng đế. Ngọc Hoàng thấy lấy người ở thiên đình không được, thì chọn người ở trần gian hết hạn được đầu thai trở lại để hiện nhập vào Bằng phi. Nam Tào Bắc Đẩu chọn một người họ Đỗ tên là Kiều hiện nhập vào để sau kế vị làm vua, trị vì thiên hạ. Lại chọn người họ Vị tên là Cư trong xã hiện nhập vào sau làm quan văn để tham mưu giúp vua trị nước. Lại chọn thêm một người họ Trương tên là Chất cùng xã hiện nhập vào sau làm quan võ để lắm giữ binh quyền đánh giặc, giữ nước.Ba vị đó gọi là Tam Bành, sau này dọc ngang trời đất, có nhiều quyền lực để trị dân trị nước.
Quả nhiên ít lâu sau, Bằng phi lại có mang, năm sau vào ngày 10 tháng ba, bà trở dạ, sinh ngay trong bếp ( nơi ở của Táo quân ) một cái bọc, mở ra thấy ba đứa bé thật kỳ dị. đứa thứ nhất không có mặt, đứa thứ hai không có tay, đứa thứ ba không có chỏm đầu. Thuận Vương thấy ba đứa con đều đã chết, biết rằng vận nhà Hùng sắp hết, vừa sợ vừa thương, vội đem người đem chôn ba vị ở ba cáí giếng sâu để không còn vết tích. Vị thứ nhất chôn ở giếng giữa Đồng Mông. Vị thứ hai chôn ở giếng gần trang Đắc Thắng ( nay là Đắc Lực, xã Liên Bảo ). Còn vị thứ ba thì chôn ở giếng trên cánh đồng Cao làng Vân Cát ( nay là xã Kim Thái ). Được 100 ngày , ba vị biến hóa kỳ dị, đêm đêm trời mưa phùn thường biến thành những quả cầu lửa bay lượn trên không trung, gặp nhau chụm lại rồi biến mất, dân sợ quá cho là linh dị, thường gọi đó là Tam Ranh ( Ba vị thần trẻ ). Dân lập đền thờ cạnh ba cái giếng.
2.Tam Bành ?
Vị thứ nhất tuy không có mặt nhưng có đôi chân nhanh nhẹn, trên hai bắp chân có viết chữ “ tứ tung ” và “ ngũ hoành ” nên ngài cùng hai em dọc ngang trời đất không nơi đâu là không có dấu chân. Ba vị biến hoá khôn lường, thường làm những chuyện kỳ lạ.
Thuận Vương thấy không thể kìm chế nổi, bèn ngự giá xuống làng Đồng Mông để thuyết phục các con, nói rõ là các con được thượng đế sai xuống trần gian để giúp đỡ chúng sinh, không nên làm điều gì ngỗ ngược. Thuận Vương cũng nói rõ với các con là Thượng đế đặt tên các con là Sừng Sỏ Sắt nên phong tước cho các con là :
Nguyên Sừng Quận công Đỗ Phan tướng quân
Nguyên Sỏ Quận công Vị Thể tướng quân
Nguyên Sắt Quận công Trương Thỉ tướng quân
Nhà vua lại phong các vị là Tam Thế Độ, cho làm tướng chỉ huy các cô hồn trong cõi âm, giúp đỡ dân lành, làm điều thiện, chống lại ma tà quỷ dữ. Nhà Vua cho người sửa lại đền Đồng Mông, thờ chính ba vị ở đó để dân làng hàng năm vào kỳ tuần tiết, rằm tháng giêng, rằm tháng bẩy và ngày mùng 10 tháng ba phải làm lễ cúng thần như cúng cô hồn, phải soạn lễ vật cúng thần, không được quên mâm cháo, mâm bỏng rang và hoa quả. Vua lại phong ba vị Tam Ranh đại tướng âm binh, cho làm đương cảnh Thành Hoàng làng Đồng Mông. Ba vị quận công Sừng Sỏ Sắt tượng chưng cho sự cương nghị, cứng rắn không hề sợ hãi thế lực nào cả. Từ đó ba vị tung hoành, làm nhiều điều kinh dị, ai cũng cho là linh thiêng. Thành hoàng các làng đều nể sợ. Thành hoàng làng nào không lo phù hộ cho dân yên ổn làm ăn, trái lại còn sách nhiễu dân chúng, bắt cúng nhiều lễ vật, thường bị ba vị đánh đuổi. nhiều làng thấy bát hương trong đình làng bị úp sấp hoặc đổ lăn lóc thì biết đó là thành hoàng bị đánh đuổi.
Thành hoàng các làng lo sợ vội kéo nhau lên thiên đình kêu kiện. Ngọc Hoang phải triệu Tam Ranh thần tướng về trời phán xử. Ngọc Hoàng truyền từ nay các vị Thành Hoàng không được sách nhiễu dân chúng, đồng thời nói roc Tam Ranh thần tướng là Tam Bành giúp Ngọc Hoàng trừ khử bọn thần quỷ dữ quấy nhiễu dân chúng. Nhưng Ngọc Hoàng cũng khuyên Tam Bành không được nổi giận làm điều ngỗ ngược, phải chịu sự kiềm chế của Đức Phật Như Lai và Quan Thế Âm Bồ Tát, đồng thời phải chịu sự dậy dỗ của Quỷ Cốc tiên sinh, Đô Đàn giáo chủ. Tam Bành vâng lệnh về hạ giới
Khi về tới Đồng Mông, Tam Bành nhập đồng vào một người gặt lúa đang cùng nhân dân ngồi nghỉ trên đó, gọi tiên chỉ ra bắt lập chùa. Làng yêu cầu nếu đúng như vậy phải có thánh tử thể hiện sự linh ứng. Người thợ gặt bỗng cắm đúng đòn sóc xuống đất, lấy mâm đồng trong đền đặt lên trên mũi đòn sóc rồi nhẩy lên ngồi ngay ngắn xếp tròn trên mâm đồng, gọi tiên chỉ lấy giấy viết tên thần hiện sai đem đốt, tàn tự nhỉên bay vào bát hương. Lúc đó dân làng mới tin là thật, nên tập chung làm thêm cung trong ở đền Đồng Mông để thờ Phật. Bên cạnh đền có cây Bòng Bong ngày càng lớn lên và cũng từ đó dân làng gọi là Chùa Bòng Bong, tiền Thần hậu Phật. Và cũng từ đó ở đền Đồng Mông tức chùa Bòng Bong, hàng năm tế thần Tam Ranh, văn tế đều khấn tế thần Tam Ranh cũng là Đương Cảnh Thành Hoàng, lại tế cả đức Phật Tổ Như Lai và Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Quỷ Cóc tiên sinh Đô đàn giáo chủ.
3. Tam Ranh Thần tướng hiển linh giúp nước giúo dân
Đền Đồng Mông thờ thần Tam Ranh đại tướng âm binh, nên các tướng lĩnh thường cầu xin ngài đem âm binh trợ giúp mỗi khi các tướng xuất binh chống giặp ngoại dã. Thần đã huy đông vô số âm binh âm phủ đánh giặc. Khi trở về các tướng đều tâu xin nhà vua ban sắc phong. Nhiều triều đại ban sắc phong “ Đương Cảnh Thành Hoàng, bảo hộ quảng thi, bác huệ đông ngưng dực bảo trung hưng bản thổ tôn thần Tam Ranh đại tướng cô hồn hộ quốc tỵ dân nẫm trữ linh ứng tinh hậu trung đẳng thần ”.
Tương truyền ở đình làng Giáp Nhất, Bảo Ngũ ( Quang Trung ) thờ nữ tướng của Bà Trưng là Giám Sát nguyên soái Đào thị Quý làm thành hoàng, có một cây quế rất quý, người phương Bắc muốn mua về nước nhưng dân làng không chịu bán họ trả thù bằng cách yểm phép, làm cho thành hoàng phải xuất ngoại. Thành hoàng Giáp Nhất Bảo Ngũ phải cầu cứu đến thần Tam Ranh phá yểm mới trở về được đình. Từ đó sắc phong của đền Đồng Mông thờ Tam Ranh thần tướng đều để lại đền Giáp nhất, Thành hoàng phải giữ. Đên ngày 10 tháng ba, khi tế thần Tam Ranh, mới rước sắc ra đền Đồng Mông. Việc thờ cúng, tế lễ ở đây không có cung văn và đàn sáo hát văn nhưng có đảo đồng, có bài sớ cúng. Lễ vật rất đơn giản, chỉ có trầu cau, muối gạo, hương hoa và cháo hoa, bỏng rang. Trong làng Đồng Mông có một số thầy cúng, thường cha truyền con nối. Khi có việc phải cầu cúng ở đền, như cầu xin trị ma tà, cầu cin được thần chữa bệnh…người dân tự chọn thầy cúng làm sớ ngồi đồng để cầu khấn chịu lễ. Thầy cúng phải ngồi ba giá đồng liên tiếp.
Giá thứ nhất là thần thứ nhất là Nguyên Sừng quận công Đỗ Phan tướng quân nhập đồng, phán hỏi ngưòi đến kêu xin việc gì, tình huống sảy ra hay bệnh tật như thế nào. Ngài xác định phương hướng tìm kiếm hoặc chữa bệnh rồi ra lệnh cho mời vị thần thứ hai tìm cách thức trị liệu.
Giá đông thứ hai thì vị thần thứ hai là Nguyên Sở quận công Vị Thế tướng quân nhập đồng, phán báo đích danh ma tà hoặc tên bệnh mà người mắc bệnh mắc phải rồi chỉ bảo phương cách trị ma tà hoặc cho thần đơn kể tên các vị thuốc cầm tìm để trị bệnh, nhất là những bệnh về trẻ em.
Giá đồng thứ ba là vị thần thứ ba là Nguyên Sắt Quận công Trương Thỉ tướng quân nhập đồng, phán chỉ nơi có cây thuốc và cách chữa trị bệnh cụ thể hoặc cách trị ma tà. Những cây thuốc phần nhiều có ở cánh đồng làng hoặc nhiều nhà trồng sẵn, thườn được thầy nói rõ, tìm đến nơi là có.
Qua việc đảo đồng, người nhà cứ theo lời phán mà làm, kết hợp nước cúng làm thang. Lễ vật cúng thần xin trừ ma tà cũng đơn giản, phần lớn chỉ hoa quả, hương nước, được thầy làm phép, ban cho lá bùa về dán ở nhà, thườn dùng cho trẻ con hay quấy khóc.
Dân Bảo ngũ và các làng xung quanh còn lưu truyền câu chuyện thần Tam Ranh hiển linh. Thường vào những đêm tối trời, nhất là những đêm trời mưa phùn lâm thâm, tù ba giếng phần mộ ba vị xuất hiện ba qủa bóng sáng lừ lừ bay lên, vật vờ đi lại toả ra về chỗ cũ, biến mất. Ba quả bóng đó phát sáng như đèn, nhưng có bóng mầu hồng, mầu vàng rực và bóng mầu tím nhạt. Có người còn nói các vị thần rút kiếm giơ lên toả sáng thành những bó đuốc rực rỡ, chân các vị như chân cò có lúc cong queo lướt theo làn gió như sợi chỉ, lúc hợp lúc tan, các vị bay là là trên cánh đồng tối âm u, khi gặp người lỡ độ đường hay cần kíp buộc phải đi đêm trên quãng đườn Đồng Mông, thường gặp ba vị sáng rực như ba bó đuốc dẫn đường, không làm hại ai bào giờ.
4. Vì sao các chùa có Hàn Lâm Sở
Tam Ranh đại tướng âm binh chỉ huy các cô hồn, nên bên cạnh đền thờ Tam Ranh tức chùa Bòng Bong có lập một miếu cô hồn, thường gọi là Hàn Lâm Sở. Hàn Lâm Sở là nơi rừng lạnh, nơi lạnh lẽo của những cô hồn sống bơ vơ cô độc tập chung về đây, thường được dân làng thờ cúng cùng với thần Tam Ranh.
Từ đó các chùa đều có miếu cô hồn bên cạnh thường gọi là Hàn Lâm miếu hay Hàn Lâm Sở thể hiện một tâm thức cộng đồng của quần chúng, có tính thiện lương. họ quan tâm đến những cô hồn lạc lõng, những linh hồn chết bơ vơ không ai thờ cúng để nhắc nhở nhau quan tâm đến những người nghèo khổ, tàn phế bệnh hoạn, đơn chiếc cô quạnh đang sống trong xã hội thực tại.
Sau đây xin giớí thiệu Văn Tế cô hồn Hàn Lâm Sở.
5. Văn Tế Cô Hồn Hàn Lâm Sở
Cây tươi khô có tiết
Tiếc nhữn loài khô chẳng phải thời
Người sống thác bởi trời
Thương những kẻ thác mà lỗi số
Chúng hồn xưa, chịu mệnh thượng thiên, làm người nội vụ
Tuy rằng ba đấng với ba loài
Song cũng bốn dân vui bốn thú
Sĩ: chuyên nghề học vấn
Ngao du cửa Khổng sân Trình
Nông: giữ nghiệp canh vân
Thong thả trời Nghiêu bội vụ
Kẻ tượng công: hay việc tượng công
Người thương cổ: vui nghề thương cổ
Rong ruổi non nhàn tìm cội quế
Giọng ca dao dù thích chí tiều phu
Chơi miền nước Tý
Khuấy thuyền lan dâng khúc Định Mặc
Dụ lòng ngư phủ
Chí tang bồng những đấng nam nhi
Trường thỉ thạch mỗi ngưòi quân vụ
Cũng có kẻ xuất gia tòng Phật
Áng đàn tràng mến đạo tu hành
Cũng có kẻ nhập giáo sự thần
Đoàn quân giáp làm nghề ca vũ
Khắp chín cõi dù trai gái trẻ già
Đều một lòng dục tức yên phúc thọ
Những mười nguyền cũng vẹn
Thoả vui trong cõi thọ đều xuân
Nào ngờ một chút chưng thường
Bỗng ra nỗi rày mưa mai gió
Ba sinh khôn thấu sự duyên
Muôn kiếp xẩy lên trần thổ
Kiếp phù sinh đã vậy
Hay đâu cơ tạo khôn lường
Tuần huyền hoả dường bao kể xiết
Nguồn cơn kể bộ
Thương vị kẻ nhân khi phiêu đãng
Dời chân đi cách trở quê hương
Cảm vì người xiết nỗi cơ hàn
Lỡ bước dở dang đường sá
Hiu hắt mưa chen gió dập
Bơ vơ thay hồn bướm hãi hùng
Mịt mù tuyết lấp sương bôi
Khắc khoải tiếng quyên sầu ổ
Đông qua xuân tới
Lấy ai cùng chăm soc việc chưng thường
Hiu quạnh đồng không
Lấy ai để viếng thăm đồng mộ
Mới hay một kiếp làm người
Chẳng chạy khỏi vòng kiếp số
Nỗi niềm ấy, khúc nhôi ấy
Sự tân toan e cùng chạnh thương
Thời tiết này, đoạn trường này
Việc công đức lấy gì tế độ
Rày nhân tiêt thuộc Trung nguyên ( hoặc Thượng nguyên )
Lập đàn chẩn tế
Trên cung nghênh tiều diến như tôn
Dưới phố tế cô hồn thập loại
Trên dưới minh y hoa chúc
Lễ bạc bày bố trí dương công
Gần xa cô độc khốn cùng
Hồn ngỏ thấu u minh địa hộ
Dâng tế một tuần rượu lạt
Độ chúng sinh giải thoát u đồ
Cõi âm dương đội đức linh tôn
Hộ chư chúng về miền tịch thổ
Đã vậy thời phúc lưu tín chủ
Lưu đồng thôn, đồng giáp về sau
Than ôi! Thương thay!
Phục duy! Thượng hướng!
VI.Miếu Thờ Thần Lữ Gia
Theo sách Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục của đốc học Nguyễn Ôn Ngọc viết năm 1803 ( Phòng tư liệu khoa sử Đại học Tổng Hợp Hà Nội ) thì xưa Lữ Gia đánh nhau với quân nhà Hán, bị chém đứt đầu nhưng vẫn cưỡi ngựa ôm đầu về đến xã Đăng Gôi (huyện Thiên Bản) mới ngã chết, thường hiển linh lên bốn xã thuộc tổng Vân Côi đều phụng thờ.
Sách Tân biên Nam Đinh tỉnh địa dư chí lược, do tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh đỗ năm Tự Đức thứ 32 (1879) quan Quốc Tử Giám Tế Tửu viết : Ở xã Vân Côi tổng Vân Côi và xã Nguyệt Mại tổng Trình Xuyên đều có đền thờ Lữ Gia. Tương truyền Lữ Gia quê Hoàng Hoá Thanh Hoá, thân phụ là Lã Cát, thân mẫu là Trần thị Lan, Lớn lên Lữ Gia theo cha về ở Bùi Trung tổng Hiển Khánh, làm quan tể tướng nhà Triệu, lúc bại trận bị quân Hán đuổi chạy về đến núi Gôi thì chết, có ngày hội mùng 10 tháng 7, Có lệ đấu vật, rước từ Vân Côi đến Nguyệt Mại và năm sau lại rước từ Nguyệt Mại về Vân Côi, rồi cả hai nơi rước về Bùi Trung qua đền bà hàng nước ở Vân Côi rồi rước về tạ lễ.
Cũng sự việc Lữ Gia phò nhà Triệu, năm 181 trước công nguyên nhà Hán sang đánh báo thù, do nhà Triệu năm trước đánh Trường Sa…Đến thời Triệu Ai Vương (112 TCN ), Thái Hậu cù thị thông dâm với sứ nhà Hán là Thiếu Quí, lại định bắt vua cùng chạy sang nhà Hán. Thấy vậy tể Tướng Lữ Gia tuy cao tuổi, đã từng làm tướng ba triều, can gián nhà vua, lại có ý chống lại sứ giả nhà Hán, liền giết Cù thị và ai Vương, lập vua mới thuận Dương Vương mong giữ nghiệp đế cho họ Triệu Nam Việt. Nhưng nhà Hán sai đại quân sang đánh dẹp, Vua và Lữ Gia đều bị bắt..
Song dân gian lại truyền khảu câu : “ Làng Gôi thờ đấu, làng Hầu thờ cổ, làng Hổ thờ chân ”.Với câu truyện Lữ Gia bị thương đứt cổ khi chém đầu với giặc Hán, nhưng vẫn ôm cổ phi ngựa chạy, đến núi Gôi hỏi bà hàng nước: Người mất đầu có sống được không? Bà hàng nước trả lời là không sống được, sau đó đầu Lữ Gia rời khỏi cổ, ông lại chạy tiếp xuống làng Hầu, làng Hổ gần đó … Do vậy ba làng này chia nhau thờ đầu thờ cổ và thờ chân.
Đền thờ Lữ Gia ở hai tổng Vân Côi và Trình Xuyên hiện lại nơi còn nơi mất.Nhung trong tâm thức người dân Thiên Bản thì không thể mất. Đây là một trong sáu sự lạ đất Thiên Bản làm cho vùng đất nơi đây đầy huyền thoại và độc đáo.