Thiền định Zen practise


Thiền 
Meditation 
Dhyana and Samadhi (skt)

(A) Đại cương về  Thiền Định—An overview of the Meditation 
(I) Tổng quan về thuật ngữ “Zen”—An overview of the word “Zen”. 
(II) Sự phát triển của tâm thức—Mental development. (III)Trạng thái tâm đạt được do thiền tập cao độ—A state of mind achieved through higher meditation. 
(B) Nghĩa của Thiền Định—The meanings of Samadhi 
(B-1)Nghĩa Chính của Thiền Định—The Main Meanings of Samadhi 
(I) Theo Bách Khoa Từ Điển Minh Triết Phương Đông, có hai định nghĩa về Thiền—According to The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion, Zen can be defined as both exoterically and esoterically. 
(II) Theo các truyền thống Phật giáo—According to The Buddhist Traditions: 
1) Thiền và Tam muội: Dhyana and samadhi. 
2) Samatha (skt & p): Thiền Chỉ—Calming. 
3) Thiền định và Thiền tuệ giác: Calm meditation and insight meditation. 
(III)Danh từ “Hành thiền” và danh từ “Bhavana”—The word “Meditation” and the Buddhist term “Bhavana”. 
(IV)Có nhiều định nghĩa khác nữa về Thiền Định—There are more different definitions for Dhyana and Samadhi. 
(B-2)Những Định Nghĩa liên quan đến Thiền Định—Definitions that are related to Meditation 
(C) Những Đặc Điểm của Thiền—Special characteristics of Meditation 
(I) Thiền định là giữ cái tâm bình tĩnh và không dao động trong mọi hoàn cảnh—Meditation means to maintain a cool and un-agitated mind under all circumstances.  
(II) Thiền quán là cách chắc chắn nhất để kiểm soát và tịnh tâm—Rapture, the surest way to mind-control and purification.  
(III)Bí mật của thiền là sống ý thức trong từng giây từng phút của sự sống—The secret of meditation is to be conscious of each second of your existence:.  
(IV)Thiền tập không phải là những nỗ lực phân tích và suy diễn—The practice of meditation is not an exercise in analysis or reasoning.  
(V) Mục đích của Thiền quán là để thấy được mặt mũi của thực tại—The aim of this practice is to see the true face of reality.  
(VI)Thiền định chính là những đoá hoa Tuệ giác và hoa Bi mẫn—Flower of insight and flowers of compassion.  
(VII)Tu tập tập Thiền định là tu tập lấy Hạnh phúc tự làm chủ lấy mình—The happiness of mastering of yourself.  
(VIII)Thiền quán và cuộc sống hằng ngày—Meditation and Daily activities.  
(A) Sự hội nhập thiền quán vào đời sống hằng ngày—Fusion of Zen with everyday life.  
(B) Thiền quán thực sự đi vào cuộc sống hằng ngày—Zen really enters daily life activities.  
(IX) Ý niệm căn bản của Thiền tông là đồng nhất tính của hữu và vô—The basic idea of Zen is the identity of becoming and non-becoming.  
(X) Khi định tâm vào tư duy tịnh mặc, những sinh hoạt hằng ngày đều được giữ  có chừng mực—To concentrate one’s mind in silent meditation, all daily activities should be regulated properly.  
(D) Other characteristics of meditation—Những đặc tính khác của Thiền 
(I) Thiền Tịnh Trụ—Samatha Meditation.  
(II) Thiền Tuệ—Vipassana. 
(III)Thiền định chỉ là một trong những phương thuốc—Meditation is ust one of the medicines.  
(IV)Thiền giúp chúng ta không đồng hóa chúng ta với cái không phải chúng ta—Meditation helps us not to dentify ourselves with what we are not.  
(V) Thiền giúp chúng ta thủ hữu càng ít càng tốt—Meditation helps us possess as little as possible.  
(VI)Thiền giúp chúng ta phân biệt pháp vô vi và pháp hữu vi—Meditation helps us distinguishes an unconditional world from the world of conditioned things.  
(VII)Yếu tính của Thiền là đạt ngộ—The essence of Zen is the acquisition of enlightenment.  
(VIII)Thiền giúp chúng ta thấy sự khác biệt giữa bề ngoài thế giới mình thấy và thật tánh của thế giới ấy—Meditation helps us see the difference between the appearance of the world and the reality of the world.  
(IX)Thiền nhắm đến mục tiêu biết được bản chất của chính mình—Zen is aimed at the knowledge of one’s own nature.  
(X) Thiền giúp chúng ta thấy sự khác biệt giữa tri thức và thể nghiệm—Meditation helps us see the difference between intellectual and experiential knowledge.  
(XI)Thiền giúp tâm thức của chúng ta tự do và vô ngại—Zen helps our mind free and unobstructed.  
(XII)Thiền giúp chúng ta nhận ra chân tướng của trí năng và khái niệm—Meditation helps us recognize the real nature of intellect and concept.  
(XIII)Thiền không phải bằng các trau dồi lý luận mà bằng tu tập tâm thức—Meditation is not done by polishing the logical thinking, but by cultivating the mind.  
(XIV)Thiền giúp chúng ta sử dụng  trọn vẹn, vừa phải và từ thiện tất cả những gì đến với mình—Meditation helps us make full use, economic and moral, of everything that comes our way.  
(XV)Thiền giúp chúng ta thực hiện “an tâm và vô úy hoàn toàn—Meditation helps us achieve “complete security and fearlessness”.  
(XVI)Thiền giúp ta đi ngay vào chính đối tượng và thấy nó—Meditation helps us enter right into the object itself and see it.  
(XVII)Mục tiêu của thiền là ngộ—The aim of Zen is enlightenment.  
(XVIII)Thẩm quyền của Thiền là kinh nghiệm chính thực, chứ không phải là thế quyền phi lý—The authority of Zen is the genuine experience, not an irrational authority.  
(E) Mục đích của việc hành Thiền—The purposes of Meditation Practices 
(E-1) Mục đích tổng quát của việc hành Thiền—The general purposes of Meditation Practices 
(I) Mục đích thứ nhất của Thiền là đạt đến giác ngộ bằng cách huấn luyện tâm về kỷ luật tự giác—The first aim of meditation is to reach enlightenment through mind-training on self-discipline.  
(II) Mục đích thứ hai của thiền quán là để thấy được mặt mũi của thực tại—The second aim of this practice is to see the true face of reality.  
(III)Mục đích thứ ba của Thiền là để dập tắt dòng suy tưởng và làm sáng tỏ tâm tính—The third aim of meditation is to stop the flow of thoughts and to clear the mind. 
(IV)Mục đích thứ tư của Thiền là nhận chân năng lực của tâm linh—The fourth aim of meditation is to realize the power of the mind.  
(E-2) Ba Mục Tiêu Của Tọa Thiền—Three aims of meditation 
1) Phát Triển Định Lực: Development of the power of concentration.  
2) Giác Ngộ: Awakening or seeing into your True-nature.  
3) Thể hiện đạo vô thượng trong cuộc sống hằng ngày: Actualization of the Supreme Way in our daily lives.  
(E-3) Mục đích của việc hành Thiền theo Kinh Duy Ma Cật—The purposes of Meditation Practices in the Vimalakirti Sutra 
(I)  Tổng quan—An overview.  
(II) Chi tiết—Details.  
(F) Thiền Định và Tam Học trong Phật giáo—Dhyana or Quiet Meditation and  
 the Three Studies in Buddhism 
(G) Lợi ích của Thiền Tập—Benefits of meditation practices 
(H) Sự Cần Thiết của Thiền quán—The Necessity of Meditation 
(I) Ứng Dụng Thiền vào Cuộc Sống Hằng Ngày—A \pplication of Meditation in Daily Life 
(J) Phương Thức Thiền Quán—Procedures of Meditation 
(J-1) Trước khi Thiền Quán—Before Meditation 
(J-2) Trong khi Thiền Quán—During Meditation 
(I) Tư Thế Tọa Thiền—Meditation posture. 
(A) Thân thể—body.  
(B) Thế ngồi—Posture. 
(C) Bảy Tư thế của Đức Tỳ Lô Giá Na—Seven Postures of Vairocana.  
(II) Lục Căn Thanh Tịnh—Six pure faculties. 
(III)Nhập Định và Nhập Quán—Entering meditation and completing the stillness of the mind.  
(J-3) Xả Thiền—Releasing Meditation 
(I) Tổng quan về Xả Thiền—An overview of Releasing meditation. 
(II) Chi tiết về Xả Thiền—Details of Releasing meditation.  
(J-4) Kinh Hành—Walking Meditation 
(I) Tổng quan về Kinh Hành—An overview of Walking meditation.  
(II) Năm lợi ích của việc đi kinh hành—Five benefits of Walking Meditation. 
(K) Năm Điều Cần Thiết của Người Tu Thiền—Five Necessary Conditions for a Zen practitioner 
(I) Tổng quan về Năm Điều Cần Thiết Để Thành Công Của Người Tu Thiền—An overview of Five conditions toward successful achievements for a Zen practitioner. 
(II) Chi tiết về Năm Điều Cần Thiết Để Thành Công Của Người Tu Thiền—Details of Five conditions toward successful achievements for a Zen practitioner. 
(L) Đề mục hành thiền—Subjects for meditation—Kasina (p) 
(L-1) Tổng quan về những đề mục hành thiền—An overview of “Kasina” 
(L-2) Chi Tiết về Những Đề Mục Hành Thiền—Details of “Kasina” 
(L-2-A) Những Đề Mục Hành Thiền Tổng Quát—General Kasinas—See Chapter 61. 
(L-2-B) Những Đề Mục Hành Thiền Khác—Other Kasinas 
(I) Bốn Đối Tượng Thích Hợp Cho Việc Tập Trung Tư Tưởng 
(II) Quán ngũ đại—Meditation on the five elements. 
(III)Thất Pháp Bất Tịnh Quán—Seven types of meditation on impurity.  
(IV)Tám Yếu Tố Tập Trung Tư Tưởng: Eight factors of Yoga abstraction or concentration. 
(V) Cửu Tưởng Quán—Nine types of meditation on corpse. 
(VI)Mười đề mục trong thiền định theo Phật Giáo Nguyên Thủy—There are ten kasinas in Theravada Buddhism. 
(VII) Bốn Mươi Đề Mục Hành Thiền—Forty meditation subjects. 
(VIII)Năm mươi đề mục hành thiền (Ngũ Thập Pháp)—Fifty subjects for meditation.  
(M) Cách kiểm soát tri giác về những đối tượng khác nhau trong thiền định—Fields (meditation exercises) of mastery the sphere of the senses of perception in relation to various objects—Abhibhavayatana (skt)—Abhibhayatana (p).

(N) Thiền và Công Án—Zen and Koans 
 (I)  Tổng quan về Công Án—An overview of “Koans”.  
(II) Nghĩa của “Công án”—The meanings of “Koan”.  
(III)Đặc tính của “Công án”—Characteristics of “Koan”.  
(IV)Nguồn gốc của “Công án”—The origin of “Koan”.  
(V) Công án là một cái gì đó cho các đệ tử suy nghĩ và quán chiếu trong thiền quán trong các thiền đường phái Lâm Tế—Something to be pondered on during meditation by novices in Zen monasteries of the Lin-Chi school.  
(VI)Công án được Lâm Tế xử dụng—“Koans” used by Lin-Chi.  
(VII)Số lượng công án—Numbers of koans.  
(VIII)Công Án Thoại Đầu: Main topic of speech.  
(IX)Bốn Hoàn Cảnh Dẫn Đến Thiền Công Án—Four circumstances leading to the “koan” exercises.  
(X) Bốn Sứ Mệnh Của Thiền Tông Khi Chấp Nhận Lối Tu Tập Công Án. 
(XI)Năm Đặc Tính Của Công Án—Five characteristics concerning the koan exercise. 
(XII)Mười Lời Khuyên Về Công Án Thiền Của Thối Ẩn—Ten advices regarding the Zen koan from T’ui-Yin.  
(XIII)Những Công Án khác—Other Koans. 
1) Công Án Niệm Phật: Koan of Buddha recitation.  
2) Công Án về “Không”: Mu koan (jap)—Koan of Emptiness.  
(O) Những Niệm Xứ—Places for Mindfulness—See Chapter 118  
(P) Thiền Chỉ—Tranquility of mind—Samatha (skt & p) 
(P-1) Tổng quan và Ý nghĩa của Thiền Chỉ—Overview and Meanings of Tranquility of mind 
(I)  Tổng quan về “Chỉ”—An overview of “Samatha”. 
(II) Nghĩa của “Chỉ”—The meanings of “Samatha”. 
(P-2) Đặc Tánh của Thiền Chỉ—Characteristics of Samatha 
(I) Bốn hoạt động tâm thần của Thiền Chỉ—Four mental activities of Samatha. 
(II) Sáu sức mạnh của Thiền Chỉ—Six powers of Samatha.  
(P-3) Mối quan hệ của Thiền Chỉ với đối tượng thiền—Samatha meditation in relation to the object of meditation 
(I) Thiền với một đối tượng bên ngoài—Meditation with an external object.  
(II) Thiền không với một đối tượng bên ngoài—Meditation without an external object.  
(III)Thiền ở trên bản chất tự nhiên của mọi sự vật—Meditation on the essential nature of things.  
(P-4) Có bốn loại Thiền Chỉ—There are four kinds of Samatha 
(P-5) Chín Giai Đoạn Tinh Thần—Nine Stages of Mind 
(I) Theo trường phái Du Già—According to the Yogacara school.  
(II) Chín Giai Đoạn Thiền Chỉ theo Kim cang Thừa—Nine States of Samatha Meditation in the Vajrayana.  
(A) Tổng quan về Chín giai đoạn thiền chỉ—An overview of Nine states of samatha meditation. 
(B) Chi tiết về Chín giai đoạn thiền chỉ—Details of Nine states of samatha meditation. 
(P-6) Sự liên hệ giữa “Chỉ” và “Quán”—The relationships between “Samatha” and “Vipasyana” 
(P-7) Thiền Chỉ hay Sự Thư Giản cho người Tại Gia—Samatha or Relaxation for Laypeople 
(I)  Tổng quan về sự Thư Giản cho người tại Gia—An overview of Relaxation for Laypeople. 
(II) Thao tác nơi cơ thịt trước khi bắt đầu thư giản—Manoeuvers in Muscles before relaxation.  
(III)Bắt đầu Thư Giản—Start to Relax. 
(IV)Kinh Hành sau khi Thư Giản—Walking after Relaxation.  
(Q) Thiền và Quán—Meditation and Contemplation—See Chapter 61 
(R) Phương Cách Hành Thiền—Ways of Meditation 
(I) Ba loại thiền định—Three meditations.  
(A) Theo tông Thiên Thai, có ba loại Thiền quán—According to the T’ien-T’ai sect, there are three contemplations (meditations). 
(B) Ba phương pháp thiền quán về sự liên hệ giữa lý và sự trong Kinh Hoa Nghiêm—Three meditations, on the relationship of the noumenal and phenomenal in the Flower Ornament Scripture (Kinh Hoa Nghiêm).  
(II) Tứ Chủng Thiền Định—Four kinds of dhyana. 
(A)  
(B) Theo Kinh Lăng Già—According to the Lankavatara Sutra. 
(C) Quán Tứ Niệm Xứ: Concentration of Satipatthana.  
(D) Thiền Quán Tứ Hành Tướng—Four disciplines for meditation. 
(E) Thiền Tứ Niệm Trú—Four basic subjects of Buddhist meditation.  
(F) Tứ Tu Tập Thiền Định—Four concentrative meditations.  
(F) Tứ Thiền—Four jhanas: See Chapter 169 (B-3).  
(III)Ngũ Chủng Thiền—Five kinds of Meditation:  
(A) Thiền Quán ngũ đại: Meditation on the five elements—See Chapter 61 (H) (I). 
(B) Thiền Quán Ngũ Đình Tâm—Five meditations: See Chapter 61 (H) (IV) (C). 
(C) Ngũ Quán—Five meditation in Lotus sutra: Năm pháp quán trong Kinh Pháp Hoa—See Chapter 61 (H). 
(IV)Lục chủng Thiền—Six types of Meditation:  
(A) Theo trường phái Thiên Thai, có sáu quán pháp Thiền—According to the T’ien-T’ai Sect, there are six kinds of meditation: See Chapter 61 (H) (V).  
(B)Lục Hạnh Thiền—The six subjects in meditation: See Chapter 61 (H) (V). 
(C) Lục Diệu Môn—Six wonderful doors. 
(V) Tám Loại Thiền—Eight Types of Meditation.  
(A) Bát Tam-Ma-Địa—Eight types of meditation for removing various attachments: Asta-vimoksa (skt). 
(B) Bát giải thoát Tam Muội—Eightfold liberation: Eight liberations—Bát Tam Ma Địa—Tám giải thoát, hay tám phép thiền định giải thoát khỏi sắc dục—Liberation, deliverance, freedom, emancipation, escape, release in eight forms. The eight types of meditation for removing various attachments to forms and desires.  
(C) Tám Giai Đoạn Chiến Thắng trong Thiền Định: Eight victorious stages. 
(D)Tám Yếu Tố Tập Trung Tư Tưởng—Eight factors of Yoga concentration. 
(VI)Chín Loại Thiền—Nine Types of Meditation:  
(A) Cửu Chủng Đại Thiền—Nine kinds of Mahayana dhyana for bodhisattvas: Chín loại thiền Đại thừa cho chư Bồ Tát. 
(B) Chín Thứ Đệ Diệt—Nine successive cessations. 
(VII)Mười Loại Thanh Tịnh Thiền Định Của Chư Đại Bồ Tát—Ten kinds of pure meditation of Great Enlightening Beings. 
(S) Tọa Thiền—Sit in meditation 
(I) Tổng quan về Tọa Thiền—An overview of Sitting meditation.  
(A) Tọa thiền là phương pháp thiết yếu của Thiền tông—Sitting meditation is a key practice.  
(B) Thiền Tâm—The Mind of Meditation.  
(II) Tọa Thiền theo Đại Sư Thần Tú—Ý tưởng của “Ngồi Thiền” từ trước thời Huệ Năng.  
(III)Tọa Thiền theo Lục Tổ Huệ Năng—Sitting Meditation according to the Sixth Patriarch Hui Neng. 
(IV)Những khác biệt về giáo pháp của Thần Tú và Huệ Năng—Differences between Shen-Hsiu’s teaching and that of Hui-Neng.  
(V) Tọa Thiền theo Kinh Duy Ma Cật—Sitting Meditation according to the Vimalakirti Sutra.  
(T) Những Nét Đặc Trưng của Thiền—Special Characteristics of Zen 
(T-1) Bốn Nét Đặc Trưng của Thiền—Four Special Characteristics of Zen 
(T-2) Năm Giai Đoạn Thiền Tập—Five stages of meditation practices 
(T-3) Năm Trường Hợp Ma Cảnh—Five Circumstances of the Demonic Realms 
(T-4) Mười Lầm Lạc Thiền Giả Có Thể Bị Rơi Vào—Ten wrong ways into which Zen practitioners may fall 
(T-5) Năm Loại Bảo Vệ—Five Protections 
(T-6) Năm Đức Tính Căn Bản Của Người Tu Thiền—Five basic characteristics of any Zen cultivators 
(U) Phân Loại Thiền—Categories of meditation  
(U-1) Ngoại Đạo Thiền—Heretic Meditation—Non-Buddhist Meditation 
(I) Tổng quan về Ngoại Đạo Thiền—An overview of Outsider Zen.  
(II) Thiền Du Già—Yoga (skt & p).  
(III)Những niềm tin khác nhau của Ngoại Đạo—Different kinds of  Heretics belief.  
(U-2) Phàm Phu Thiền—Ordinary Zen—Zen of Ordinary People 
(I) Tổng quan về Phàm Phu Thiền—An overview of Ordinary Zen.  
(II) Tứ Thiền: Four jhanas. 
(III)Tứ Thiền Thiên: Brahmalokas (skt).  
1.  Sơ Thiền Thiên: Pathamajjhanabhumi (skt). 
2. Nhị Thiền Thiên: Dutiyajjhanabhumi (skt). 
3. Tam Thiền Thiên: Tatiyajjhanabhmi (skt). 
4. Tứ Thiền Thiên: Catutthajjhanabhumi (skt). 
(IV)Tứ Thiền Vô Sắc: Four formless jhanas. 
(A) Theo Kinh Phúng Tụng trong Trường Bộ Kinh—According to the Sangiti Sutta in the Long Discourses of the Buddha: 
(B) Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm—In the Surangama Sutra.  
(U-3) Nhị Thừa Thiền—The Hinayana Zen 
(I) Tổng quan về Nhị Thừa Thiền—An overview of Hinayana Zen.  
(II) Ngũ Đình Tâm Quán. 
(III)Cửu Tưởng Quán—Nine kinds of Contemplation: See Chapter 61 (H).  
(IV) Tứ Vô Lượng Tâm—Four Immeasurable Minds: See Chapter 24.  
(V) Bát Bối Xả Quán—Eight Liberations. 
(VI)Bát Thắng Xứ—Eight victorious stages. 
(VII)Lục Diệu Môn—Six Wonderful Doors: See Chapter 60 (Q) (I).  
(VIII)Bát Niệm—Eight lines of thought. 
(IX)Cửu Thứ Đệ Định—Samadhi of the nine degrees: See Chapter 60 (Q) (IV).  
(X) Ba Mươi Bảy Phẩm trợ Đạo—Thirty-seven Limbs of Enlightenment: See Chapter 21.  
(U-4) Đại Thừa Thiền—Mahayana Zen 
(I) Tổng quan về Đại Thừa Thiền—An overview of Mahayana Zen. 
(II) Như Lai Thiền: The Tathagata Zen. 
(III)Tổ Sư Thiền: Patriarchal Zen.  
(U-5) Tối Thượng Thừa Thiền—Zen of the highest vehicle 
(I) Tối Thượng Thừa Thiền—Zen of the highest vehicle.  
(II) Thiền Đốn Ngộ—Sudden-enlightened Zen:  
A. Nghĩa của Đốn ngộ (hoát nhiên đại ngộ)—The meanings of Sudden enlightenment.  
B. Thiền Đốn Ngộ—Sudden-enlightened Zen.  
C. Thiền đốn ngộ có bốn đặc tính đặc thù Sudden-enlightened Zen is distinguished by four characteristics. 
D. Nhị Đốn (Hai loại đốn giáo)—Two immediate or direct ways to perfection. 
E. “Đốn Giáo” theo quan điểm của Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm thứ Tư—“SuddenTeachings” according to the Sixth Patriarch’s point of view in the Dharma Jewel Platform Sutra, Chapter Four. 
F. Đốn Tiệm giáo—Sudden and gradual teachings:  
(G) Đốn Ngộ Nhất Thời: Abrupt experience of enlightenment.  
(III)Mặc Chiếu Thiền: Silent illumination Zen.  
(IV) Pháp Hoa Tam Muội: Saddharma-pundarika-samadhi (skt). 
(V) Niệm Phật Tam Muội—Buddha Recitation Samadhi.  
(VI) Giác Ý Tam Muội—Samadhi of Awakening Ideas.  
(U-6) Thiền Minh Sát—Meditation on insight—See Chapter 156 
(V) Những Định Nghĩa Khác Liên Quan Đến Thiền—Other Definitions That Are Related To Meditation 
1.   Khảo—Testing conditions:  
2.  Nhị Chủng Thiền: Two kinds of contemplation. 
3.   Nhị Chủng Định: Hai loại định—There are two kinds of samadhi: 
4. Tứ Tu Tập Thiền Định—Four concentrative meditations. .  
5.   Thiền Môn Ngũ Tông: The five Ch’an schools. 
6.   Ngũ Chủng Thiền: The five varities of meditation—See Chapter 60 T. 
7.   Ngũ Vị Thiền: Năm loại thiền—Five kinds of concentration. 
11. Ngũ Tán Loạn: The five senses of mental distraction. 
12. Tứ Chủng Thiền Định: Bốn loại thiền định—Four kinds of dhyana: 
13. Bát Giải Đãi Sự: Kusita-vatthuni (p).  
14. Bát Thắng Xứ: The eight victorious stages.  
(W) Thiền quán về Chân Không—Meditation on True Emptiness 
(X) Thiền Quán Và Niệm Phật—Meditation and Recitation of the Buddha’s Name 
(I) Thiền Quán Và Niệm Phật—Meditation and Recitation of the Buddha’s Name.  
(II) Thiền Quán hay Niệm Phật—Meditation or Recitation of the Buddha’s Name.  
(Y) Thiền Quán trong Phật giáo—Meditation in Buddhism 
(Z) Thiền Quán Về Tâm—Meditation on the mind 
(I) Tổng quan về Thiền Quán Về Tâm—An overview of Meditation on the mind.  
(II) Chi tiết về Thiền Quán Về Tâm—Details of Meditation on the mind. 
(AA) Thiền Tông—The Zen Sect—See Chapter 184 (III)  
(BB) Thập Mục Ngưu Đồ—The ten ox-pictures 
(CC) Ba Yếu Tố Thành Tựu Tu Tập Thiền Định—Three factors making for success in  Zen 
(I) Tổng quan về Ba Yếu Tố Khiến Cho Việc Tu Tập Thiền Được Thành Tựu—An overview of Three factors making for success in the cultivation of Zen.  
(II) Chi tiết về Ba Yếu Tố Khiến Cho Việc Tu Tập Thiền Được Thành Tựu—Details of Three factors making for success in the cultivation of Zen: 
(A) Đại Căn Tín—Great Faith.  
(B) Đại phụng sự—Great determination: Chí nguyện lớn—Great resolution. 
(C) Đại nghi—Great doubt:  Nghi lớn—Great spirit of inquiry.  
(III)Nghi Tình Và Đại Ngộ—Inquiring spirit and great enlightenment:  
(V) Thuần thục nghi tình—Mature doubts. 
(VI)Mười Phương Pháp Thuần Thục Nghi Tình—Ten methods of maturing doubts. 
(DD) Thiền và Tùy Miên—Zen and Latent proclivities 
(I) Nghĩa của Tùy Miên—The meanings of Latent proclivities. 
(II) Thất Tùy Miên—Seven tendencies.  
(EE) Thiền và Tĩnh lự—Zen and Stilling the thought 
(FF) Thiền đối với Kỷ luật và Chứng nghiệm tâm linh—Zen  and Spiritual discipline and Spiritual Experience 
(I) Thiền và Kỷ luật tâm linh—Zen and Spiritual discipline.  
(II) Thiền và Chứng nghiệm tâm linh—Zen and Spiritual Experience.  
(GG) Bất Lập Văn Tự--Giáo Ngoại Biệt Truyền—Not set up Scriptures Special Transmission Outside the Teachings 
(HH) Thập Bát Vấn—Eighteen kinds of questions 
(I) Tổng quan về Thập Bát Vấn—An overview of Eighteen Kinds of Question. 
(II) Chi tiết về Thập Bát Vấn—Details of Eighteen Kinds of Question.  
(II) Kinh Sách Về Thiền—Books on Meditation 
(I) Kinh Lăng Già—Lankavatara Sutra (skt).  
(II) Kinh Hoa Nghiêm—Flower Ornament Sutra—Avatamsaka-sutra (skt).  
(III) Kinh Viên Giác—Sutra Of Perfect Enlightenment. 
(IV)Lục Tổ Đàn Kinh—Sixth Patriarch’s Platform Sutra.  
(V) Kinh Đại Thừa Chỉ Quán—Mahayana Sutra on Samatha and Vipasyana. 
(VI)Kim Cang Kinh—Diamond Sutra.  
(VII) Truyền Đăng Lục—Transmission of the lamp.  
(VIII)Đại Thừa Khởi Tín Luận—Treatise on Awakening of Faith.  
(IX)Cảnh Đức Truyền Đăng Lục. 
(XI) Thong Dong Lục—Record of Great Serenity.  
(XII)Bích Nham Lục—Blue Rock Collection.  
(XIII)Lục Diệu Pháp Môn—Six wonderful doors. 
(XIV)Thiền Lâm Vĩnh Gia Tập—Records of Zen Forest of Yung-Chia.  
(XV) Vô Môn Quán—Wu-Men-Kuan. 
(XVI)Tông Cảnh Lục—Tsung-Ching-Lu.  
(JJ) Thiền và Cảm Giác Siêu Thoát—Zen and Feeling of exaltation 
(I) Thiền thâm sâu—Profound meditation.  
(II) Thiền và Cảm giác siêu thoát—Zen and the feeling of exaltation.  
(III)Cảm giác siêu thoát không phải là sự Đắm trước nơi Hương Vị của Thiền—The feeling of exaltation is not the Attachment for the Flavor of Zen.  
(KK) Những lời Phật dạy về “Thiền” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Meditation” in the Dharmapada Sutra 
  

Thiền 
Meditation 
Dhyana and Samadhi (skt)

(A) Đại cương về  Thiền Định—An overview of the Meditation 
(I) Tổng quan về thuật ngữ “Zen”—An overview of the word “Zen”. 
(II) Sự phát triển của tâm thức—Mental development. (III)Trạng thái tâm đạt được do thiền tập cao độ—A state of mind achieved through higher meditation.

(B) Nghĩa của Thiền Định—The meanings of Samadhi 
(B-1)Nghĩa Chính của Thiền Định—The Main Meanings of Samadhi 
(I) Theo Bách Khoa Từ Điển Minh Triết Phương Đông, có hai định nghĩa về Thiền—According to The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion, Zen can be defined as both exoterically and esoterically. 
(II) Theo các truyền thống Phật giáo—According to The Buddhist Traditions: 
1) Thiền và Tam muội: Dhyana and samadhi. 
2) Samatha (skt & p): Thiền Chỉ—Calming. 
3) Thiền định và Thiền tuệ giác: Calm meditation and insight meditation. 
(III)Danh từ “Hành thiền” và danh từ “Bhavana”—The word “Meditation” and the Buddhist term “Bhavana”. 
(IV)Có nhiều định nghĩa khác nữa về Thiền Định—There are more different definitions for Dhyana and Samadhi. 
(B-2)Những Định Nghĩa liên quan đến Thiền Định—Definitions that are related to Meditation

(C) Những Đặc Điểm của Thiền—Special characteristics of Meditation 
(I) Thiền định là giữ cái tâm bình tĩnh và không dao động trong mọi hoàn cảnh—Meditation means to maintain a cool and un-agitated mind under all circumstances.  
(II) Thiền quán là cách chắc chắn nhất để kiểm soát và tịnh tâm—Rapture, the surest way to mind-control and purification.  
(III)Bí mật của thiền là sống ý thức trong từng giây từng phút của sự sống—The secret of meditation is to be conscious of each second of your existence:.  
(IV)Thiền tập không phải là những nỗ lực phân tích và suy diễn—The practice of meditation is not an exercise in analysis or reasoning.  
(V) Mục đích của Thiền quán là để thấy được mặt mũi của thực tại—The aim of this practice is to see the true face of reality.  
(VI)Thiền định chính là những đoá hoa Tuệ giác và hoa Bi mẫn—Flower of insight and flowers of compassion.  
(VII)Tu tập tập Thiền định là tu tập lấy Hạnh phúc tự làm chủ lấy mình—The happiness of mastering of yourself.  
(VIII)Thiền quán và cuộc sống hằng ngày—Meditation and Daily activities.  
(A) Sự hội nhập thiền quán vào đời sống hằng ngày—Fusion of Zen with everyday life.  
(B) Thiền quán thực sự đi vào cuộc sống hằng ngày—Zen really enters daily life activities.  
(IX) Ý niệm căn bản của Thiền tông là đồng nhất tính của hữu và vô—The basic idea of Zen is the identity of becoming and non-becoming.  
(X) Khi định tâm vào tư duy tịnh mặc, những sinh hoạt hằng ngày đều được giữ  có chừng mực—To concentrate one’s mind in silent meditation, all daily activities should be regulated properly. 

(D) Other characteristics of meditation—Những đặc tính khác của Thiền 
(I) Thiền Tịnh Trụ—Samatha Meditation.  
(II) Thiền Tuệ—Vipassana. 
(III)Thiền định chỉ là một trong những phương thuốc—Meditation is ust one of the medicines.  
(IV)Thiền giúp chúng ta không đồng hóa chúng ta với cái không phải chúng ta—Meditation helps us not to dentify ourselves with what we are not.  
(V) Thiền giúp chúng ta thủ hữu càng ít càng tốt—Meditation helps us possess as little as possible.  
(VI)Thiền giúp chúng ta phân biệt pháp vô vi và pháp hữu vi—Meditation helps us distinguishes an unconditional world from the world of conditioned things.  
(VII)Yếu tính của Thiền là đạt ngộ—The essence of Zen is the acquisition of enlightenment.  
(VIII)Thiền giúp chúng ta thấy sự khác biệt giữa bề ngoài thế giới mình thấy và thật tánh của thế giới ấy—Meditation helps us see the difference between the appearance of the world and the reality of the world.  
(IX)Thiền nhắm đến mục tiêu biết được bản chất của chính mình—Zen is aimed at the knowledge of one’s own nature.  
(X) Thiền giúp chúng ta thấy sự khác biệt giữa tri thức và thể nghiệm—Meditation helps us see the difference between intellectual and experiential knowledge.  
(XI)Thiền giúp tâm thức của chúng ta tự do và vô ngại—Zen helps our mind free and unobstructed.  
(XII)Thiền giúp chúng ta nhận ra chân tướng của trí năng và khái niệm—Meditation helps us recognize the real nature of intellect and concept.  
(XIII)Thiền không phải bằng các trau dồi lý luận mà bằng tu tập tâm thức—Meditation is not done by polishing the logical thinking, but by cultivating the mind.  
(XIV)Thiền giúp chúng ta sử dụng  trọn vẹn, vừa phải và từ thiện tất cả những gì đến với mình—Meditation helps us make full use, economic and moral, of everything that comes our way.  
(XV)Thiền giúp chúng ta thực hiện “an tâm và vô úy hoàn toàn—Meditation helps us achieve “complete security and fearlessness”.  
(XVI)Thiền giúp ta đi ngay vào chính đối tượng và thấy nó—Meditation helps us enter right into the object itself and see it.  
(XVII)Mục tiêu của thiền là ngộ—The aim of Zen is enlightenment.  
(XVIII)Thẩm quyền của Thiền là kinh nghiệm chính thực, chứ không phải là thế quyền phi lý—The authority of Zen is the genuine experience, not an irrational authority.  
  
  

(A) Đại cương về  Thiền Định 
An overview of the Meditation

(I) Tổng quan về thuật ngữ “Zen”—An overview of the word “Zen”:  
1) “Zen” là lối phát âm của Nhật Bản của danh từ Ch’an của Trung Hoa, mà từ này lại là lối phát âm theo từ Dhyana của Phạn ngữ có nghĩa là “thiền.” Thiền tông được truy nguyên từ thời Đức Phật lặng lẽ đưa lên một cánh sen vàng. Lúc ấy hội chúng cảm thấy bối rối, duy chỉ có Ngài Đại Ca Diếp hiểu được và mỉm cười. Câu chuyện này ngầm nói lên rằng yếu chỉ của Chánh Pháp vượt ngoài ngôn ngữ văn tự. Trong nhà Thiền, yếu chỉ này được người thầy truyền cho đệ tử trong giây phút xuất thần, xuyên phá bức tường tri kiến hạn hẹp thông thường của con người. Yếu chỉ mà Ngài Đại Ca Diếp nhận hiểu đã được truyền thừa qua 28 vị tổ Ấn Độ cho đến tổ Bồ Đề Đạt Ma. Tổ Bồ Đề Đạt Ma là một thiền sư Ấn Độ có chí hướng phụng hành theo kinh Lăng Già, một bản kinh của tông Du Già. Ngài du hóa sang Trung Quốc vào năm 470 và bắt đầu truyền dạy Thiền tại đây. Sau đó Thiền tông lan tỏa sang Triều Tiên và Việt Nam. Đến thế kỷ thứ 12 Thiền tông phổ biến mạnh mẽ và rộng rãi ở Nhật Bản. Thiền theo tiếng Nhật là Zen, tiếng Trung Hoa là Ch’an, tiếng Việt là “Thiền”, và tiếng Sanskrit là “Dhyana” có nghĩa là nhất tâm tĩnh lự. Có nhiều dòng Thiền khác nhau tại Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, mỗi truyền thống đều có lịch sử và phương thức tu tập của riêng mình, nhưng tất cả đều cho rằng mình thuộc dòng thiền bắt đầu từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Thiền sử cho rằng Đức Phật đã truyền lại tinh túy của tâm giác ngộ của Ngài cho đệ tử là Ca Diếp, rồi tới phiên Ca Diếp lại truyền thừa cho người kế thừa. Tiến trình này tiếp tục qua 28 vị tổ Ấn Độ cho đến tổ Bồ Đề Đạt Ma, người đã mang Thiền truyền thừa vào Trung Hoa. Tất cả những vị đạo sư Ấn Độ và Trung Hoa thời trước đều là những vị Thiền sư. Thiền là một trong những pháp môn mà Đức Phật truyền giảng  song song với giới luật, bố thí, nhẫn nhục và trí tuệ. Một số hành giả muốn lập pháp môn Thiền làm cốt lõi cho việc tu tập nên Thiền tông dần dần được thành hình. Nguyên lý căn bản của Thiền tông là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tức là hạt giống Phật mà mỗi người tự có sẵn. Nguyên lý này được một số Thiền sư trình bày qua câu “Tất cả chúng sanh đều đã là Phật”, nhưng chỉ vì những tâm thái nhiễu loạn và những chướng ngại pháp đang còn che mờ tâm thức mà thôi. Như vậy công việc của thiền giả chỉ là nhận ra tánh Phật và để cho tánh Phật ấy phát hào quang xuyên vượt qua những chướng ngại pháp. Vì tiền đề cơ bản để chứng đạt quả vị Phật, tức là chủng tử Phật đã nằm sẵn trong mỗi người rồi nên Thiền tông nhấn mạnh đến việc thành Phật ngay trong kiếp này. Các vị Thiền sư tuy không phủ nhận giáo lý tái sanh hay giáo lý nghiệp báo, nhưng không giảng giải nhiều về những giáo lý này. Theo Thiền tông, người ta không cần phải xa lánh thế gian này để tìm kiếm Niết Bàn ở một nơi nào khác, vì tất cả chúng sanh đều có sẵn Phật tánh. Hơn nữa, khi người ta chứng ngộ được tánh không thì người ta thấy rằng sinh tử và Niết Bàn không khác nhau. Thiền tông nhận thức sâu sắc những giới hạn của ngôn ngữ và tin chắc rằng công phu tu tập có chiều hướng vượt qua phạm vi diễn đạt của ngôn ngữ. Hành thiền là quay trở lại trong mình hầu tìm ra chân tính của chính mình. Chúng ta không nhìn lên, không nhìn xuống, không nhìn sang đông hay sang tây, sang bắc hay sang nam; mà là nhìn lại chính chúng ta, vì chính ở trong chúng ta và chỉ trong đó thôi mới là trung tâm xoay chuyển của cả vũ trụ. Vì vậy Thiền tông đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực nghiệm và không đặt trọng tâm vào việc hiểu biết suông. Do đó nên với người tu Thiền thì điều quan trọng trước tiên là phải gắn bó với một vị Thiền sư có nhiều kinh nghiệm. Bổn phận của vị Thiền sư là đưa thiền sinh đi ngược trở lại cái thực tại hiện tiền bất cứ khi nào tâm tư của thiền sinh còn dong ruổi với những khái niệm có sẵn—Zen is the Japanese pronunciation of the Chinese word “Ch’an” which in turn is the Chinese pronunciation of the Sanskrit technical term Dhyana, meaning meditation. Zen is traced to a teaching the Buddha gave by silently holding a golden lotus. The general audience was perflexed, but the disicple Mahakasyapa understood the significance and smiled subtly. The implication of this is that the essence of the Dharma is beyond words. In Zen, that essence is transmitted from teacher to disciple in sudden moments, breakthroughs of understanding. The meaning Mahakasyapa understood was passed down in a lineage of 28 Indian Patriarchs to Bodhidharma. Bodhidharma, an Indian meditation master, strongly adhered to the Lankavatara Sutra, a Yogacara text. He went to China around 470 A.D., and began the Zen tradition there. It spread to Korea and Vietnam, and in the 12th century became popular in Japan. Zen is a Japanese word, in Chinese is Ch’an, in Vietnamese is Thiền, in Sanskrit is “Dhyana” which means meditative concentration. There are a number of different Zen lineages in China, Japan and Vietnam, each of it has its own practices and histories, but all see themselves as belonging to a tradition that began with Sakyamuni Buddha. Zen histories claim that the lineage began when the Buddha passed on the essence of his awakened mind to his disciple Kasyapa, who in turn transmitted to his successor. The process continued through a series of twenty-eight Indian patriarchs to Bodhidharma, who transmitted it to China. All the early Indian missionaries and Chinese monks were meditation masters. Meditation was one of many practices the Buddha gave instruction in, ethics, generosity, patience, and wisdom were others, and the Ch’an tradition arose form some practitioners’ wish to make meditation their focal point. An underlying principle in Zen is that all being have Buddha nature, the seed of intrinsic Buddhahood. Some Zen masters express this by saying all beings are already Buddhas, but their minds are clouded over by disturbing attitudes and obscurations. Their job, then, is to perceive this Buddha nature and let it shine forth without hindrance. Because the fundamental requirement for Buddhahood, Buddha nature, is already within everyone, Zen stresses attaining enlightenment in this very lifetime. Zen masters do not teach about rebirth and karma in depth, although they accept them. According to Zen, there is no need to avoid the world by seeking nirvana elsewhere. This is because first, all beings have Buddha-nature already, and second, when they realize emptiness, they will see that cyclic existence and nirvana are not different. Zen is accurately aware of the limitations of language, and gears its practice to transcend it. When we practice meditation we seek to turn to within and to discover our true nature. We do not look above, we do not look below, we do not look to the east or to the west, or to the north, or to the south; we look into ourselves, for within ourselves and there alone is the center upon which the whole universe turns. Experience is stressed, not mere intellectual learning. Thus, associating with an experienced teacher is important. The Zen teacher’s duty is to bring the students back to the reality existing in the present moment whenever their fanciful minds get involved in conceptual wanderings.  
2) Nhiều người tin rằng rằng họ thiền quán để thành Phật. Vâng, họ đúng. Mục tiêu cuối cùng của bất cứ người con Phật nào cũng là thành Phật; tuy nhiên thiền tự nó không làm cho bất cứ chúng sanh nào thành Phật. Truyền thống tư duy của Phật giáo không đơn giản như vậy. Truyền thống tư duy của Phật giáo khác với truyền thống tư duy của các tôn giáo khác vì Phật giáo coi thiền định không thôi tự nó chưa đủ. Chúng ta có thể nói, với Phật giáo, thiền định tựa như mình mài một con dao. Chúng ta mài dao với mục đích để cắt vật gì đó một cách dễ dàng. Cũng như vậy, qua thiền định chúng ta mài dũa tâm mình cho một mục đích nhất định, trong trường hợp tu theo Phật, mục đích này là trí tuệ. Trí tuệ có thể xóa tan vô minh và cắt đứt khổ đau phiền não. Trong Phật giáo, thiền làm công việc của một ngọn đuốc đem lại ánh sáng cho một cái tâm u tối. Giả như chúng ta đang ở trong một căn phòng tối tăm với một ngọn đuốc trong tay. Nếu ngọn đuốc quá mờ, hay nếu ngọn đuốc bị gió lay, hay nếu tay chúng ta không nắm vững ngọn đuốc, chúng ta sẽ không thấy được cái gì rõ ràng cả. Tương tự như vậy, nếu chúng ta không thiền đúng cách, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được trí tuệ có thể xuyên thủng được sự tăm tối của vô minh để nhìn thấy bản chất thật sự của cuộc sống và cuối cùng đi đến chỗ đoạn tận được khổ đau và phiền não. Vì vậy, Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng thiền chỉ là một phương tiện, một trong những phuơng tiện hay nhất để đạt được trí huệ trong đạo Phật.  Hơn nữa, nhờ đạt được trí tuệ mà người ta có thể thấy được đúng sai và có thể tránh được ham mê cực độ những dục lạc giác quan hoặc hành hạ thân xác đến độ thái quá—Many people believe that they meditate to become a Buddha. Yes, they’re right. The final goal of any Buddhist is becoming a Buddha; however, meditation itself will not turn any beings to a Buddha. The contemplative traditions of Buddhism are not simple like that. What distinguishes Buddhism from the contemplative traditions of other religions is the fact that, for Buddhism, meditation by itself is not enough. We might say that, for Buddhism, meditation is like sharpening a knife. We sharpen a knife for a purpose, let’s say, in order to cut something easily. Similarly, by means of meditation, we sharpen the mind for a definite purpose, in the  case of cultivation in Buddhism, the purpose is wisdom. The wisdom that’s able us to eliminate ignorance and to cut off sufferings and afflictions. In Buddhism, meditation functions the job of a torch which gives light to a dark mind. Suppose we are in a dark room with a torch in hand. If the light of the torch is too dim, or if the flame of the torch is disturbed by drafts of air, or if the hand holding the torch is unsteady, it’s impossible to see anything clearly. Similarly, if we don’t meditate correctly, we can’t never obtain the wisdom that can penetrate the darkness of ignorance and see into the real nature of existence, and eventually cut off all sufferings and afflictions. Therefore, sincere Buddhists should always remember that meditation is only a means, one of the best means to obtain wisdom in Buddhism. Furthermore, owing to obtaining the wisdom, one can see right from wrong and be able to avoid the extremes of indulgence in pleasures of senses and tormenting the body. 

(II) Sự phát triển của tâm thức—Mental development: Thiền quán (sự phát triển liên tục của tâm thức về một đối tượng nào đó trong lúc trầm tư hay thiền định). Đây là một trong tam vị mà Đức Phật đã dạy Ngồi tu thiền. Thiền là chữ tắt của “Thiền Na” có nghĩa là tư duy tĩnh lự. Đây là một trong những nghệ thuật dập tắt dòng suy tưởng của tâm, để làm sáng tỏ tâm tính. Thiền được chính thức giới thiệu vào Trung Quốc bởi Tổ Bồ Đề Đạt Ma, dầu trước đó người Trung Hoa đã biết đến, và kéo dài cho tới thời kỳ của các tông phái Thiên Thai. Theo Kinh Duy Ma Cật, cư sĩ Duy Ma Cật đã nói với ông Xá Lợi Phất khi ông nầy ở trong rừng tọa thiền yên lặng dưới gốc cây như sau: “Thưa ngài Xá Lợi Phất! Bất tất ngồi sững đó mới là ngồi thiền. Vả chăng ngồi thiền là ở trong ba cõi mà không hiện thân ý, mới là ngồi thiền; không khởi diệt tận định mà hiện các oai nghi, mới là ngồi thiền; không rời đạo pháp mà hiện các việc phàm phu, mới là ngồi thiền; tâm không trụ trong cũng không ở ngoài mới là ngồi thiền; đối với các kiến chấp không động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo mới là ngồi thiền; không đoạn phiền não mà vào Niết Bàn mới là ngồi thiền. Nếu ngồi thiền như thế là chỗ Phật ấn khả (chứng nhận) vậy—This is one of the three flavors taught by the Buddha. To sit in dhyana (abstract meditation, fixed abstraction, contemplation). Its introduction to China is attributed to Bodhidharma, though it came earlier, and its extension to T’ien-T’ai. According to the Vimalakirti Sutra, Vimalakirti reminded Sariputra about meditation, saying: “Sariputra, meditation is not necessarily sitting.  For meditation means the non-appearance of body and mind in the three worlds (of desire, form and no form); giving no thought to inactivity when in nirvana while appearing (in the world) with respect-inspiring deportment; not straying from the Truth while attending to worldly affairs; the mind abiding neither within nor without; being imperturbable to wrong views during the practice of the thirty-seven contributory stages leading to enlightenment: and not wiping out troubles (klesa) while entering the state of nirvana.  If you can thus sit in meditation, you will win the Buddha’s seal.” 
1) Phần hành thiền được lưu truyền từ những kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy, căn cứ trên những phương pháp mà chính Đức Phật đã áp dụng, pháp môn hành thiền đã đưa Ngài đến giác ngộ và Niết Bàn, và từ chính kinh nghiệm bản thân của Ngài trong sự phát triển tâm linh: The exposition of meditation as it is handed down in the early Buddhist writings is more or less based on the methods used by the Buddha for his own attainment of enlightenment and Nirvana, and on his personal experience of mental development. 
2) Chữ “Thiền” thật sự không phải là từ tương đương với chữ “Bhavana” trong ngôn ngữ Nam Phạn, mà đúng theo nguyên nghĩa có nghĩa là mở mang hay phát triển, trau dồi hay làm cho trở thành, là sự nỗ lực xây dựng tâm vắng lặng và an trụ, có khả năng nhận thức rõ ràng bản chất thật sự của tất cả các pháp hữu lậu và chứng ngộ Niết Bàn, trạng thái tâm lành mạnh lý tưởng: The word meditation really is no equivalent for the Buddhist term “bhavana” which literally means ‘development’ or ‘culture,’ that is development of the mind, culture of the mind, or ‘making-the-mind become.’ It is the effort to build up a calm, concentrated mind that sees clearly the true nature of all phenomenal things and realizes Nirvana, the ideal state of mental health.  
3) Pháp môn hành thiền mà chính Đức Phật đã chứng nghiệm gồm có hai phần: (1) an trụ tâm là gom tâm vào một điểm, hay thống nhất, tập trung tâm vào một đề mục, hay nhất điểm tâm; (2) Thiền minh sát tuệ. Một trong hai phần này là samatha hay tập trung tâm ý hay trụ tâm vào một đề mục và không hay biết gì khác ngoài đề mục—Meditation as practiced and experienced by the Buddha is twofold: Concentration of the mind (samatha or samadhi) that is one-pointedness or unification of the mind, and insight (vipassana, skt—vipasyana or vidarsana). Of these two forms, samatha or concentration has the function of calming the mind, and for this reason the word samatha or samadhi, in some contexts, is rendered as calmness, tranquility or quiescence. Calming the mind implies unification or “one-pointedness” of the mind. Unification is brought about by focussing the mind on one salutary object to the exclusion of all others.  
3) Thiền tập bắt đầu bằng sự an trụ tâm. An trụ là trạng thái tâm vững chắc, không chao động hay phóng đi nơi khác. An trụ tâm là gì? Dấu hiệu của tâm an trụ là như thế nào? Nhu cầu và sự phát triển tâm an trụ như thế nào? Bất cứ sự thống nhất nào của tâm cũng là tâm an trụ. Tứ niệm xứ là dấu hiệu của tâm an trụ. Tứ chánh cần là nhu cần thiết của tâm an trụ. Bất cứ sự thực hành hay phát triển nào, sự tăng trưởng nào của các pháp trên đều là sự phát triển của tâm an trụ—Meditation begins with concentration. Concentration is a state of undistractedness. What is concentration? What is its marks, requisites and development? Whatever is unification of mind, this is concentration; the four setting-up of mindfulness are the marks of concentration; the four right efforts are the requisites for concentration; whatever is the exercise, the development, the increase of these very things, this is herein the development of concentration.  
4) Lời dạy này chỉ một cách rõ ràng ba yếu tố của nhóm định: chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định cũng sinh hoạt và nâng đỡ lẫn nhau. Chúng gồm chứa sự gom tâm chân thật: This statement clearly indicates that three factors of the samadhi group, namely, right effort, right mindfulness, and right concentration function together in support of each other. They comprise real concentration.  
5) Phải nói rõ rằng sự phát triển của tâm an trụ được dạy trong Phật giáo không chỉ riêng Phật giáo mới có. Từ trước thời Đức Phật các đạo sĩ Du Già đã có thực hành những pháp môn “thiền định” khác nhau, như hiện nay họ vẫn còn thực hành. Xứ Ấn Độ từ bao giờ vẫn là một vùng đất huyền bí. nhưng pháp hành Du Già đã áp dụng nhiều nhất ở Ấn Độ chỉ đưa đến một mức độ nào chứ không hề vượt xa hơn: It must be mentioned that the development of concentration or calm (samath or bhavana) as taught in Buddhism, is not exclusively Buddhist. Practitioners, before the advent of the Buddha, practiced different systems of meditation as they do now. India has always been a land of mysticism, but the Yoga then prevalent in India never went beyond a certain point. 

(III)Trạng thái tâm đạt được do thiền tập cao độ—A state of mind achieved through higher meditation: Tịnh lự—Meditation—Thought—Reflection—Quiet meditation—Profound and abstract religious meditation—The first meditative absorption—State of absorption resulting from practice of meditation—The practice of Dhyana leads to samadhi—Giai đoạn lắng dịu đầu tiên. Từ ngữ Phạn dùng để chỉ một trạng thái tịnh lự đạt được bởi buông bỏ. Thiền dùng để làm lắng dịu và loại bỏ luyến ái, hận thù, ganh ghét và  si mê trong tâm chúng ta hầu đạt được trí tuệ siêu việt có thể dẫn tới đại giác. Thực tập thiền có thể dẫn đến định. Có bốn giai đoạn tĩnh tâm trong Thiền—A general term for meditation or a state of quietude or equanimity gained through relaxation. To meditate to calm down and to eliminate attachments, the aversions, anger, jealousy and the ignorance that are in our heart so that we can achieve a transcendental wisdom which leads to enlightenment.  There are four basic stages in Dhyana: 
1) Xóa bỏ dục vọng và những yếu tố nhơ bẩn bằng cách tư duy và suy xét. Trong giai đoạn nầy tâm thần tràn ngập bởi niềm vui và an lạc: The relinquishing of desires and unwholesome factors achieved by conceptualization and contemplation. In this stage, the mind is full of hoy and peace.  
2) Giai đoạn suy tư lắng dịu, để nội tâm thanh thản và tiến lần đến nhất tâm bất loạn (trụ tâm vào một đối tượng duy nhứt trong thiền định): In this phase the mind is  resting of conceptualization, the attaining of inner calm, and approaching the one-pointedness of mind (concentration on an object of meditation). 
3) Giai đoạn buồn vui đều xóa trắng và thay vào bằng một trạng thái không có cảm xúc; con người cảm thấy tỉnh thức, có ý thức và cảm thấy an lạc: In this stage, both joy and sorrow disappear and replaced by equanimity; one is alert, aware, and feels well-being.  
4) Giai đoạn của sự thản nhiên và tỉnh thức: In this stage, only equanimity and wakefulness are present.

(B) Nghĩa của Thiền Định 
The meanings of Samadhi

(B-1) Nghĩa Chính của Thiền Định 
The Main Meanings of Samadhi

(I) Theo Bách Khoa Từ Điển Minh Triết Phương Đông, có hai định nghĩa về Thiền—According to The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion, Zen can be defined as both exoterically and esoterically: 
1a) Theo quan điểm công truyền: Thiền là một phái của Phật giáo Đại Thừa, phát triển ở các thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, nhờ sự hòa trộn Phật giáo Thiền do tổ Bồ Đề Đạt Ma du nhập vào Trung Quốc và Đạo giáo. Hiểu theo nghĩa nầy, Thiền là một tôn giáo mang học thuyết và các phương pháp nhằm mục đích đưa tới chỗ nhìn thấy được bản tính riêng của chúng ta, và tới giác ngộ hoàn toàn, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua dưới cội Bồ Đề sau một thời kỳ thiền định mãnh liệt. Hơn bất cứ một phái Phật giáo nào, Thiền đặt lên hàng đầu sự thể nghiệm đại giác và nhấn mạnh tới tính vô ích của các nghi lễ tôn giáo. Con đường ngắn hơn nhưng gay go trong tu hành là “tọa thiền.”—Exoterically regarded, Zen, or Ch’an as it is called when referring to its history in China, is a school of Mahayana Buddhism, which developed in China in the 6th and 7th centuries from the meeting of Dhyana Buddhism, which was brought to China by Bodhidharma, and Taoism. In this sense, Ch’an is a religion, the teachings, and practices of which are directed toward self-realization and lead finally to complete awakening or enlightenment as experienced by Sakyamuni Buddha after intensive meditative self-discipline under the Bodhi-tree. More than any other school, Ch’an stresses the prime importance of the enlightenment experience and the useless of ritual religious practices and intellectual analysis of doctrine for the attainment of liberation. Ch’an teaches the practice of sitting in meditative absorption as the shortest, but also steepest, way to awakening.  
1b) Những đặc trưng của Thiền có thể tóm tắt bằng bốn nguyên lý sau đây—The essential nature of Ch’an can be summarized in four short statements: 
i) Giáo ngoại biệt truyền: Special transmission outside the orthodox teaching. 
ii) Bất lập văn tự: Nondependence on sacred writings. 
iii) Trực chỉ nhân tâm: Direct pointing to the human heart. 
iv) Kiến tánh thành Phật: Leading to realization of one’s own nature and becoming a Buddha.  
2) Theo quan điểm bí truyền: Thiền không phải là một tôn giáo, mà là một nguồn gốc không thể xác định được và không thể truyền thụ được. Người ta chỉ có thể tự mình thể nghiệm. Thiền không mang một cái tên nào, không có một từ nào, không có một khái niệm nào, nó là nguồn của tất cả các tôn giáo, và các tôn giáo chỉ là những hình thức biểu hiện của cùng một sự thể nghiệm giống nhau. Theo nghĩa nầy, Thiền không liên hệ với một truyền thống tôn giáo riêng biệt nào, kể cả Phật giáo. Thiền là “sự hoàn thiện nguyên lai” của mọi sự vật và mọi thực thể, giống với sự thể nghiệm của tất cả các Đại Thánh, các nhà hiền triết và các nhà tiên tri thuộc tất cả mọi tôn giáo, dù có dùng những tên gọi khác nhau đến mấy để chỉ sự thể nghiệm ấy. Trong Phật giáo, người ta gọi nó là “sự đồng nhất của Sanh tử và Niết bàn.” Thiền không phải là một phương pháp cho phép đi đến sự giải thoát đối với một người sống trong vô minh, mà là biểu hiện trực tiếp, là sự cập nhật hóa sự hoàn thiện vốn có trong từng người ở bất cứ lúc nào—Esoterically regarded, Ch’an is not a religion, but rather an indefinable, incommunicable root, free from all names, descriptions, and concepts, that can only be experienced by each individual for him or herself. From expressed forms of this, all religions have sprung. In this sense, Ch’an is not bound to any religion, including Buddhism. It is the primor-dial perfection of everything existing, designated by the most various names, experienced  by all great sages, and founders of religions of all cultures and times. Buddhism has referred to it as the “identity of Samsara and Nirvana.” From this point of view, Ch’an is not a method that brings people living in ignorance to the goal  of liberation; rather it is the immediate expression and actualization of the perfection present in every person at every moment. 

(II) Theo các truyền thống Phật giáo—According to The Buddhist Traditions: 
1) Thiền và Tam muội: Dhyana and samadhi—Thiền Tam Muội—Thiền na và tam muội. 
a) Thiền na dịch là “tư duy.” Tư duy trong cõi sắc giới thì gọi là thiền. Thiền theo tiếng Phạn là Dhyana. Thiền là một yếu tố của Định; tuy nhiên, cả hai từ được dùng gần như lẫn lộn với nhau. Thiền là thuật ngữ Trung Hoa, do từ tiếng Phạn “Dhyana” mà ra. Thiền Na chỉ sự tập trung tinh thần và sự tĩnh tâm, trong đó mọi sự phân biệt nhị nguyên đều biến mất. Tịnh lự là làm vắng lặng dòng suy tưởng. Thiền Na là Ba La Mật thứ năm trong lục độ Ba La Mật (thực tập thiền na để được trí huệ Bát Nhã), trong đó tất cả mọi biện biệt giữa chủ thể và đối tượng, giữa thật và giả, đều bị xóa bỏ—Dhyana is considered meditating. Meditation in the visible or known is called Dhyana. Dhyana is Meditation (Zen), probably a transliteration. Meditation is an element of Concentration; however, the two words (dhyana and samadhi) are loosely used. Ch’an-na is a Chinese version from the Sanskrit word “Dhyana,” which refers to collectedness of mind or meditative absorption in which all dualistic distinctions disappear. The fifth paramita (to practice dhyana to obtain real wisdom or prajna). In dhyana all dualistic distinctions like subject, object, true, false are eliminated. 
* Ch’an là chữ tương đương gần nhất của Hoa ngữ cho chữ “Dhyana” trong Phạn ngữ, có nghĩa là tĩnh lự: Ch’an is a Chinese most equivalent word to the Sanskrit word “Dhyana,” which means meditation. 
* Tịnh lự hay đình chỉ các tư tưởng khác, chỉ chuyên chú suy nghĩ vào một cảnh. Thiền là một trường phái phát triển tại Đông Á, nhấn mạnh đến vô niệm, hiểu thẳng thực chất của vạn hữu. Chữ Thiền được dịch từ Phạn ngữ “Dhyana”. Dhyana dùng để chỉ một trạng thái tịnh lự đạt được bởi buông bỏ. Thiền dùng để làm lắng dịu và loại bỏ luyến ái, hận thù, ganh ghét và  si mê trong tâm chúng ta hầu đạt được trí tuệ siêu việt có thể dẫn tới đại giác. Thực tập thiền có thể dẫn đến định. Theo dấu tích ngược về thời một vị sư Ấn Độ tên là Bồ Đề Đạt Ma, người đã du hành sang Trung quốc vào đầu thế kỷ thứ sáu. Người ta tin rằng ông là vị tổ thứ 28 của dòng Thiền ở Ấn Độ và là vị tổ đầu tiên của dòng Thiền ở Trung Quốc. Trường phái này nhấn mạnh đến “thiền,” và một vài trường phái còn dùng những lời nói bí ẩn (công án) nhằm đánh bại lối suy nghĩ bằng nhận thức hay quan niệm, và hỗ trợ thực chứng chân lý: To enter into meditation. A school that developed in East Asia, which emphasized meditation aimed at a non-conceptual, direct understanding of reality. Its name is believed to derive from the Sanskrit term “Dhyana.” Dhyana is a general term for meditation or a state of quietude or equanimity gained through relaxation. To meditate, to calm down, and to eliminate attachments, the aversions, anger, jealousy and the ignorance that are in our heart so that we can achieve a transcendental wisdom which leads to enlightenment. It traces itself back to the Indian monk named Bodhidharma, who according to tradition travelled to China in the early sixth century. He is considered to be the twenty-eighth Indian and the first Chinese patriarch of the Zen tradition. The school’s primary emphasis on meditation, and some schools make use of enigmatic riddles called “kung-an,” which are designed to defeat conceptual thinking and aid in direct realization of truth.  
b) Tam muội dịch là “định.” Tư duy trong cõi vô sắc giới thì gọi là Tam Muội. Định theo tiếng Phạn là Samadhi. Định bao trùm toàn bộ bối cảnh của Thiền, để tâm chuyên chú vào một đối tượng mà đạt tới trạng thái tịch tĩnh không tán loạn: Samadhi is considered as abstraction. Concentration on the invisible, or supermundane is called Samadhi. Concentration is an interpretation of Samadhi. Samadhi covers the whole ground of meditation, concentration or abstraction, reaching to the ultimate beyond emotion or thinking.  
2) Samatha (skt & p): Thiền Chỉ—Calming—Chỉ là một trạng thái thiền định biểu trưng sự nhất tâm (hay tâm tụ vào nhất điểm) trên một vật thể. Một trong bảy định nghĩa của Thiền Định, được diễn tả như là Xa-Ma-Tha hay Tam Ma Địa, có nghĩa là dẹp yên tâm loạn động, hay là để cho tâm yên định, dừng ở một chỗ. Tâm định chỉ ư nhứt xứ, khác với “quán” là xác nghiệm bằng chứng cứ. Chỉ là dẹp bỏ các vọng niệm, còn quán dùng để chứng nghiệm chân lý. Về mặt lý thuyết mà nói, bất cứ vật thể nào cũng có thể được dùng làm điểm tập trung, dù vậy những vật thể như thân Phật vẫn được người ta ưa thích dùng làm điểm tập trung hơn. Chỉ được thành đạt khi tâm có khả năng trụ yên một chỗ trên vật thể một cách tự nhiên không cần phải nỗ lực, và có khả năng trụ tại đó trong thời gian người đó muốn mà không bị phóng dật hay tán loạn quấy rầy. Người ta nói có sáu điều tiên quyết trước khi thành đạt được “Chỉ”, trụ nơi thích hợp, thiểu dục, tri túc, không có nhiều sinh hoạt, tịnh giới và phải hoàn toàn rũ bỏ mọi vọng niệm. Chỉ là điều cần có trước khi đạt được trí huệ “Bát Nhã”—Calming is a meditative state characterized by a one-pointedness  of mind (cittaikagrata) on an internal meditative object. One of the seven definitions of dhyana described as samatha or samadhi; it is defined as silencing, or putting to rest the active mind, or auto-hypnosis. The mind is centered or the mind steadily fixed on one place, or in one position. It differs from “contemplation” which observes, examines, analyzes evidence. Samadhi or samatha has to do with getting rid of distraction for moral ends; it is abstraction, rather than contemplation. Theoretically, any object may serve as the focus of concentration, though virtuous objects such as the body of a Buddha are said to be preferable. It is attained when the mind is able to remain upon its object one-pointedly, spontaneously and without effort, and for as long a period of time as one wihes, without being disturbed by laxity or excitement. There are said to be six prerequisites for achieving calming. They are staying in an agreeable place, having few desires, knowing satisfaction, not having many activities, pure ethics, and thoroughly abandoning thoughts. It is generally considered to be a prerequisite for attainment of “higher insight” or “Prajna”. 
3) Thiền định và Thiền tuệ giác: Calm meditation and insight meditation—Thiền của Phật giáo dựa trên 2 phương pháp: vắng lặng hoặc tịnh tâm, và tuệ giác, cả hai đều là những phương tiện thiết yếu trên con đường tiến tới chấm dứt khổ đau. Thiền tịnh tâm nhằm vào việc đạt được sự vắng lặng và tập trung định lực và nâng cao nhận thức về đề mục thiền đến một điểm trừu tượng. Tất cả những chướng ngại tinh thần đã được loại trừ, khỏi tâm “hòa nhập” vào một ý tưởng trừu tượng của đề mục: sự an định này được gọi là “dhyana” (thiền định gom tâm lại), tiếng Pali là Jhana, tiếng Trung Hoa là Ch’an, tiếng Nhật là “Zen” và tiếng Việt là Thiền. Những công cụ hỗ trợ thiền mang lại những trạng thái an định khác nhau. Những người mới bắt đầu hành thiền có thể tập trung vào một cái đĩa có màu sắc làm đề mục tham thiền, trong khi những người tiến bộ hơn có thể tập trung vào sự tưởng niệm đến Phật. Mục đích của thiền tuệ giác  là nhận thức được tuệ giác (prajna). Điều này người ta sẽ có thể dần dần đạt được qua các trạng thái an định của thiền chỉ. Hành giả tập trung sự hiểu biết sâu sắc vào 3 đặc tính của thế tục: vô thường, khổ và vô ngã—Buddhist meditation is based on two methods, calm (samatha) and insight (vipasyana), both of which are necessary vehicles on the path to the Cessation of Duhkha. Calm meditation aims at achieving calmness and concentration, and at raising the perception of the meditational subject to the point of abstraction. After mental obstacles have been eliminated, the mind “absorbs” itself into an abstract idea of the subject: this absorption is called “dhyana” (in Pali, jhana); in Chinese “Ch’an,” in Japanese “Zen,” and in Vietnamese “Thiền.” Different meditational  ‘aids’ give rise to different mental absorptions. A beginner might concentrate on a colored disc, while a more advanced practitioner could focus on reflecting the Buddha. The goal of insight meditation is to realize wisdom. This is also acquired gradually and ultimately achieved through the mental absorptions of samatha meditation. The practitioner aims to directly comprehend the three characteristics of the phenomenal world: impermanence, duhkha and no-self.

(III)Danh từ “Hành thiền” và danh từ “Bhavana”—The word “Meditation” and the Buddhist term “Bhavana”: Danh từ “hành thiền” không thể nào tương đương được với từ “bhavana” mà nguyên nghĩa là mở mang và trau dồi, mà là mở mang và trau dồi tâm. Đó là nỗ lực nhằm xây dựng một cái tâm vắng lặng và an trụ để có thể thấy được rõ ràng bản chất thật sự của tất cả các pháp hữu vi và cuối cùng chứng nghiệm được niết bàn. Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay người Trung Hoa, hay chỉ cho thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho tất cả mọi người, bất kể họ từ đâu đến, bất kể họ theo tôn giáo nào hay thuộc chủng tộc nào. Thiền tập không phải là pháp môn mới có hôm qua hay hôm nay. Từ vô thỉ, người ta đã hành thiền bằng nhiều phương cách khác nhau. Sau khi chứng ngộ, một lần Đức Phật đã khẳng định: “Chưa hề bao giờ và sẽ không bao giờ có sự phát triển tâm linh hay thanh lọc bợn nhơ nơi tinh thần nào mà không nhờ hành thiền. Hành thiền là phương cách mà Ta đã chứng ngộ và đạt được Chánh đẳng Chánh giác.” Tất cả các tôn giáo đều có dạy về một loại thiền, nhằm rèn luyện tâm trí để phát triển nội tâm. Có thể là im lặng nguyện cầu, tụng niệm kinh thánh cá nhân hay tập thể, hay tập trung vào một đề mục, một nhân vật hay một ý niệm thiêng liêng nào đó. Và người ta tin rằng những cách thực tập tâm linh ấy, đôi khi có thể đưa đến kết quả là nhìn thấy thánh linh hay các đấng thiêng liêng, để có thể nói chuyện với các ngài, hay nghe được tiếng nói của các ngài, hay một vài chuyện huyền bí có thể xảy ra. Chúng ta không thể cả quyết một cách chắc chắn những điều đó là những hiện tượng thực có hay chỉ là ảo tưởng, là trí tưởng tượng, là ảo giác, hay chỉ là một cái gì chỉ hiển hiện trong tâm hay trong tiềm thức. Nhưng Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng, theo giáo thuyết nhà Phật, tâm là một năng lực có thể gây nên tất cả những hiện tượng trên. Các kinh điển Phật giáo có ghi rằng do chứng đạt thiền định qua sự phát triển các giác quan, con người có thể đắc thần thông. Nhưng một điều cực kỳ quan trọng phải nhớ là thiền trong Phật giáo không phải là trạng thái tự thôi miên hay hôn mê. Nó là trạng thái tâm thanh tịnh, trong đó các dụng vọng và khát vọng đều được khắc phục, từ đó tâm trở nên an trụ và tỉnh thức. Hành thiền chắc chắn không phải là sự lưu đày tự nguyện để tách rời khỏi cuộc sống, cũng không phải là thực tập cái gì đó cho kiếp sau. Hành thiền phải được áp dụng vào công việc của cuộc sống hằng ngày, và kết quả phải đạt được bây giờ và ở đây. Thiền không phải tách rời với công việc hằng ngày, mà nó là một phần của đời sống. Chúng ta vẫn tham gia các hoạt động thường nhật, nhưng giữ cho mình thoát được cảnh hối hả rộn rịp của thành phố và những phiền toái bực bội của thế gian, việc này nói dễ khó làm, nhưng nếu cố gắng thiền tập chúng ta có thể làm được. Bất cứ sự thiền tập nào cũng đều giúp chúng ta rất nhiều trong việc đối phó với các diễn biến trong cuộc sống một cách trầm tĩnh. Và chính sự trầm tĩnh này sẽ giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và phiền não trong đời. Theo Phật giáo, hành thiền là một lối sống. Đó là lối sống trọn vẹn chứ không phải là sinh hoạt rời rạc. Pháp hành thiền là nhằm phát triển toàn thể con người chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng đạt được sự toàn hảo ấy ở đây và ngay trong kiếp này, chứ không phải đợi đến một thời hoàng kim nào đó trong tương lai. Chúng ta sẽ thành gì nếu chúng ta vẫn tham gia những sinh hoạt thường nhật mà không vướng mắc, không mắc kẹt, không rắc rối với những trở ngại của thế tục. Chúng ta có phải là những chân tử của Đức Như Lai hay không. Vâng, chúng ta đích thực là những chân tử của Đức Như Lai. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng pháp hành thiền được dạy trong Phật giáo không nhằm gặp gỡ tâm linh với một đấng tối thượng nào, cũng không nhằm đạt đến những chứng nghiệm huyền bí, mà chỉ nhằm thành tựu vắng lặng và trí tuệ, và chỉ với một mục đích duy nhất là đạt được sự giải thoát không lay chuyển của tâm mình. Điều này chỉ thực hiện được khi chúng ta tận diệt mọi nhơ bợn tinh thần mà thôi. Trong quá khứ, nhiều người tin rằng pháp hành thiền chỉ riêng dành cho chư Tăng Ni mà thôi, sự việc đã thay đổi, ngày nay hầu như mọi người đều thích thú lưu tâm đến thiền tập. Nếu hiểu rằng thiền là một kỷ luật tinh thần, hay một phương pháp trau dồi tâm trí thì mọi người nên hành thiền, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ, Tăng hay tục. Pháp hành thiền là một hiện tượng đặc thù của kiếp con người, do đó phải được đề cập theo quan điểm của con người, với những cảm giác và kiến thức của con người. Bản chất những khó khăn của con người và phương cách giải quyết những khó khăn ấy chủ yếu thuộc về tâm lý. Pháp thiền và huyền bí không tồn tại cùng một lúc. Đó là hai việc hoàn toàn khác biệt nhau. Trong khi huyền bí đưa chúng ta lìa khỏi thực tại, thì pháp thiền hành mang chúng ta trở về với thực tại, vì qua phép hành thiền chân chánh chúng ta có thể thấy được những ảo vọng và ảo tượng của chính mình không bị chúng lừa dối nữa. Điều này mang đến cho chúng ta một sự chuyển hóa toàn diện về con người của mình. Điều này là tháo gỡ những gì ta đã học ở thế tục. Chúng ta lại phải dứt bỏ nhiều điều mà trước kia chúng ta đã học và đã thích thú giữ chặt một khi chúng ta nhận ra rằng chúng chỉ là những trở ngại mà thôi—The word “meditation” really is no equivalent for the Buddhist term “bhavana” which literally means “development” or “culture,” that is development of the mind, culture of the mind. It is the effort to build up a calm, concentrated mind that sees clearly the true nature of all phenomenal things and finally realizes Nirvana, the ideal state of mental health. Meditation is not only for Indian or Chinese people, or for the Buddha’s time, but for all mankind at all times, regardless of their origin, religion, or ethnic races. Meditation is not a practice of today or yesterday. From beginningless time, people have been practicing meditation in different ways. After experiencing enlightenment, the Buddha once confirmed: “There never was, and never will be, any mental development or mental purity without meditation. Meditation was the means by which I gained supreme enlightenment.” All religions teach some kind of meditation or mental training for man’s inner development. It may take the form of silent prayer, reading individually or collectively from some “holy scriptures” or concentrating on some sacred object, person or idea. And it is believed that these mental exercises, at times, result  in seeing visions of saints or holy men, engaging in conversation with them, or hearing voices, or some mysterious occurences. Whether they are illusions, imaginations, hallucinations, mere projections of the subconscious mind or real phenomena, one cannot say with certainty. But devout Buddhists should always remember that according to Buddhist doctrines, mind is an invisible force capable of producing all these phenomena. Buddhist books tell us that through meditative absorption (jhana or dhyana), through the development of mental faculties, man is capable of gaining psychic powers. But it is extremely important to bear in mind that the Buddhist meditation is not a state of auto-hypnosis, or coma. It is a state of mental purity where disturbing passions and impulses are subdued and calmed down so that the mind becomes unified and collected and enters into a state of clear consciousness and mindfulness. Meditation, certainly, is not a voluntary exile from life; or something practiced for the hereafter. Meditation should be applied to the daily affairs of life, and its results obtained here and now. It is not separated from the work-a-day life. It is aprt and parcel of our life. We still participate in all daily activities, but remain free from the rush of city life, from nagging preoccupation with the world, this is easy to say but not easy to do; however, if we consistently practice meditation, we can do it. Any meditation we do is of immense help in enabling us to face all this with calm. And the calmness itself will in turn help us overcome all sufferings and afflictions. According  to Buddhism, meditation is a way of living. It is a total way of living and not a partial activity. It aims at developing man as a  whole. Let’s strive for perfection here and in this very life, not in some golden age yet to come. What will we become when we are still participating in daily activities, but free from all worldly attachments, bonds,  hindrances, and other problems. Are we a real son of the Buddha? Yes, we are.  Devout Buddhists should always remember that meditation taught in Buddhism is neither for gaining union with any supreme being, nor for bringing about any mystical experiences, nor is it for any self-hypnosis. It is for gaining tranquility of mind (samatha) and insight (vipassana), for the sole purpose of attaining unshakable deliverance of the mind. This can only be obtained through the total extinction of all mental defilements. Many believe that meditation is only for monks and nuns in the past, things have changed and now there is a growing interest in medtation in almost everyone. If by meditation is meant mental discipline or mind culture, all should cultivate meditation irrespective of gender, age, clergy or lay. Meditation is distinctively a human phenomenon, and therefore, should be dealt with from a human point of view, with human feelings and human understanding. Human problems and their solutions are basically psychological in nature. True meditation and mysticism do not co-exist. They are two different things. While mysticism takes us away from reality, meditation brings us to reality; for through real meditation we can see our own illusions and hallucinations face to face without pretence. This brings about a total transformation in our personality. It is more of an unlearning than a worldly learning. We have to give up many things that we have learned and hugged in great glee once we realize that they are hindrances and obsessions.

(IV)Có nhiều định nghĩa khác nữa về Thiền Định—There are more different definitions for Dhyana and Samadhi: 
1) Thiền định hay sự phát triển tâm linh, hay quán chiếu về khổ, vô thường và vô ngã. Thiền định trong các trường phái Phật giáo tuy có khác nhau về hình thức và phương pháp, nhưng cùng có một mục tiêu chung là làm tinh thần tập trung, thanh thản và trong suốt như một dòng sông nước trong mà người ta có thể nhìn thấy tận đáy, từ đó ý thức biết được sự thể nghiệm về ngộ, giải thoát và đại giác. Ngoài ra, cố gắng thực tập thiền định thường xuyên nếu hành giả chưa nhập vào chân lý thì ít ra cũng sẽ giúp chúng ta xa rời nhị nguyên phân biệt—Meditation or Mental development, or to meditate upon the implications or disciplines of pain, unreality, impermanence, and the non-ego. Although different in forms and methods in different Buddhist schools, but has the same goal is to concentrate the mind of the cultivators, to calm and to  clarify it as one would calm and clarify  the surface of a turbulent body of water, so that the bottom of which can be seen. Once the surface of that turbulent water is pacified, one can see it’s bottom as when the mind is pacified, one can come to an expierence or a state of awakening, liberation or enlightenment.  In addition, diligent repetition of practice of meditation, if the cultivator has not yet become one with the “absolute truth,” dualistic state of mind and distinction between subject and object disappeared in that person. 
2) Thiền cũng là quá trình tập trung và thấm nhập nhờ đó mà tâm được yên tĩnh và nhất tâm bất loạn (qui nhất), rồi đi đến giác ngộ: Zen is also a process of concentration and absorption by which the mind is first tranquilized and brought to one-pointedness, and then awakened.  
3) Một trong lục Ba La Mật: “Dhyana” is one of the six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật in Chapter 27 and Tứ Thiền in Chapter 60 (U-2) (II) & (III).  
4) Thiền định để chỉ những giáo lý thiền thuộc về Phật giáo, nhưng áp dụng đặc biệt vào Thiền Tông—The term “Dhyana” connotes Buddhism and Buddhist things in general, but has special application to the Zen (Ch’an) sects.  
5) Là một tông phái Phật giáo Đại Thừa, Thiền là một tôn giáo thoát khỏi giáo điều mà chỉ hướng thẳng đến sự tự chứng ngộ. Tỷ như sự tự chứng ngộ của Đức Phật Thích Ca dưới cội cây Bồ Đề sau khi nỗ lực tu tập. Thiền tông Việt Nam bao gồm các phái Lâm Tế, Tào Động, và Trúc Lâm—As a Mahayana buddhist sect, Zen is a religious free of dogmas or creeds whose teachings and disciplines are directed toward self-consummation. For example, the full awakening that Sakyamuni Buddha himself experienced under the Bodhi-tree after strenuous self-discipline. In Vietnam, Zen sects comprise of Lin-Chi, T’ao-Tung, and Ch’u-Lin. 

(B-2) Những Định Nghĩa liên quan đến Thiền Định 
Definitions that are related to Meditation

1) Thiền Ba La Mật: Dhyana-paramita (skt)—Thiền định Ba La Mật là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta đạt đến định tỉnh cũng như những nội lực thâm diệu, và cũng nhờ đó mà chúng ta có thể dạy dỗ và hướng dẫn những chúng sanh có tâm trí tán loạn—Dhyana paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we accomplish all balanced states of dhyana and wonderfully profound powers, and we teach and guide distracted living beings.  
2) Cuồng Thiền: Mad Zen—Thiền bậy bạ, không đúng theo Chánh Pháp Phật Giáo. Người tu theo loại thiền nầy thường bị âm ma ám nhập trở nên điên cuồng. Cuồng Thiền cũng bao gồm những kẻ không thực hành mà nói thực hành, không đắc mà nói đắc, ngày ngày họ hãy còn ăn thịt uống rượu mà vỗ ngực xưng tên là Thiền Sư nầy nọ—Mad Zen is a false method of practicing Zen. It is erronous and not according to the proper Dharma teachings of the Buddha. People who follow this type of Zen practice are often possessed by demonic spirits and eventually become mad. Mad Zen also includes those who never practice but saying practicing, never obtaining enlightenment but saying obtaining enlightenment, those who are still eating sentient beings’ flesh and drinking wine everyday, but always pretending themselves as Zen Master.  
3) Thiền Cư: Meditation abode—Dhyana-abode—Thiền Phòng.  
a) Nơi hành thiền: A room for meditation—A cell, or a hermitage for meditation.  
b) Tên thường dùng để gọi “Tự Viện”: A common name for a monastery.  
4) Dã Hồ Thiền: Wild-fox meditators, i.e. non-Buddhist ascetics, heterodoxy in general—Thiền gia coi thiền ngoại đạo là “Dã Hồ Thiền” (theo Tứ Gia Huyền Lục, có một cụ già đến nghe Bách Trượng Đại Trí thuyết pháp. Cụ già nói: xưa tôi là Tăng trụ trì ở núi nầy, có người đến hỏi, là một nhà đại tu hành nhân gian thì có còn rơi vào vòng nhân quả nữa không? Tôi nói: Không rơi vào vòng nhân quả nữa. Thế là tôi phải đọa làm thân dã hồ. Xin Hòa Thượng cho một lời chuyển ngữ. Bách Trượng nói: Cụ cứ hỏi tiếp đi. Cụ già lại hỏi thêm. Cuối cùng sư nói: Cụ già đã hiểu được lẽ nhân quả rồi đấy. Cụ già chợt tỉnh ngộ nói: nay thoát kiếp dã hồ. Xin nhờ đại sư chiều lại ghé qua sau núi cho hỏa táng theo lệ vong Tăng. Chiều lại Bách Trượng đi vòng sau núi, quả nhiên thấy trong hang có một xác dã hồ, ngài bèn cho mang về chùa hỏa táng theo lệ vong Tăng cho nó thoát kiếp).  
5) Dòng Thiền Truyền Thừa: Handed-down tradition—Ý tưởng về dòng truyền thừa chủ yếu đặt vào Tăng đoàn: sự ưu thế của mối quan hệ thầy-trò hỗ trợ cho sự thiếu vắng quyền lực trung ương bằng cách chuyển đổi gánh nặng này qua quyền hạnh ở mức độ cá nhân. Dòng truyền thừa nói đến sự truyền thừa không gián đoạn từ thời Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Những vị thầy này là nền tảng thật sự của truyền thống giáo pháp và thực hành Phật giáo. Sự truyền thừa này cũng bảo đảm thông điệp nguyên thủy của Đức Phật được lưu truyền không bị bóp méo. Khi nói đến dòng truyền thừa người ta thường nghĩ đến dòng Thiền bắt đầu từ sự truyền Tâm Ấn từ Đức Phật đến Tổ Ma Ha Ca Diếp. Việc thay thế vị Tổ trước làm Tổ đời sau trong Phật giáo, thường là được Tổ trước chính thức thừa nhận như người kế thừa, đặc biệt là Thiền Tông. Sau khi Đức Phật nhập diệt, ngài Ma Ha Ca Diếp là vị Tổ Thiền Phật Giáo đầu tiên tại Ấn Độ. Theo truyền thống Thiền Tông được truyền sang từ Ấn Độ sang Trung Quốc, để trở thành Tổ, vị nầy phải nhận y bát từ vị Tổ trước. Trong khoảng hơn 1.000 năm, có 28 vị Tổ ở Ấn Độ, mỗi vị có trách nhiêm tu tập và duy trì Chánh pháp của Phật. Cuối cùng, vị Tổ thứ 28 sang Trung Quốc và trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trung Hoa. Tổng cộng Thiền Tông có 33 vị Tổ. Sau Lục Tổ Huệ Năng thì sự truyền thừa nầy chấm dứt. Vì thế Lục Tổ không truyền y bát cho những vị kế thừa nữa—The idea of the lineage is central to the Sangha: the dominance of the master-pupil relationship compensates for the absence of a central power by shifting the burden of authority to the personal level. Lineage refers to the unbroken chains of transmission stretching back to the Sakyamuni Buddha. These masters are the real foundation of the living tradition of Buddhist teaching and practice. This also ensures the Buddha’s original message is preserved undistorted and in its essentials. When talking about “Lineage” people always think about the Zen Lineage which began with the transmission of the Mind Seal from the Buddha to the First Patriarch Mahakasyapa. To take over the Patriarch position by having the former Patriarch formally recognize the person as the successor, especially the Zen tradition. After the Buddha entered Maha-Nirvana, the first Patriarch of Buddhism was one of the Buddha great disciples, Maha Kasyapa. According to this Zen tradition, in order to become a Patriarch, the highest virtuous Buddhist Master must receive the Buddha’s 'patra bowl,' the bowl which the Buddha used to receive food offering, and ‘robe’ from the Patriarch before him. Thus, for over 1,000 years, there were twenty-eight Indian Patriarchs, each having the responsibility to practice and to uphold the proper Dharma of Buddha. Eventually the twenty-eighth Patriarch named Bodhidharma came to China and also became the first of Six Patriarchs of Zen Buddhism in China. Overall, there were 33 official Patriarchs in Zen Buddhism. After the Sixth Patriarch, Hui-Neng, this tradition of formally passing on Patriarchy was discontinued. Thus Hui Neng did not pass down the Buddha’s patra bowl and robe to his highest and most deserving disciples. 
6) Duyên Chân Như Thiền: Tathatalambanam (skt)—Dhyana on Suchness—Đây là thiền định dựa vào như như, thiền định thứ ba trong tứ thiền định được mô tả trong Kinh Lăng Già. Đối tượng của sự tu tập là thể chứng cái như như của chân lý bằng cách giữ các tư tưởng vượt lên trên cái nhị biên của hữu và phi hữu, và cũng vượt lên trên hai ý niệm về vô ngã—This is the dhyana depending upon suchness. This is the third of the four Dhyanas described in The Lankavatara Sura. The object of the discipline is to realize the suchness of truth by keeping thoughts above the dualism of being and non-being and also aboe the twofold notion of egolessness. 
7) Thiền Duyệt: Delight of Meditation—Nếu thực tập thiền, bạn phải có an lạc ngay lúc bạn ngồi. Nếu không như vậy, chắc chắn là lối tu tập thiền của bạn đã có trục trặc. Nếu bạn không tìm được an lạc ngay trong lúc này thì bạn nên nhớ rằng quá khứ đã qua, không cách chi bạn có thể níu kéo nó lại; với đà này tương lai rồi cũng sẽ trôi qua như dòng nước trôi qua, không cách chi bạn sống được với tương lai một khi nó thành hiện tại. Nếu bạn không tìm được an lạc ngay trong lúc này, bạn sẽ không tìm được an lạc ở bất cứ lúc nào khác. Đừng đuổi theo tư tưởng của bạn như bóng với hình, đừng chạy theo tư tưởng nữa bạn ơi! Hãy quay về sống với an lạc ngay trong giờ phút hiện tại này—If you practice meditation in a right way, you should be able to find joy and peace in the very moment of sitting. If not, then there is something wrong with your meditation. If you cannot find joy and peace in the very moments of sitting, then the past had gone, in no way you can pull it back; the future itself will only flow by as a river flows by, you will not be able to hold it back, you will be incapable of living the future when it has become the present. Joy and peace are the joy and peace possible in this very moment of sitting. If you cannot find it here, you won’t find it anywhere else. Don’t chase after your thoughts as a shadow follows its object. Don’t run after your thoughts. Find joy and peace in this very moment.  
8) Thiền Định: Samadhi (skt & p)—Meditative absorption—Định có nghĩa là trạng thái thiền định tập trung vào chỉ một vật. Kinh điển Thiền Phật giáo diễn tả về một chuỗi những trạng thái, mỗi trạng thái đạt được do thực tập trong tu tập được đặt ra nhằm dẫn tới sự giác ngộ. Kỳ thật, định tự nó không phải là cứu cánh trong tu tập, nhưng người ta tin rằng định dẫn tới sự phát triển trí huệ hay những phẩm chất cao đẹp—Meditative absorption means a state of meditative concentration on a single object. Buddhist meditation literature describes a series of such states, each of which is attained through cultivation of practices designed to lead to its actualization. Actually, meditative absorptions are cultivated not as aims in themselves, but meditative absorptions are believed to lead to the development of wisdom or good qualities.  
9) Đốn Ngộ Nhất Thời trong Thiền: Momentary enlightenment—Momentariness—Sự Chứng ngộ diễn ra một cách đường đột; và đó là một kinh nghiệm trong nhất thời. Một trong tám đặc tánh của giác ngộ trong Thiền. Thực sự, không phải là đường đột và nhất thời, thì không phải là ngộ. Đốn là đặc điểm của dòng Thiền Huệ Năng, kể từ khởi nguyên của nó vào cuối thế kỷ thứ bảy. Đối thủ của Ngài là Thần Tú, nhấn mạnh trên sự khai triển tuần tự của tâm thức. Như vậy các đồ đệ của Huệ Năng hiển nhiên là những người tích cực chủ trương giáo lý đốn ngộ. Kinh nghiệm đốn ngộ nầy mở ra một nhãn giới hoàn toàn mới mẻ ngay trong một khoảnh khắc (ekamuhurtena) và toàn thể đời sống  bấy giờ được đánh giá từ một quan điểm mới mẻ hẳn—Enlightenment comes upon one abruptly and is a momentary experience. In fact, if it is not abrupt and momentary, it is not enlightenment. One of the eight chief characteristics of ‘satori.’ In Zen. This abruptness is what characterizes the Hui-Neng school of Zen ever since its proclamation late in the seventh century. His opponent Shen-Hsiu was insistent on a gradual unfoldment of Zen consciousness. Hui-Neng’s followers were thus distinguished as strong upholders of the doctrine of abruptness. This abrupt experience of enlightenment, then, opens up in one moment (ekamuhurtena) an altogehter new vista, and the whole existence appraised from quite a new angle of observation. 
10) Thiền Đường: Zendo (jap)—Meditation hall—Thiền đường là một căn phòng căn nhà lớn trong tự viện hay thiền viện, là nơi thực tập thiền. Tại các chùa nhỏ, người ta dùng chánh điện làm thiền đường, tuy nhiên, tại các chùa lớn, thường Thiền Đường là một kiến trúc biệt lập chỉ để thực hành tọa thiền, chứ không có các nghi lễ khác—Buddhist meditation hall (center). Buddhist temple or Zen hall (room) or meditation hall of the Ch’an sect, a place in which meditation is practiced. In small temple, people use the Main Hall as meditation hall; however, in large temples, meditation hall is a separate structure, where only meditation is practiced without any other ceremonies 
11) Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma: Buddhas come, slay the Buddha – Demons come, slay the demons—Thật ra, đây chỉ là lời khuyên chúng ta không nên quá câu chấp vào cảnh giới trong lúc tu tập thiền định. Thấy Phật đến mà không tiếp nhận hình ảnh nầy, huống chi là thấy ma. Tuy rằng trong nhiều trường hợp các cảnh giới đó là những dấu hiệu báo trước những mức độ thành tựu của chúng ta, chúng ta không nên tin vào—In fact, this is a good advice that we should not become attached to states that we experience. If the Buddhas appear, do not go out to receive him; how much less should we welcome a demon. Although such states are occasionally indicating our levels of realization, do not believe in what we experience. We should believe in our own practice and cultivation. We know the length of time that we have been practicing. We also believe in not argue, not being greedy, not seeking for anything, not being selfish, not being self-indulgent, and not deceiving anyone. This is the firm belief of a sincere Buddhist.  
12) Thiền Hà: Meditation-river.  
a) Thiền định được ví như dòng sông Thiền dập tắt lửa tâm: The dhyana river, i.e. the mystic trance like a river extinguishes the fires of the mind. 
b) Sông Ni Liên Thiền chảy ngang qua Bồ Đề Đạo Tràng: The river Nairanjana (Niladyan), which flows past Gaya.  
13) Thiền Hành: Meditation-methods—Hành pháp tọa thiền hay hành nghi của thiền gia—The methods employed in meditation; the practices, or disciplines, of the Ch’an school.  
14) Thiền Hòa: Meditation-associates—Fellow monks—Thiền Hòa Giả—Thiền Hòa Tử—Bạn đồng tu thiền (lời xưng hô thân tình đạo vị).  
15) Thiền Huệ: Dhyana and wisdom—Thiền dịnh và trí huệ (y vào hai món nầy thì có thể nhiếp hết thảy các hành chứng)—The mystic trance and wisdom.  
16) Thiền Không sản sanh ra tư tưởng mê mờ: Ichinen-fusho (jap)—No deluded thought arises—“Ichinen-fusho” là một thuật ngữ Thiền của Nhật Bản, có nghĩa là “không sản sanh ra tư tưởng.” Trong Thiền, từ ngữ này có nghĩa là trình độ ý thức mà một người đạt tới khi đã loại trừ hết những ảo tưởng, những khái niệm, hay những cảm thọ mê mờ, đó là trình độ ý thức của một vị Phật, chỉ có thể đạt được do tu tập thiền định. Đây là hình thức thiền định thuần túy nhất—“Ichinen-fusho” is a Japanese term for “a thought not arising.” In Zen, it is said that a state of mind of a person in whom no deluded thought arises is that of a Buddha. “Ichinen-fusho” refers to this state of consciousness free of all deluded thoughts, concepts, feelings and perceptions, which is reached through the practice of meditation. This is the purest form of meditation.  
17) Ma túy và thiền tập: Drugs and meditation practices—Những người trẻ dùng các chất ma túy với lòng tin rằng đó là những giải đáp cho sự phiền muộn của họ; tuy nhiên, họ đã lầm, ma túy không bao giờ giúp họ giải quyết những vấn đề. Ngược lại, chúng làm cho tình trạng càng tệ hại hơn. Ma túy có thể làm dịu những phiền muộn trong tâm trong giây lát, nhưng không bao giờ giải quyết được các phiền muộn ấy. Ma túy không bao giờ thay thế được cho pháp hành thiền chân chánh trong việc làm cho nội tâm vắng lặng. Kỳ thật ma túy chỉ làm suy giảm tâm lực chứ không làm tăng. Đó là tại sao mà trong những năm gần đây, hầu hết giới trẻ đã quay về với thiền tập—Young people who smoke narcotic drugs in the belief that these drugs have the answer to their mental frustration; however, they are mistaken, drugs never help solve their problems. In the contrary, they worsen the situation. Narcotic drugs can calm down your mental frustration for a short moment, but they can never solve it. Drugs are no substitute for true meditation in search for a quiet mind. In reality, drugs weaken the mind rather than strengthening it. That’s why in recent years most of the young people are turning to meditative discipline. 
18) Thiền một từ: Ichiji-Zen (jap)—One-word Zen—“Ichiji-Zen” là thuật ngữ nhà Thiền của Nhật Bản có nghĩa là “Thiền một từ.” Đây là loại thiền tập suy tưởng bằng cách xem một từ ngữ nói ra của thiền sư như là một công án. Thiền sư Trung quốc Vân Môn Văn Yển rất nổi tiếng  về những công án “Thiền một từ”  của mình trong truyền thống nhà Thiền—“Ichiji-Zen” is a Japanese Zen term for “one-word Zen”. This is a meditation practice in which a single word of a master is taken as a koan. Chinese Zen master Yun-Men-Wen-Yen was famous in Zen tradition for his “one-word Zen” koans.  
19) Thiền Na: Meditation is quiet thought—Thiền Na là sự tịnh lự—Làm vắng lặng dòng suy tưởng. Thiền Na là Ba La Mật thứ năm trong lục độ Ba La Mật (thực tập thiền na để được trí huệ Bát Nhã), trong đó tất cả mọi biện biệt giữa chủ thể và đối tượng, giữa thật và giả, đều bị xóa bỏ—Quiet thought—Quiet meditation—The fifth paramita (to practice dhyana to obtain real wisdom or prajna). In dhyana all dualistic distinctions like subject, object, true, false are eliminated.  
20) Ngôn ngữ văn tự trong Thiền: Desanapatha (skt)—Languages and writings—Giáo lý, sự tụng đọc và chuyện kể, vân vân. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nhấn mạnh vào sự đạt tự nội cái chân lý mà hết thảy các Đức Như Lai trong quá khứ, hiện tại và vị lai thể chứng, chứ không phải là ngữ ngôn văn tự. Cảnh giới của Như Lai tạng vốn là A Lại Da Thức thì thuộc về chư Bồ Tát Ma Ha Tát theo đuổi chân lý chứ không thuộc các triết gia chấp vào văn tự, học hành và suy diễn suông—Teaching, recitation, and stories, etc. In the Lankavatara Sutra, the Buddha emphasized the inner attainment of the truth, not the teaching realized by all the Tathagatas of the past, present, and future. The realm of the Tathagatagarbha which is the Alayavijnana belongs  to those Bodhisattva-Mahasattvas who follow the course of truth and not to those philosophers who cling to the letter, learning, and mere discourse.  
21) Pháp môn Thiền: Methods of mysticism—Pháp môn Thiền hay tông chỉ nhà Thiền được tìm thấy trong Như Lai Thiền trong các kinh điển, và Tổ Sư Thiền hay Đạt Ma Thiền được Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc  (phép thiền mầu nhiệm được truyền cho nhau bằng tâm ý giữa các vị tổ sư)—Methods of mysticism  as found in the dhyanas records in the sutras (Tathagata-dhyanas) and traditional dhyana, or the intuitional method brought to China by Bodhidharma.  
22) Pháp tử trong dòng Thiền: Hassu (jap)—“Hassu” là từ ngữ Nhật Bản dùng để chỉ “Pháp tử” (người kế thừa Pháp), hay “vị kế thừa tâm linh của một Thiền sư được công nhận.” Một vị như vậy trước hết phải được công nhận là đã đạt được giác ngộ. Sự truyền thừa này rất quan trọng trong nhà Thiền, nó được xem như là sự duy trì “tâm truyền tâm,” không dính líu gì tới giáo lý hay kinh điển (giáo ngoại biệt truyền). Sự ban truyền ngôi vị Pháp tử này là việc chứng nhận vị thiền sinh đã hoàn toàn nắm bắt được hết phần tinh túy của giáo pháp và đã có được đầy đủ khả năng truyền giáo pháp ấy lại cho người khác. Người đắc pháp phải là một môn đệ nhà Thiền đã đạt đến cùng một mức độ giác ngộ như Thầy và đã được Thầy cho phép thực hiện việc truyền bá giáo lý của Thầy. Người đắc pháp có thể là một cư sĩ dù nam hay nữ. Luc Tổ Huệ Năng cũng là một cư sĩ khi ông nhận ấn chứng từ Ngũõ Tổ (Hoàng Nhẫn)—“Hassu” is a Japanese term for “dharma-successor,” or “recognized spiritual successor of a Zen master.” Such a person must first receive Inka-Shomei, official recognition of having attained awakening  (Kensho or Satori). This designation is important in Zen, which sees itself as maintaining a mind-to-mind transmission that is indenpendent of doctrines and scriptures. The conferral of succession is a certification that the student has fully grasped the essence of the teaching and is thus empowered to pass it on to others. A Dharma Successor is a Zen disciple who has reached the same degree of enlightenment as his master and been given permission to carry on his line of teaching. A Dharma-Sucessor may be a layman or laywoman. Hui-Neng, the Sixth Patriarch, was a layman when he received the seal of transmission from the Fifth Patriarch.  
23) Thiền Phi suy tưởng: Hishiryo (jap)—“Hishiryo” là thuật ngữ Nhật Bản dùng để chỉ “phi suy tưởng” (không có suy tưởng). Thuật ngữ quan trọng đặc biệt trong tư tưởng của Thiền sư Đạo Nguyên, nhằm chỉ trạng thái tâm không còn luyến chấp vào tư tưởng nữa, mà để cho dòng tư tưởng trôi chảy một cách tự do. Người ta nói đây là phương pháp của thức không có khái niệm trong giai đoạn “tiền phản chiếu,” trong đó hành giả mở ra một dãy chứng nghiệm đầy đủ, chứ không lựa chọn những tư tưởng nhất định nào đó để tập trung vào—“Hishiryo” is a Japanese term for “without thinking.” A term that is particularly important in the thought of Dogen Zenji, which refers to a state of mind in which one no longer clings to thoughts, but rather allows them to flow freely . It is said to be a pre-refletive (tiền phản chiếu) and non-conceptual mode of consciousness, in which one is open to the full range of experience, without selecting out certain thoughts and focusing on them. 
24) Thiền Quyền: Musti (skt)—Meditation fist—Dấu hiệu của thiền định được tượng trưng bởi nắm tay trái, tay phải tượng trưng cho trí tuệ (Tượng Đức Phật Thích Ca có hai vị hộ pháp, bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho thiền định, bên phải là Bồ Tát Văn Thù tượng trưng cho trí huệ)—The meditation fist, the sign of meditation shown by the left fist, the right indicating wisdom.  
25) Rào cản bằng chỉ một từ ngữ: Ichiji-Kan (jap)—One-word barrier—“ Ichiji-Kan” là thuật ngữ Thiền của Nhật Bản có nghĩa là “Rào cản bằng chỉ một từ ngữ.” Đây là loại công án chỉ với một từ ngữ. Những thoại đầu một chữ nổi tiếng là chữ “Vô” của Thiền sư Triệu Châu Tòng Thẩm và chữ “Thôi” của Vân Môn Văn Yển—“ Ichiji-Kan” is a Japanese Zen term for “one-word barrier.” This is a koan with just “one-word.” The famous koans of “one-word” are “Wu” of Zhao-Chou Ts’ung-Shen and “Stop” of Yun Men Wen Yen.  
26) Thiền Sư: Zenji (jap)—Zen master.  
a) Một vị Thầy dạy Thiền nói chung: A master, or teacher, of meditation, or of the Ch’an school in general.  
b) Một vị Thầy đã chứng ngộ và dạy thiền: A Zen master who has already attained self-realization or enlightenment. He was allowed to teach Zen to his disciples. 
c) Bậc Thầy Thiền vĩ đại hay danh tiếng. Danh hiệu nầy thường được phong tặng sau khi vị thầy đã viên tịch, mặc dù một vài bậc thầy đã đạt được danh hiệu nầy ngay trong lúc còn sống: A great or renowned Zen master. The title is usually conferred posthumously, though some masters have achieved this distinction during their life time. 
27) Sự Thiền: Meditation on phenomena—Hữu lậu định hay thiền định tập trung tư tưởng vào hiện tượng—The dhyana of or concentration on phenomena.  
28) Tham vấn Thiền: Interview—Trong kỳ ẩn tu, hành giả nên tham vấn thường xuyên chừng nào tốt chừng ấy, lý tưởng nhất là mỗi ngày. Sau khi hành giả trình bày những kinh nghiệm của mình, vị thầy có thể hỏi những câu hỏi liên quan đến những chi tiết trước khi phê phán hay chỉ giáo. Tiến trình tham vấn hoàn toàn đơn giản. Hành giả phải thông đạt những cốt lõi về tu tập tập của mình trong vòng 10 phút. Phải tự báo cáo về những gì xảy ra cho chính mình trong lúc thiền tập. Trước hết hành giả phải báo cáo trong vòng 24 giờ qua mình đã tọa thiền và kinh hành bao nhiêu giờ. Nếu hành giả thực tâm về việc này, thì việc tham vấn sẽ biểu lộ thật sự về việc tu tập của mình. Kế đến là diễn tả về tọa thiền. Không cần phải diễn tả chi tiết về thiền tọa. Nếu những lần tọa thiền giống nhau, hành giả chỉ cần phối hợp những yếu tố chính. Hành giả phải cố gắng dùng những chi tiết rõ ràng nhất ghi nhận được trong các buổi tọa thiền. Bắt đầu diễn tả đề mục thiền tập chính, sự phồng xệp của bụng, rồi thêm vào những đề mục khác của lục nhập. Sau khi diễn tả thiền tọa, thì đi vào kinh hành. Hành giả chỉ nên diễn tả kinh nghiệm trực tiếp liên hệ tới những chuyển động khi đi kinh hành, chứ không nên bao gồm một dọc những đề mục như đã được báo cáo trong tọa thiền. Hành giả phải cố gắng diễn tả những kinh nghiệm mà mình có được trong từng chuyển động: dở chân lên, đưa chân tới, và đặt chân xuống đất trong khi đi kinh hành—During an intense meditation retreat, personal interviews are held as often as possible, ideally every day. After the practitioner presents his or her experiences, the teacher may ask questions relating to particular details before giving comments or instructions. The interview process is quite simple. Practitioner should be able to communicate the essence of his or her practice in about ten minutes. Consider that he or she is reporting on his or her report onto him or herself, which is what meditation actually is. First, practitioners should report how many hours of sitting he or she did and how many of walking in the most recent twenty-four hours period. If he or she is quite truthful and honest about this, it will show the sincerity of his or her practice. Next, describe sitting practice. It is not necessary to describe each sitting in detail. If sittings are similar, he or she may combine their traits together in a general report. Try using details from the clearest sitting or sittings. Begin description with the primary object of meditation, the rise and fall of the abdomen, then add other objects that arose at any of the six sense doors. After describing the sitting, go into the walking practice. Practitioners should only describe experiences directly connected with walking movements, do not include a range of objects as reported in a sitting. Practitioners should try to describe experiences they had in each movement: lifting the foot, moving and placing in walking meditation.  
29) Thế Giới phương Tây với Thiền tập—Westerners and Buddhist meditation: Trong những thập niên gần đây, hầu hết người phương Tây, đặc biệt là giới trẻ, ngày càng hứng thú nhiều với thiền tập Phật giáo vì thiền tập có thể mang đến cho họ những giải quyết tốt đẹp hơn cho những vấn đề hiện tại của họ. Thật tình mà nói, phương pháp an tâm qua thiền tập theo Phật giáo mới có thể là một phương thức chữa trị nhanh chóng cảm giác bất an và những rối loạn khác trong thế giới vật chất vì chỉ có thiền tập mới có thể mang lại cho bạn sự an lạc và tỉnh lặng thật sự mà bạn đang tìm cầu—In recent decades, most Westerners, especially the youth, are so much interested in Buddhist meditation because it can give them a better solution to their current problems. In fact, only the method of calming your own mind through Buddhist meditation can be a quick remedy for the feeling of restlessness and other turmoil of the materialistic world because only Buddhist meditation can give you the real peace and tranquility you are looking for. 
30) Thử Thế Tha Thế Lạc Thiền: Thiền về cách mang lại an lạc cho mọi người trong đời nầy và đời sau—Meditation on the way to bring joy to all people. Meditation on the way to bring joy to all people both in this life and hereafter. 
31) Thiền Thanh Tịnh Tịnh: Meditation on perfect purity—Thiền về thanh tịnh nhằm chấm dứt ảo giác và phiền não để đạt được đại giác—Meditation on perfect purity in the termination of all delusion and distress and the obataining of perfect enlightenment. 
32) Tiếng Hét Thiền: Katsu (jap)—“Katsu” là từ ngữ Nhật Bản dùng để chỉ “một tiếng hét.” Tiếng hét thường được dùng bởi các thiền sư để làm giựt mình thiền sinh và đưa họ thẳng tới chỗ đại ngộ. Theo truyền thống, tiếng hét được Mã Tổ Đạo Nhất dùng trước tiên. Tiếng hét xãy ra khi Mã Tổ “ngộ” thiền. Tiếng hét chủ yếu chỉ liên hệ với tông Lâm Tế, một tông phái nổi tiếng về phương pháp trực diện và đốn ngộ, gồm những cú đập bằng tích trượng. Người ta tin rằng một thiền sư đã chứng ngộ có thể nhận biết học trò của mình có đến gần với “ngộ” và việc vén lên bức màn vô minh có thể quét đi một cách nhanh chóng bằng phương cách khéo léo này—“Katsu” is a Japanese term for “shout.” The shout often used by Zen masters to shock their students into direct experience of reality (Kensho or Satori). According to the tradition, it was first used by Ma-Tsu Tao-I (Baso Doitsu—jap). This happened at the illumination of Ma-Tsu himself. It is mainly associated with Rinzai, a tradition that is famous for its abrupt and confrontational methods, which also include blows with sticks. It is believed that an awakened master is able to perceive that a student is close to “kensho” and that the veils of ignorance can be wiped away quickly with the skillful use of such techniques.  
33) Thiền Tịnh Bất Nhị: Thiền và Tịnh độ không hai—Zen and Pure Land have always been non-dual—Nếu liễu ngộ thì liễu ngộ cả hai; ví bằng mê mờ thì mê mờ cả hai, vì dù thiền hay tịnh độ cũng đều quy tâm, ngoài tâm không pháp—If we thoroughly understand one, we thoroughly understand both. If we fail to understand one, we will fail on both, Zen or Pure Land focus on “Mind.” There are no dharmas outside the mind.  
34) Thiền Trấn: Meditation warden—Một miếng gỗ dùng để gõ đầu vị sư ngủ gục trong lúc hành thiền—A piece of wood so hung as to strike the monk’s head when he nodded in sleep.  
35) Thiền Trượng: Kyosaku (jap)—Gậy đánh thức Thiền sinh—“Kyosaku” là từ ngữ Nhật Bản dùng để chỉ “cây gậy đánh thức,” hay là một cây gậy thẳng dài khoảng một thước, được dùng trong các Thiện viện nhằm giúp đỡ các thiền sinh duy trì tỉnh thức trong các buổi tọa thiền. Mặc dầu gậy thường được đánh mạnh trên lưng của thiền sinh ngủ gục và ngã qua ngã lại, nhưng không được coi như là hình phạt. Một vị giám thiền đi vòng quanh kiểm soát phòng thiền nhìn thấy các thiền sinh hơi ngã tới trước, cho thấy sự chú ý của họ bị dong ruổi, ông ta bèn vỗ nhẹ một cái lên vai, sau đó mà thiền sinh ấy vẫn còn ngã ra phía trước nữa thì vị giám thiền sẽ đánh ba cái thật nhanh lên lưng—“Kyosaku” is a Japanese term for “a wake-up stick,” or a flat stick about one meter in length, used in Zen monasteries to help students maintain alertness during periods of sitting meditation (Zazen). Although the stick is commonly applied vigorously to the backs of students who drift off, it is not conceived as punishment, but rather as an aid to concentration. A monitor who patrols the meditation room looks for students who lean  slightly forward, indicating that their attention  is wandering, and he taps (vỗ nhẹ) them on the shoulder, after which they bend forward and are given three sharp raps (đánh lẹ) on the back.  
36) Thiền vắng lặng: Samatha bhavana (p)—Hành thiền theo bốn mươi đề mục nhằm mục đích đạt được tâm vắng lặng. Sự bình an do chế ngự được một số phiền não và chướng ngại—Meditation on tranquility, a method of contemplation on forty objects to acquire the mind of tranquility. 
37) Thiền Vị: Meditation flavor—Zen flavor—Mùi vị của Thiền khi nhập vào thiền định, thân tâm có cảm giác mùi vị tuyệt vời, nhẹ nhàng khoan khoái, tịch tĩnh—The mysterious taste or sensation experienced by one who enter abstract meditation.  
38) Vị trí của Thiền trong Phật giáo—Role of Meditation in Buddhism: Trong Phật giáo, thiền chiếm một vị trí tối quan trọng, vì chính nhờ thực hành thiền mà chúng ta đạt được sự an ổn và giác ngộ. Những mô tả về thiền được ghi chép trong các kinh Phật cổ xưa không nhiều thì ít đều y cứ vào những phương pháp mà Đức Phật đã xử dụng để chứng đạt sự giác ngộ và Niết Bàn của Ngài, cũng như dựa vào kinh nghiệm riêng của Ngài về sự phát triển tinh thần—In Buddhism, meditation occupies the most important role, for it is in and through meditation one can attain enlightenment and supreme security from bondage. Expositions of meditation as it is handed down in the early Buddhist writings are more or less based on the methods used by the Buddha for his own attainment of enlightenment and Nirvana and his personal experience of mental development. 
39) Thiền Vô Ngã Tướng: Zen Without Mark of the Self. 
a) Thiền Vô Ngã: Zen and Impersonal Tone—Vô ngã là một trong tám đặc tánh của giác ngộ trong Thiền. Có lẽ khía cạnh đáng chú ý nhất của kinh nghiệm Thiền là ở chỗ nó không có dấu vết nhân ngã. Trong sự chứng ngộ của Phật giáo, không hề có chút dính dáng với những quan hệ và xúc cảm cá nhân bằng những từ ngữ thông diễn dựa trên một hệ thống hữu hạn của tư tưởng; thực tình, chẳng liên quan gì với chính kinh nghiệm. Dù ở đâu đi nữa, thì sự chứng ngộ hoàn toàn mang tính cách vô ngã, hay đúng hơn, trí năng tối thượng. Không những sựï chứng ngộ chỉ là một biến cố bình thường, nhạt nhẽo, mà cái cơ duyên kích phát như cũng vô vị và thiếu hẳn cảm giác siêu nhiên. Sự chứng ngộ được kinh nghiệm ngay trong mọi biến cố bình sinh. Nó không xuất hiện như một hiện tượng phi thường mà người ta thấy ghi chép trong các tác phẩm thần bí của Thiên Chúa giáo. Khi sự bùng vỡ của tâm trí bạn đã đến lúc chín mùi, người ta nắm tay bạn, vổ vai bạn, mang cho một chén trà, gây một chú ý tầm thường nhất, hay đọc một đoạn kinh, một bài thơ, bạn chứng ngộ tức khắc. Ở đây chẳng có tiếng gọi của Thánh linh, chẳng có sự sung mãn của Thánh sủng, chẳng có ánh sáng vinh danh nào hết. Và ở đây chẳng chút sắc màu lộng lẫy; tất cả đều xám xịt, không một chút ấn tượng, không một chút quyến rũ—One of the eight chief characteristics of ‘satori.’ In Zen. Perhaps the most remarkable aspect of the Zen experience is that it has no personal note in it as is observable in Christian mystic experiences. There is no reference whatever in Buddhist satori to such personal feelings. We may say that all the terms are interpretations based on a definite system of thought and really have nothing to do with the experience itself. In anywhere satori has remained thoroughly impersonal, or rather highly intellectual. Not only satori itself is such a prosaic and non-glorious event, but the occasion that inspires it also seems to be unromantic and altogether lacking in super-sensuality. Satori is experienced in connection with any ordinary occurrence in one’s daily life. It does not appear to be an extraordinary phenomenon as is recorded in Christian books of mysticism. Sometimes takes hold of you, or slaps you, or brings you a cup of tea, or makes some most commonplace remark, or recites some passage from a sutra or from a book of poetry, and when your mind is ripe for its outburst, you come at once to satori.  There is no voice of the Holy Ghost, no plentitude of Divine Grace, no glorification of any sort. Here is nothing painted in high colors, all is grey and extremely unobstrusive and unattractive—See Tám Đặc Điểm Chính Của Ngộ (Eight chief characteristics of ‘satori’ In Zen) in Chapter 117 (L).  
b)  Thiền Vô Ngã Tướng: Zen without Mark of the Self—Trong thiền tập, trước tiên bạn hãy rũ bỏ ngã tướng. Nếu có ngã tướng thì sẽ sinh ra đủ thứ chướng ngại, và bạn không thể đạt được một loại trí huệ nào cả. Một khi có ngã tướng thì tự mình sanh ra tâm ích kỷ, rồi sau đó sanh ra tâm tự lợi, tâm tìm cầu, tâm tham lam. Khi cầu không được, mà tham cũng không xong, thì lại sanh ra tâm tranh đấu, quyết tranh hơn tranh thua cùng người khác để quyết định mạnh yếu. Tham thiền tức là quét sạch hết những bụi vọng tưởng. Khi mình không còn vọng tưởng, ấy chính là nghĩa của câu “thời thời thường phất thức,” vì hành giả tu thiền không muốn cho tâm mình bám đầy bụi. Đây chính là Pháp môn “Quét sạch tất cả mọi pháp, xa rời tất cả tướng” hay Thiền Vô Ngã Tướng—In practices of meditation, first of all,  you cannot have the mark of self. If you have the mark of self, all kinds of obstacles will arise, and you will obtain no wisdom at all. Once there is a mark of self, selfish thoughts arise, followed by thoughts of seeking and greed. if you do not obtain what you seek and crave, contentious thoughts arise, and you will struggle with others to see who is stronger. The practice meditation means to diligently wipe the mirror of the mind or to clean it. Only when we are free of all random thoughts are we “diligently wiping it clean at all times.” We want to wipe it clean so it will not get dusty. This is the Dharma-door of “Sweeping away all dharmas, and separating from all marks.” 

(C) Những Đặc Điểm của Thiền 
Special characteristics of Meditation

(I) Thiền định là giữ cái tâm bình tĩnh và không dao động trong mọi hoàn cảnh—Meditation means to maintain a cool and un-agitated mind under all circumstances: Thông thường mà nói, thiền định có nghĩa là giữ cái tâm bình tĩnh và không dao động trong mọi hoàn cảnh. Nhưng thiền định cũng có nghĩa là sự thực hành cần thiết để đạt được mục đích ấy. Nói cách khác, nó chỉ sự quan sát hay tập trung tâm vào một đối tượng độc nhất khi ngồi yên lặng một mình. Vậy thì chúng ta nên tập trung vào điều gì? Đây là câu hỏi quan trọng, và quả thực điều này là điểm mà tôn giáo khác với triết lý hay đạo đức. Cho dù chúng ta có thể kiên trì tập trung vào một điều gì đó, chúng ta cũng không thể giải thoát một cách tuyệt đối khỏi khổ đau nếu chúng ta chỉ chú tâm vào đối tượng trực tiếp với một thái độ quy ngã. Thí dụ như chúng ta nỗ lực tư duy về một điều có tính chất vị kỷ như mong cầu không bị khó khăn rắc rối về công việc làm ăn hay mong cầu dược lành bệnh, thì rõ ràng chúng ta không thể có lúc nào được giải thoát khỏi lo âu vì tâm chúng ta lúc nào cũng bị dao động bởi công việc làm ăn và bệnh tật. Loại tập trung tâm thức này không phải là thiền định mà chỉ là sự đấu tranh với ảo tưởng mà thôi. Hồi tưởng lại về cách hành sử của chúng ta trong quá khứ mà tự phê phán về điều mà ta nghĩ là sai và quyết định sửa chữa nó là một loại thiền định. Chúng ta có thể gọi đó là thiền định theo quan điểm đạo đức. Đây là cách tu tập rất tốt, có lợi ích cho việc thăng tiến tính hạnh của chúng ta. Suy nghĩ sâu xa hơn như thế về một đề tài là thiền định mà không có ý niệm quy ngã. Dò sâu vào những vấn đề như sự thành hình của thế giới, lối sống của con người, và xã hội lý tưởng, đó là thiền định từ quan điểm triết học. Loại thiền định này cũng là một cách thực hành tốt nhằm giúp nâng cao tánh hạnh của mình, tạo thêm chiều sâu cho tư tưởng và lại làm lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chúng ta không thể đạt được trạng thái tâm thức bình an (Niết Bàn) thực sự qua các hình thức thiền định vừa kể. Sở dĩ như thế là vì chúng ta chỉ có thể đi xa tới mức mà tri thức con người cho phép tuy rằng chúng ta có thể tư duy nghiêm túc về chúng ta và tuy rằng chúng ta có thể dò sâu một cách triết lý vào con đường của thế giới và của đời người. Nếu chúng ta bảo rằng con người không thể tự dẫn dắt mình đến Niết Bàn dù cho con người tư duy về cách hành sử của mình, hối hận về cách hành sử sai trái và quyết định thực hành thiện hạnh, thì vấn đề sau đây cũng tự nhiên khởi lên: “Đành rằng khi suy nghĩ về đạo đức, xã hội và những quyết định thực hành thiện hạnh, thì vấn đề sau đây cũng sẽ tự nhiên khởi lên: “Hẳn là như thế khi suy nghĩ về đạo đức, xã hội và những quyết định dựa trên những suy nghĩ như vậy. Nhưng suy nghĩ về mình dưới ánh sáng của giáo lý của Đức Phật và quyết định phương hướng hành động của mình theo giáo lý ấy,  đó không phải là con đường đưa đến Niết Bàn hay sao?” Kỳ thật, đây là quá trình mà chúng ta phải theo để tiến tới Niết Bàn, nhưng cách thức để đạt được Niết Bàn không dễ dàng như thế. Nếu đó chỉ là vấn đề hiểu biết và kiểm soát cái tâm có ý thức nhưng hời hợt bên ngoài thì vấn đề sẽ tương đối đơn giản. Hầu hết mọi người chúng ta đều có thể kiểm soát tâm thức mình nhờ tu tập giáo lý nhà Phật. Nhưng con người cũng có một cái tâm mà con người không nhận biết được. Con người không nắm bắt được nó vì không hề có ý thức về nó. Con người không thể kiểm soát nó vì không thể nắm bắt nó được. Loại tâm này gọi là “A Lại Da” hay “Mạt Na” theo Phạn ngữ và tương ứng với tiềm thức theo thuật ngữ khoa học. Tất cả những gì mà người ta đã kinh nghiệm, suy nghĩ và cảm nhận trong quá khứ vẫn tồn tại trong chiều sâu của tiềm thức. Các nhà tâm lý học công nhận rằng tiềm thức không những chỉ gây ảnh hưởng lớn vào tính chất và chức năng tâm lý con người mà còn tạo ra nhiều rối loạn khác nhau. Vì nó thường ở bên ngoài tầm của ta nên chúng ta không thể kiểm soát tiềm thức chỉ bằng cách tư duy và thiền định suông được—Ordinarily speaking, meditation means to maintain a cool and un-agitated mind under all circumstances. But it also means the practice necessary in order to attain this result. In other words, it indicates the idea of contemplation, or concentration of the mind on a single object while sitting quietly alone. On what should we concentrate? That is the important question. And this indeed is the poit at which religion differs from philosophy and morality. However hard we may concentrate on something, we cannot become absolutely free from our sufferings as long as we are absorbed only in immediate phenomena with a self-centered attitude. For example, we devote ourselves to thinking of such a selfish matter as wishing to be rid of uneasiness and irritation concerning the management of our business, or wishing to recover from illness, it is obvious that we cannot be freed from such trouble for a moment, because our mind is swayed by our business or our illness. This kind of mental absorption is not meditation but a mere struggling with illusion. To reflect our past conduct, criticizing ourselves for what we think to be wrong and determining to correct it, is a kind of meditation from a moral point of view. This is a very fine practice that is useful for improving our character. To think still more deeply than this about a subject is meditation without a self-centered idea. To probe deeply into such matters as the formation of the world, the way of human life, and the ideal society, this is meditation from the philosophical point of view. This kind of meditation is also a fine practice that enhances our character, adding depth to our ideas and in turn benefiting society. However, regrettably, we cannot obtain a true state of mental peace or Nirvana through the forms of meditation mentioned above. This is because we can go only as far as the range of human knowledge permits, however sternly we may reflect on ourselves and however deeply we may probe philosophically into the ideal way of the world and human life. If we say that man cannot lead himself to Nirvana even though he reflects on his conduct, repents of wrong conduct, and determines to practice good conduct, the following questions will naturally arise: “That must be so when reflecting on morality and society and making resolutions on basis of that reflection. But is it not the way to Nirvana on oneself in the light of the Buddha’s teachings and to determine one’s actions according to them?” Indeed, this is one process by which we progress toward Nirvana, but the way to attain Nirvana is not as easy as that. If it were only a matter of understanding and controlling one’s superficial, conscious mind, the problem would be relatively simple. Most people can control their conscious mind by means of the Buddha’s teachings through practice of religious disciplines. But man also has a mind of which he is not aware. He cannot grasp it because he is unconscious of it. He cannot control it because of being unable to grasp it. This kind of mind is called “alaya” or “Manas” in Sanskrit and corresponds to the subconscious mind in scientific terminology. All that one has experienced, thought, and felt in past remains in the depth of one’s subconscious mind. Psychologists recognize that the subconscious mind not only exerts a great influence on the man’s character and his mental functions but even causes various disorders. Because it is normally beyond our reach, we cannot control the subconscious mind by mere reflection and meditation. In fact, karma contributes a considerable problem to current practice of meditation.

(II) Thiền quán là cách chắc chắn nhất để kiểm soát và tịnh tâm—Rapture, the surest way to mind-control and purification: Bạn nên kiểm soát thân tâm mọi lúc, chứ không chỉ lúc ngồi thiền. Lúc nào thân tâm chúng ta cũng phải thanh tịnh và tỉnh thức. Thiền là chấm dứt vọng niệm; tuy nhiên, nếu bạn không có khả năng chấm dứt vọng niệm thì bạn nên cố gắng tập trung tâm của bạn vào một tư tưởng hay một đối tượng quán tưởng mà thôi. Điều này có nghĩa là bạn nên biết bạn đang nghĩ gì hay đang làm gì trong những giây phút hiện tại này. Trong thiền không có lòng ham muốn, dù chỉ là ham muốn cái “định”, vì một khi đã có ham muốn thì sẽ có sự phấn đấu hay sự thôi thúc để thành đạt, và đây chính là ý niệm về một cái tâm bị điều kiện hóa. Khi bạn có khả năng quan sát và biết rõ chính bạn, ấy là bạn đang thực tập thiền quán. Khi bạn biết con đường bạn đi, bạn ăn cái gì và ăn như thế nào, bạn nói cái gì và nói như thế nào... ấy là bạn đang thực tập thiền quán vậy. Khi tâm bạn chứa đựng chuyện tào lao, hận thù hay ganh ghét, bạn biết tâm bạn đang dung chứa những thứ ấy, đó là bạn đang thực tập thiền vậy. Thiền không là cái gì khác với sinh hoạt hằng ngày của bạn. Nếu mỗi ngày bạn bỏ ra một hay hai tiếng để vào phòng ngồi thiền rồi sau đó bạn quay ngay về làm một kẻ lường gạt, thì bạn và kẻ suốt ngày lường gạt có gì khác nhau đâu? Như vậy chân thiền phải là một loại thiền mà bạn có thể thiền bất cứ lúc nào trong cuộc sinh hoạt hằng ngày của bạn. Và như vậy thiền không có bắt đầu lại cũng không có chấm dứt. Theo Thiền sư Độc Thể trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu: “Vừa mới thức dậy vào ban sáng, tôi mong cho mọi người chóng đạt được trạng thái tỉnh thức lớn, hiểu biết thông suốt mười phương. Khi múc nước rửa tay, tôi mong cho mọi người có những bàn tay trong sạch để đón nhận chân lý. Mỗi khi mặc áo, rửa chân, đi cầu, trải chiếu, gánh nước, hay súc miệng... Tôi đều mong cho ai nấy đều có được thân tâm tỉnh thức và thanh tịnh.” Tuy nhiên, để thực hiện được tâm tỉnh thức và thân thanh tịnh, chúng ta nên thực hành tọa thiền mỗi ngày. Khi ngồi thiền nên ngồi thẳng thớm và luôn nghĩ rằng mìng đang ngồi trên pháp tọa Bồ Đề vậy. Trong lúc tọa thiền, những cảm thọ và ý tưởng có thể khởi dậy trong ta. Nếu chúng ta không dùng những phương pháp quán niệm hơi thở hay niệm Phật thì chúng sẽ kéo chúng ta ra khỏi sự tỉnh thức. Nhưng theo dõi hay đếm hơi thở hay niệm Phật không chỉ là cách nhằm xua đuổi tư tưởng và cảm thọ tạp nhạp, mà chúng còn là cách nối thân và tâm và là cửa đi vào trí tuệ. Khi có tạp niệm khởi lên, chúng ta chỉ cần tiếp tục theo dõi, hay đếm hơi thở, hay niệm Phật, chứ đừng có ý xua đuổi, ghét bỏ hay e sợ những tạp niệm này. Chúng ta chỉ cần nhận diện là có tạp niệm hay có cảm thọ đau nhức đang phát hiện nơi ta. Nếu tạp niệm còn tồn tại, ta tiếp tục nhận biết là tạp niệm tiếp tục tồn tại. Nếu cảm thọ đau nhức khởi lên, chúng ta nhận biết có đau nhức. Nếu cảm thọ đau nhức tiếp tục tồn tại, thì ta nhận diện nó còn tồn tại. Điều thiết yếu là đừng để cho bất cứ cảm thọ hay tạp niệm nào khởi lên mà mình không nhận biết. Như vậy Thiền là sự tỉnh thức về mọi việc xảy ra. Thiền là thức ăn cho thân tâm, đặc biệt là Thiền tọa. Thân thể cũng nhờ thiền tọa mà nhẹ nhàng và an lạc hơn. Từ sự quán tâm đi đến thấy tánh sẽ không gian nan vất vả. Thiền đòi hỏi một hình thức kỷ luật cao tột, không phải là sự gò ép hay sự bắt chước, mà là sự thường xuyên thấy biết về chính bạn và những gì quanh bạn. Nếu bạn dùng phương cách gò ép hay bắt chước trong cuộc hành thiền của bạn, bạn chỉ là người nấu cát mà muốn thành cơm mà thôi vì lúc đó chính sự gò ép hay sự bắt chước trở thành một gánh nặng khác cho tâm bạn. Nên nhớ rằng một cái tâm hành thiền là một cái tâm thường xuyên tự biết chính mình, nghĩa là cái tâm tỉnh thức, sáng suốt và vô ngại. Như vậy những ai mong có được chứng nghiệm sâu hơn, lớn hơn hay siêu việt hơn, chỉ là những con người không biết tí gì về chân thiền, vì một cái tâm tỉnh thức, sáng suốt và vô ngại thì tại sao lại cần đến chứng nghiệm? Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng nếu bạn khởi tâm hành thiền, bạn sẽ không bao giờ có được một cuộc thiền chân chính, vì chính cái tâm muốn thiền ấy nó có khả năng phá nát cuộc thiền thật sự của bạn. Thiền không phải là một cái gì cách biệt với những sinh hoạt hằng ngày của bạn, mà nó chính là tinh hoa của những sinh hoạt ấy—Rapture, the surest way to mind-control and purification. However, you should control your body and mind at all times, not only when you sit in meditation. Your body and mind must be pure and mindful at all times. Meditation means the ending of thought; however, if you are unable to end your thought, you should try to concentrate your mind just in one thought or one object of contemplation. That means you should know what you’re thinking or what you’re doing at the present time. In Zen, there is no desire, even it’s a desire of “mindfulness”, for if there is a desire, there must be a struggle or an urge for achievement, and this is the concept of a conditioned mind. When you are able to watch and know yourself, you are practicing meditation. When you know the way you walk, what and how you eat, what and how you say, that means you’re practicing meditation. When you have gossip, hate, jealousy, etc., in your mind, you know that you’re haboring gossip, hate and jealousy, you’re practicing meditation. Thus, meditation is not something different from your daily life activities. If you set aside an hour or so to sit in a room to meditate then come out of it and go right back to be a cheater, you are nothing different from (or better than) a full-time cheater. So a real meditation is a kind of meditation in which you can meditate at any time in your daily life activities. And thus, meditation has no beginning nor end. According to Zen master Doc The in the Essential Discipline for Daily Use: “Just awakened, I hope that everybody will attain great awareness and see in complete clarity. Washing my hands, I hope that everybody will have pure hands to receive reality. When puting my robe, washing the dishes, going to the bathroom, folding the mat, carrying buckets of water, or brushing teeth... I also hope that everyone will have mindfulness and purity in both the body and mind.” However, in order to achieve mindfulness for the mind and purity for the body, we should practice sitting meditation everyday. When sitting in meditation, you should sit upright and always think that you are sitting on the Bodhi spot. During sitting meditation, various feelings and thoughts may arise. If we dont’t practice mindfulness of the breath or Buddha recitation, these feelings and thoughts will soon lure us away from mindfulness. But following or counting the breath or Buddha recitation aren’t simply means by which to chase away odd thoughts and feelings. They are also means to unite body and mind and to open the gate to wisdom. When a feeling or an odd thought arise, we should continue to follow or to count our breath, or to recite the Buddha’s name. We should not chase them away, neither hate them, nor worry about them. We should simply acknowledge their presence. When an odd thought arises, we should recognize it; if it still exists, we should recognize that it still exists, continues to exist. When a feeling of pain arises, we should recognize it; if it continues to exist, we should recognize that it continues to exist. The essential thing is not to let any feeling or thought arise without recognizing them in mindfulness. Meditation means mindfulness of whatever happening. Meditation is nourishment for our body and mind, especially sitting meditation. Through sitting meditation, our bodies obtain harmony, feel lighter, and are more at peace. The path from observation of our mind to seeing into our own nature won’t be too rough. Meditation requires the highest form of discipline, not a constraint, nor an imitation, but a constant awareness of you and your surroundings. If you use methods of constraints or imitation in practicing meditation, you’re only the person who tries to cook sand for food, for at that very moment effort of constraints and imitation becomes another wearisome burden for yourself. We should always remember that a mind of constant awareness is a mind that is awake, intelligent and free. Thus, those who wish to seek for wider, deeper, and transcendental experience are those who know nothing about meditation, for why should a mind of constant awareness need any kind or any form of experience? Devout Buddhists should always remember that once you set out to meditate, you never have a real meditation, for a mind desiring meditation will be able to destroy your real meditation. Meditation is not a separate thing from your daily life activities, it is the essence of your daily life activities.

(III)Bí mật của thiền là sống ý thức trong từng giây từng phút của sự sống—The secret of meditation is to be conscious of each second of your existence: Bí mật của thiền là sống ý thức trong từng giây từng phút của sự sống, và giữ cho mặt trời tỉnh thức sáng tỏ, chiếu rọi trên tất cả những gì xảy đến về phương diện tâm lý cũng như về thể chất, trong mọi hoàn cảnh khởi lên. Khi uống trà, tâm của chúng ta phải có mặt trong sự uống trà, nóng lạnh, ngon dở chỉ tự mình biết lấy—The secret of meditation is to be conscious of each second of your existence and to keep the sun of awareness continually shining, in both the physical and psychological realms, in all circumstances, on each thing that arises. While drinking a cup of tea, our mind must by fully present in the act of drinking the tea. Only you yourself know whether the tea is hot or cold, tasteful or tasteless. 

(IV)Thiền tập không phải là những nỗ lực phân tích và suy diễn—The practice of meditation is not an exercise in analysis or reasoning: Thiền tập không phải là những nỗ lực phân tích và suy diễn. Lưỡi gươm phân tích và suy diễn ở đây không có chỗ đứng. Khi chúng ta nấu nướng chúng ta cần phải theo dõi lò lửa bên dưới cái nồi. Khi những tia nắng của mặt trời chiếu rọi xuống tuyết, tuyết sẽ tan chảy. Khi một con gà mái ấp trứng, những con gà con sẽ từ từ thành hình cho đến khi chúng sẵn sàng mổ bể cái vỏ bên ngoài để chui ra. Đó là những hình ảnh  có thể được đem ra làm thí dụ cho tác dụng của thiền tập. Thiền tông cho rằng sự giải thoát không thể tìm thấy trong việc nghiên cứu kinh sách. Tuy nhiên, điều nầy không có nghĩa là Thiền tông không học tập kinh sách Phật. Trái lại, những giáo thuyết của họ dùng đến rất nhiều trích dẫn từ kinh điển như Kinh Kim Cang và Kinh Lăng Già. Thiền là một trong những phương cách điều hòa thân và tâm tốt nhất. Điều thân tức là làm cho thân không loạn động. Điều tâm là làm cho tâm không khởi lên vọng tưởng, mà thường thường thanh tịnh. Hễ tâm thanh tịnh thì tận hư không và khắp cả pháp giới, mọi thứ đều nằm trong tự tánh. Tự tánh bao hàm mọi thứ, dung nạp mọi thứ, và chính nó là Phật tánh xưa nay của mình. Vì vậy môn đồ của Thiền tông tin chắc rằng việc nghiên cứu kinh sách chỉ đóng một vai trò thứ yếu so với sự đòi hỏi nơi công phu thiền định và chứng ngộ—The practice of meditation is not an exercise in analysis or reasoning. The sword of logic has no place in the practice of awareness, concentration, and understanding, and those of stopping and looking. When we cook we must monitor the fire under the pot. When the sun’s rays beat down on the snow, the snow slowly melts. When a hen sits on her eggs, the chicks inside gradually take form until they are ready to peck their way out. These are images which illustrate the effect of practicing meditation. The Zen sect insists that salvation could not be found by study of books. However, this does not mean that Zen followers do not study Buddhist books at all. On the contrary, their own teachings are saturated with references to such works as the Vajra-Sutra and the Lankavatara Sutra, the two favorites of the Zen sect. Meditation is one of the best methods to tame our bodies and to regulate our minds. Taming the body keeps it from acting in random, impulsive ways. Regulating the mind means not allowing it to indulge in idle thoughts, so it is always pure and clear. Then wherever we go, to the ends of space or the limits of the Dharma Realm, we are still right within our self-nature. Our inherent nature contains absolutely everything. Nothing falls outside of it. It is just our fundamental Buddha-nature. Thus, Zen followers strongly believe that the study of sutras should play only a subordinate role compared with the demands of dhyana and spiritual realization. 

(V) Mục đích của Thiền quán là để thấy được mặt mũi của thực tại—The aim of this practice is to see the true face of reality: Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong quyển “Trái Tim Mặt Trời,” mục đích của thiền quán là để thấy được mặt mũi của thực tại, thực tại này chính là tâm của đối tượng nhận thức của tâm. Khi chúng ta nói tâm và cảnh, lập tức chúng ta bị kẹt ngay vào vũ trụ về khái niệm nhị nguyên. Nếu chúng ta dùng chữ tâm và đối tượng của tâm, chúng ta có thể tránh được những thiệt hại gây nên bởi lưỡi kiếm của phân biệt nhị nguyên. Tác dụng của thiền quán cũng giống như lửa dưới cái nồi đang nấu, hay những tia nắng mặt trời đang chiếu rọi trên tuyết, hay hơi ấm của con gà mái đang ấp trứng. Trong cả ba trường hợp, không có nỗ lực phân tích hay suy diễn mà chỉ có công phu tập trung bền bỉ. Chúng ta chỉ có thể làm cho thực tại hiển lộ, chứ chúng ta không thể nào diễn tả được thực tại bằng toán học, bằng hình học, triết học hay bất cứ hình thức tri thức nào của chúng ta—According to Zen Master Thich Nhat Hanh in The Sun My Heart, the aim of this practice is to see the true face of reality, which is mind and mind-object. When we speak of mind and of the outside world, we immediately are caught in a dualistic conception of the universe. If we use the words mind and mind-object, we can avoid the damage done by the sword of conceptualized discrimination. The effect of meditation is like the fire under the pot, the sun’s rays on the snow, and the hen’s warmth on her eggs. In these three cases, there is no attempt at reasoning or analysis, just patient and continuous concentration. We can allow the truth to appear, but we cannot describe it using math, geometry, philosophy, or any other image of our intellect. 

(VI)Thiền định chính là những đoá hoa Tuệ giác và hoa Bi mẫn—Flower of insight and flowers of compassion: Khi thực tập liên tục, thiền quán sẽ làm nẩy nở tuệ giác nơi bạn cùng lúc với những đóa hoa của lòng bi mẫn, tha thứ, hoan hỷ và buông xả. Bạn biết buông xả vì bạn không có nhu cầu nắm giữ cho riêng mình. Bạn không còn là cái “ta” nhỏ bé và dễ tan vỡ cần phải bảo trọng bằng đủ mọi cách nữa. Bạn trở thành hoan hỷ bởi vì cái vui của tha nhân cũng là cái vui của bạn, người bạn đong đầy hỷ lạc và không còn ganh ghét ích kỷ nữa. Thoát được sự luyến chấp vào tà kiến và thành kiến, con người của bạn sẽ đong đầy sư khoan dung rộng lượng. Cánh cửa bi mẫn của bạn được mở rộng ra, và bạn cũng biết đau nỗi đau của chúng sanh muôn loài. Kết quả là bạn làm bất cứ thứ gì có thể làm được hầu làm vơi đi những nỗi đau khổ ấy. Hành thiền là tự tập loại trừ những ganh ghét, sân hận, và vị kỷ, đồng thời phát triển tình thương đến với mọi người. Chúng ta ai cũng có thân xác và đời sống của riêng mình, nhưng chúng ta vẫn có thể sống hài hòa với mọi người và giúp đở lẫn nhau trong khả năng của chính mình—As you continue practicing, the flower of insight will blossom in you, along with the flowers of compassion, tolerance, happiness, and letting go. You can let go, because you do not need to keep anything for yourself. You are no longer a fragile and small “self” that needs to be preserved by all possible means. Since the happiness of others is also your happiness, you are now filled with joy, and you have no jealousy or selfishness. Free from attachment to wrong views and prejudices, you are filled with tolerance. The door of your compassion is wide open, and you also suffer the sufferings of all living beings. As a result, you do whatever you can to relieve these sufferings. To practice meditation is to train ourselves to eliminate hatred, anger, and selfishness and to develop loving-kindness towards all. We have our physical bodies and our own lives, but still we can live in harmony with each other and help each other to the best of our ability. 

(VII)Tu tập tập Thiền định là tu tập lấy Hạnh phúc tự làm chủ lấy mình—The happiness of mastering of yourself: Hành giả đừng bao giờ vội vã thực tập “Tứ Không Định Thiền.” Đừng bao giờ ép buộc thân tâm của chính mình, mà phải tử tế với chính mình. Phải sống thật bình thường và tỉnh thức. Nếu bạn có chánh niệm là bạn có tất cả! Một phút thiền quán phải là một phút an bình và hạnh phúc. Nếu thiền quán không đem lại an lạc cho bạn, là bạn đã thực tập sai đường rồi. Thiền quán mang lại hạnh phúc. Hạnh phúc này, trước tiên đến từ yếu tố bạn tự làm chủ lấy bạn, chứ không còn bị lôi kéo vào thất niệm. Nếu bạn theo dõi hơi thở và cho phép nụ cười nở trên môi mình, tỉnh thức cảm thọ và tư tưởng của bạn, thì nhất cử nhất động của thân thể bạn sẽ tự nhiên trở nên mềm mại và buông xả, sự hòa hợp sẽ có mặt tại đó, và chân hạnh phúc sẽ khởi lên. Giữ cho tâm mình có mặt trong mỗi giây phút hiện tại, đó là căn bản của thiền tập. Khi thực hiện được điều này, tức là chúng ta đang sống trọn vẹn và thâm sâu đời sống của chúng ta, mà những người sống trong thất niệm không thể nào có được—Practitioner should never rush to practice the Four Formless Meditations. Never force your body or your mind. Be kind to yourself. Live your daily life simply with awareness. If you are mindful, you have everything; you are everything! A minute of meditation is a minute of peace and happiness. If meditation is not pleasant for you, you are not practicing correctly. Meditation brings happiness. This happiness comes, first of all, from the fact that you are master of yourself, no longer caught up in forgetfulness. If you follow your breathing and allow a half-smile to blossom, mindful of your feelings and thoughts, the movements of your body will naturally become more gentle and relaxed, harmony will be there, and true happiness will arise. Keeping our mind present in each moment is the foundation of meditation practice. When we achieve this, we live our lives fully and deeply, seeing things that others, in forgetfulness, do not.

(VIII)Thiền quán và cuộc sống hằng ngày—Meditation and Daily activities:  
(A) Sự hội nhập thiền quán vào đời sống hằng ngày—Fusion of Zen with everyday life: Thường thì người ta tin rằng thiền quán là cái gì rất xa rời với những thực tại tầm thường của cuộc sống. Họ nghĩ rằng muốn tu tập thiền quán họ phải từ bỏ cuộc đời, rút lui khỏi những sinh hoạt thường nhật và tự sống ẩn dật trong những vùng rừng núi xa xăm. Ý nghĩ này không hoàn toàn sai, vì tâm của chúng ta như một bầy khỉ hoang. Muốn cho cái tâm khỉ hoang này được thuần thục, chúng ta cần phải có một nơi yên tĩnh để công phu tu tập mà không bị quấy nhiễu. Tuy nhiên, thiền quán không chỉ nhấn mạnh vào việc tọa thiền, mà thiền nhấn mạnh vào mọi sinh hoạt trên đời này. Nếu chúng ta không thể hòa nhập thiền vào những trạng huống của cuộc sống hằng ngày thì thiền quán là vô dụng. Theo Tông Tào Động, sự hội nhập của Thiền với đời sống hằng ngày phải là nỗ lực chính yếu của mọi hành giả. Tu tập thiền quán không chỉ hạn chế trong những lúc tọa thiền. Nếu chúng ta tinh tấn tu đạo thì chúng ta sẽ thấy rằng ngày nào cũng là ngày tốt. Phật tử thuần thành nên luôn lợi dụng những sinh hoạt hằng ngày cho việc tu Đạo vì Đức Phật luôn nhấn mạnh rằng giác ngộ không phải chỉ đạt được trong khi ngồi thiền, mà là trong bất cứ hoạt động nào từ đi, đứng, nằm, ngồi. Hơn nữa, không ai có thể ngồi thiền hai mươi bốn tiếng đồng hồ trong một ngày cả. Đôi khi chúng ta phải làm việc, ngồi, hay nghỉ ngơi. Phật tử thuần thành nên thực tập thiền quán trong mọi sinh hoạt, luôn điều phục tâm mình, luôn chú ý vào việc mình đang làm mà thôi. Nên nhớ rằng bất cứ lúc nào cũng có thể là lúc của giác ngộ—Sometimes people believe that meditation is something very remote from the ordinary concerns of life. They think that in order to practice meditation they must renounce their ordinary life or give up their daily routines, withdraw from life and seclude themselves in remote forests. This idea is not completely wrong because our minds are like wild monkeys. To discipline a wild-monkey mind, it is helpful to have a quiet place, where one can practice undisturbed. However, meditation is not emphasizing only in the moment of sitting meditation, but it emphasizes in all activities of life. If we can not fuse our meditation with the circumstances of everyday life, meditation is useless. According to the Soto Sect, the fusion of Zen with everyday life is the central effort of any practitioner. The practice of Zen should not be confined only to the periods of sitting in meditation, but should be applied to all the activities of daily life. If we are diligent in cultivating the way, we will find that every day is a good day. Sincere Buddhists must always try to take advantage of daily activities to practice the Way because the Buddha always emphasized that enlightenment can be attained not only when sitting in meditation, but when engaged in any kind of activity: walking, standing, reclining, or sitting. Besides, no one can sit in meditation for twenty-four hours a day. Sometimes we must work, sit, or rest. Sincere Buddhists should always practice meditation in all activities, should try to keep the mind under control, concentrate and be mindful only on what we are doing and nothing else. Remember that any moment can be a moment of enlightenment. 
(B) Thiền quán thực sự đi vào cuộc sống hằng ngày—Zen really enters daily life activities: Càng đi chúng ta càng khám phá ra rằng triết lý Thiền quán trong cuộc sống hằng ngày quan trọng hơn tất cả những thứ khác. Trong trường hợp mà khoa học không cung ứng một giải đáp thỏa đáng, thì chúng ta phải trông cậy vào phương pháp tư duy của Thiền để soi tỏ vào bất cứ vấn đề nào được nêu ra—As we go on, we discover that philosophy of Daily Zen is much more important than anything else. In case science and philosophy do not give a satisfactory result, we must resort to the meditative method of Zen in order to get insight into any given problem.  
1) Trước tiên, hành giả phải tìm thấy con đường rồi bắt đầu đi trên đó. Mỗi bước tiến nhờ vào tư duy sẽ đưa người vượt qua lớp sóng của nhân sinh, tiến lần đến cõi hư không của thiên giới và cuối cùng đạt đến giác ngộ viên mãn như Đức Phật: First, find out your way and begin to walk on it. The foot acquired by meditation can carry you across the wave-flux of human life, and over and above the air region of the heavenly world and finally make you perfect and enlightened like the Buddha.  
2) Quán là con mắt trực thị và đồng thời là bước chân trên con đường chân thực: Contemplation is the eye which gives insight, and, at the same time, the foot which procures  a proper walk.  
3) Thiền định và quán là thấu kính trong đó những đối tượng bên ngoài bị hội tụ để rồi phân tán và khắc ấn tượng lên mặt của những âm bản bên trong: Zen (meditation and concentration) is the lens on which  diverse objects outside will be concentrated and again dispersed and impressed on the surface of the negative plates inside. 
4) Sự tập trung vào thấu kính nầy chính là định (samadhi) và định càng sâu thì giác ngộ càng mau chóng: The concentration on the lens itself is concentration (samadhi) and the deeper the concentration is, the quicker the awakening  of intuitive intellect.  
5) Những gì khắc đậm hơn vào lớp phim âm bản là huệ (prajna) và là căn bản của những hoạt động trí thức. Qua ánh sáng trí huệ rọi ra bên ngoài, hành giả nhìn và thấy lại cái ngoại giới sai biệt lần nữa rồi theo đó mà hành sự thích nghi vào cuộc sống thực tế: The further impression on the negative film is wisdom (prajna) and this is  the basis of intellectual activity. Through the light of reflection (prajna) outwardly, i.e., insight, we see and review the outer world of diversity once again so as to function or act appropriately toward actual life. 

(IX) Ý niệm căn bản của Thiền tông là đồng nhất tính của hữu và vô—The basic idea of Zen is the identity of becoming and non-becoming: “Chân tướng vô tướng,” “Pháp môn vô môn,” “Thánh trí vô trí.” Sự hỗ tương đồng hóa giữa hai ý tưởng đối lập như đen và trắng, thiện và bất thiện, thanh tịnh và nhiễm ô, vân vân, là kết quả của thâm nhập thiền tư duy sâu thẳm. “Pháp thân không tướng, nhưng hóa hiện mọi hình tướng.” “Kim khẩu không lời, nhưng phát hiện mọi lời.” Những ý niệm cùng loại đó thường bắt gặp trong Thiền tông—“The true state is no special state;” “The gate of Dharma is no gate;” “Holy knowledge is no knowledge.” The mutual identification of two opposed ideas, such as black and white, good and evil, pure and impure, or the like, results from deep meditation. “The ideal body has no form, yet any form may come out of it.” “The golden mouth has no word, yet any word may come out of it.” Ideas of a similar nature are often encountered. 

(X) Khi định tâm vào tư duy tịnh mặc, những sinh hoạt hằng ngày đều được giữ  có chừng mực—To concentrate one’s mind in silent meditation, all daily activities should be regulated properly: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có một quá trình riêng biệt nơi Thiền tông. Khi định tâm vào tư duy tịnh mặc, một ‘công án’ được đặt ra cho hành giả để trắc nghiệm khả năng tiến bộ đến tỏ ngộ. Khi nhận một công án, hành giả bắt đầu tĩnh tọa nơi thiền đường. Ngồi thoải mái, chân kiết già, thân ngay ngắn và thẳng lưng, tay kiết thiền ấn, mắt mở nửa chừng. Đây gọi là tọa thiền, có thể kéo dài trong nhiều ngày đêm. Những sinh hoạt hằng ngày như ở, ăn, ngủ, tăm, vân vân đều được giữ  có chừng mực. Im lặng được tuyệt đối tuân giữ; tức là khi tọa thiền, thọ thực hay tẩy trần, không ai được nói lời nào cũng như không gây ra tiếng động nào. Thỉnh thoảng có xãy ra cuộc đối thoại gọi là ‘vấn đáp’ giữa hành giả và thiền sư được mệnh danh là tu học thiền hay ‘vân thủy,’ hành giả nêu những thắc mắc và vị thiền sư trả lời hoặc bằng ẩn dụ hay quát mắng. Khi hành giả đã sẵn sàng để giải quyết vấn đề, ông ta đến viếng sư phụ nơi phương trượng, trình bày những gì đã thấu hiểu và xin được giải quyết công án. Nếu thiền sư đắc ý, ngài sẽ nhận cho là đắc đạo; nếu không, hành giả lại tiếp tục thiền quán thêm nữa: According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, there is a peculiar process in Zen. To concentrate one’s mind in silent meditation, a koan (public theme) is given to an aspirant to test his qualification for progress towards enlightenment. On receiving a theme, one sits in silence in the Zen hall. One must sit at ease, cross-legged and well-posed with upright body, with his hands in the meditating sign, and with his eyes neither open nor quite closed. This is called sitting and meditating, which may go on for several days and nights. So the daily life, lodging, eating, sleeping, and bathing should be regulated properly. Silence is strictly required and kept; that is, while meditating, dining or bathing, no word should be uttered and no noise should be made. Sometimes a public dialogue called ‘question and answer’ takes place (also called ‘the cloud and water,’ the name used for traveling student). The aspirant will ask questions of the teacher who gives answers, hints or scoldings. When a student or any aspirant thinks that he is prepared on the problem, he pays a private visit to the teacher’s retreat, explains what he understands and proposes to resolve the question. When the teacher is satisfied, he will give sanction; if not, the candidate must continue meditation.  
 

(D) Other characteristics of meditation 
Những đặc tính khác của Thiền

(I) Thiền Tịnh Trụ—Samatha Meditation:  
1) Pháp hành thiền an trụ trong Phật giáo đưa đến tột đỉnh là đắc thiền và pháp thiền tuệ dẫn đến tầng Thánh hay giải thoát. Vị hành giả liên tục kiên trì nỗ lực thực hành thiền tuệ dẫn đến việc tháo gỡ những thằng thúc hay dây trói buộc chúng sanh vào vòng luân hồi sanh tử, và tiến đạt đến tầng Thánh cuối cùng là A La Hán: Samatha taught in Buddhism culminates in Jhana and Vipassana which leads to the four stages of sanctity or emancipation. The meditator continuing zestfully his insight meditation removes, by gradual process, the fetters that bind him to the Wheel of Existence (samsara) and reach the last and the fourth stage of sanctity (Arahatta).  
2) Đức Phật không thỏa mãn với các tầng thiền và các kinh nghiệm huyền bí. Mục tiêu duy nhất của Ngài là chứng đắc Toàn Giác và Niết Bàn. Sau khi đã gom tâm hoàn toàn an trụ và vắng lặng bằng thiền định, Ngài có thể phát triển thiền tuệ, tức là pháp hành khả dĩ giúp cho hành giả nhìn thấy sự vật đúng như sự vật là như vậy, tức là thấy được thực tướng của sự vật, chứ không phải chỉ thấy bề ngoài, hình như sự vật là như vậy. Nói cách khác, đó là thấu đạt bản chất thật sự của chính mình, rõ ràng và tường tận như thật sự bản chất của mình là như vậy: The Buddha was not satisfied with mere “Jhana” and mystical experiences, his one and only aim was to attain full enlightenment and Nirvana. Having gained perfect concentrative calm through samatha meditation, he was able to develop insight (vipassana) meditation that enables a person to see things as they really are, and not as they appear to be. That is, on other words, to understand ourselves as we really are. 

(II) Thiền Tuệ—Vipassana: 
1) Từ “Vipassana” có nghĩa là thấy một cách đặc biệt, từ gốc chữ “Passati” là thấy và tiếp đầu ngữ “Vi” là đặc biệt. Vì thế “Vipassana” là thấy một cách đặc biệt hay khác thường, cái thấy vượt ra ngoài cái thấy thông thường, hay tuệ nhãn. Không phải cái nhìn trên bề mặt, hay nhìn phớt qua. Không phải chỉ thấy thoáng qua cái dáng mà nhìn sự vật đúng theo bối cảnh của sự vật, tức là nhìn dưới ánh sáng của ba đặc tướng, hay ba dấu hiệu đặc thù của các pháp hữu vi, các hiện tượng sinh tồn. Đó là vô thường hay biến đổi, khổ đau hay bất toại nguyện, và vô ngã hay không có một cái tự ngã trường tồn vĩnh cửu. Đó là pháp thiền tuệ, lấy thiền định làm nền tảng, pháp thiền mà theo đó hành giả gột rửa đến mức tận cùng các bợn nhơ trong tâm, lột bỏ ảo kiến về cái “ta,” nhìn thấy thực tướng của vạn pháp và chứng ngộ Niết Bàn: The word “vipassana” means, by derivation, seeing in an extraordinary way, from the word “passati” to see the prefix “vi” denoting, special, particular. Vipassana, therefore means, seeing beyond what is ordinary, clear vision. It is not surface seeing or skimming, not seeing mere appearances, but seeing things in their proper perspective, that is in terms of the three characteristics or signs of phenomenal existence: impermanence or change; suffering or unsatisfactoriness and non-self or egolessness (anicca, dukkha and anatta). It is this insight meditation, with calm concentration of mind as its basis, that enables the practitioner to purge his mind of all defilements, to remove the ego-illusion and to see reality and experience Nirvana.  
2) Như vậy “thiền tuệ” là giáo pháp đặc thù của chính Đức Phật, trước kia chưa từng được nghe thấy, một chứng nghiệm duy nhất mà chỉ có Đức Bổn Sư mới có, hoàn toàn riêng biệt cho Phật giáo và chưa ai biết trước thời Đức Phật Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm: Vipassana or insight meditation, therefore, is a typical doctrine of the Buddha himself, not heard by him before, a unique experience of the Master, exclusively Buddhist, which was not in existence prior to Siddhartha Gautama, the Buddha. 

(III)Thiền định chỉ là một trong những phương thuốc—Meditation is ust one of the medicines: Thiền định trên các pháp hiển nhiên tự nó không thể nhổ hết gốc rễ tất cả các ác pháp trong lòng chúng ta. Nó không phải là một linh dược, trừ tất cả mọi bệnh, nhưng chỉ là một trong những phương thuốc trong tủ thuốc của Đại Y Sư. Nó được dùng để trợ lực cho sức mạnh tinh thần đến độ khi được nhắc lại khá đầy đủ, có thể gây ra thói quen coi tất cả mọi sự một cách vô ngã. Cái gánh nặng của thế giới sẽ được giảm trừ một cách tương xứng. Sri Aurobindo, trong tác phẩm “Căn Bản Du Già” đã mô tả rất đúng hiệu quả mà sự thiền định trên các pháp có thể xảy ra cho hành vi của chúng ta. “Trong tâm trí bình lặng, chính thực thể của tâm thể vắng lặng, và vắng lặng đến nỗi không có gì xáo trộn nó. Nếu những tư tưởng hoặc động tính đến, chúng không phát khởi từ tâm thức, nhưng chúng du nhập từ bên ngoài và đi qua tâm thức như những cánh chim bay qua bầu trời lặng gió. Chúng đi qua, không xáo trộn, không để lại dấu vết nào. Dầu cho muôn ngàn ảnh tượng hay những biến cố tàn khốc nhất có đi qua, sự vắng lặng thanh bình vẫn còn đó, như thể sự cấu tạo của tâm là một thực thể thanh bình vĩnh cửu và bất diệt. Một tâm thức đã thành tựu được sự bình lặng này có thể bắt đầu hành động, dù hành động một cách dữ dội và mãnh liệt, vẫn giữ được sự bình lặng căn bản, tự mình không tạo ra một cái gì, nhưng đón nhận từ trên cao và cho nó một hình thức tâm linh không cộng thêm bất cứ cái gì của riêng mình, một cách lặng lẽ, trầm tĩnh, dù với niềm hân hoan của chân lý và quyền lực hạnh phúc và ánh sáng của con đường nó đi qua.”: The meditation on dharmas by itself alone can obviously not uproot all the evil in our hearts. It is not a panacea, a cure-all, but just one of the medicines in the chest of the Great Physician. It is, however, bound to contribute to our mental health to the extent that, when it is repeated often enough, it may set up the habit of viewing all things impersonally. The burden of the world should be correspondingly diminished. Sri Aurobindo, in his Bases of Yoga has well set out the effect which meditation on dharmas may have on our perspective: “In the calm mind, it is the substance of the mental being that is still, so still that nothing disturbs it. If thoughts or activities come, they do not arise at all out of the mind, but they come from outside and cross the mind as a flight of birds crosses the sky in a windless air. It passes, disturbs nothing, leaving no trace. Even if a thousand images, or the most violent events pass across it, the calm stillness remains as if the very texture of the mind were a substance of eternal and indestructible peace. A mind that has achieved this calmness can begin to act, even intensely and powerfully, but it will keep its fundamental stillness, originating nothing from itself, but receiving from Above and giving it a mental form without adding anything of its own, calmly, dispassionately, though with the joy of the Truth and the happy power and light of its passage.”

(IV)Thiền giúp chúng ta không đồng hóa chúng ta với cái không phải chúng ta—Meditation helps us not to dentify ourselves with what we are not: Chúng ta đã thấy bệnh tật tâm linh của chúng ta do thói quen đồng hóa chúng ta với cái không phải chúng ta mang lại. Tự ngã chúng ta thích nghi tất cả những loại mảnh vụn của vũ trụ vào trong những sự vật người ta có thể nhìn thấy hay sờ mó. Trong những vật phụ thuộc này bản ngã chân thật của chúng ta xa lạ với chính nó, và vì mỗi một và tất cả ràng buộc chúng ta có thể tạo ra, chúng ta phải chuộc lại bằng một sự lo sợ tương đương, mà chúng ta phần nào đã ý thức được. Đức Phật dạy rằng chúng ta chỉ có thể lành mạnh, chúng ta có thể thoát cái vòng sanh tử kinh khủng này khi chúng ta diệt trừ  được những sự gia tăng đó: We saw that our mental ill-health goes back to the habit of identifying ourselves with what we are not. Our personality appropriates all sorts of pieces of the Universe in things one can see or touch. In these belongings our true self gets estranged from itself, and for each and every attachment which we may form we pay the penalty of a corresponding fear, of which we are more or less aware. The Buddha teaches that we can get well, that we can escape this terrible round of Birth-and-Death only by getting rid of these accretions. 

(V) Thiền giúp chúng ta thủ hữu càng ít càng tốt—Meditation helps us possess as little as possible: Sự chế ngự những vật phụ thuộc chúng ta sẽ yếu dần đến một mức độ nào đó bởi sự thực hành những quy luật lành mạnh của đức hạnh. Phật tử được khuyến khích thủ hữu càng ít càng tốt, từ bỏ nhà cửa, gia đình, chuộng sống nghèo nàn  hơn giàu sang, thích cho hơn thích nhận, vân vân. Thêm vào đó, kinh nghiệm thiền định cũng hướng về mục tiêu này. Dầu rằng trạng thái nhập định tương đối ngắn ngủi, song ảnh hưởng của nó còn tiếp tục lay chuyển lòng tin tưởng vào thực tại tối hậu của sắc giới. Kết quả không tránh được của sự tu tập thiền định đều đặn là những sự vật thế gian thường liên tục được nhận ra như mộng, huyễn, bào, ảnh, không có thực tính và chân tính mà người ta thường gán cho chúng. Tuy vậy, người ta tin tưởng rằng giới và định tự chúng không thể hoàn toàn nhổ rễ và phá hủy nền tảng của niềm tin của chúng ta vào cá tính. Theo “Cổ Phái Trí Tuệ,” duy có trí tuệ mới có thể xua đuổi  được ảo tưởng của các tính ra khỏi tư tưởng của chúng ta mà thôi. Chỉ có trí tuệ mới có thể xua đuổi được ảo tưởng của cá tánh ra khỏi tư tương của chúng ta, nơi mà nó đã tồn tại bởi một thói quen lâu đời. Không phải hành động, cũng không phải thiền định, nhưng chỉ có tư tưởng mới có thể trừ khử được ảo tưởng nằm trong tư tưởng: To some extent the hold which belongings have upon us is weakened by the practice of sound rules of moral conduct. The Buddhist is advised to possess as little as possible, to give up home and family, to cherish poverty rather than wealth, to prefer giving to getting, etc. In addition, the experience of trance works in the same direction. Although the state of trance itself is comparatively shortlived, nevertheless the memory of it must continue to shake the belief in the ultimate reality of the sensory world. It is the inevitable result of the habitual practice of trance that the things of our common-sense world appear delusive, deceptive, remote and dreamlike, and that they are deprived of the character of solidity and reliability which is usually attributed to them. It is, however, believed that morality and trance cannot by themselves completely uproot and destroy the foundation of our belief in individuality. According to the doctrine of the Old Wisdom School, wisdom alone is able to chase the illusion of individuality from our thoughts where it has persisted from age-old habit. Not action, not trance, but only thought can kill the illusion which resides in thought. 

(VI)Thiền giúp chúng ta phân biệt pháp vô vi và pháp hữu vi—Meditation helps us distinguishes an unconditional world from the world of conditioned things: Chúng ta khổ đau và phiền não vì chúng ta đồng hóa chúng ta với những pháp hữu vi, và hành động như vậy nếu cái gì xảy ra cho chúng cũng xảy ra cho chúng ta. Bằng thiền định và khổ hạnh thường xuyên, chúng ta phải khước từ và từ bỏ tất cả trừ cái cao cả nhất, là vô vi pháp. Nói cách khác, chúng ta tự phân hóa chúng ta với tất cả các pháp hữu vi. Người ta nói rằng nếu chúng ta sắp đặt để hành động như vậy một cách thường xuyên và hoàn toàn, tự ngã chúng ta sẽ bị tiêu hủy, và Niết Bàn tự động thay thế: One distinguishes an unconditional world from the world of conditioned things. We suffer and afflict because we identify ourselves with conditioned things, and act as if what happens to them happened to us. By persistent meditation and mortification, we must reject and renounce everything but the highest, which is the Unconditioned alone. In other words, we de-identify ourselves from all conditioned things. The assumption is that if and when we manage to do so habitually and completely, our individual self become extinct, and Nirvana automatically takes its place. 

(VII)Yếu tính của Thiền là đạt ngộ—The essence of Zen is the acquisition of enlightenment:  Mục tiêu của thiền là ngộ, là sự lãnh hội thực tại một cách trực tiếp, không bằng biện biệt suy tư, không với phiền não và trí thức hóa, sự thực hiện mối quan hệ của chính mình và vũ trụ. Cái kinh nghiệm mới này là sự lặp lại sự lãnh hội tiền trí thức, lập tức của đứa trẻ, nhưng trên một mức độ mới, mức độ phát triển và viên mãn lý trí, khách quan tính, cá tính của con người. Trong khi kinh nghiệm của một đứa trẻ, cái kinh nghiệm lập tức và nhất tính, nằm trước cái kinh nghiệm phân ly và chia chẻ chủ-khách thể, cái kinh nghiệm giác ngộ lại nằm sau nó. Người nào chưa có kinh nghiệm này không bao giờ có thể hiểu thiền một cách đầy đủ được. Vì người ta chưa có kinh nghiệm giác ngộ, nên người ta chỉ nói về thiền một cách tiếp cận bên ngoài mà thôi, chứ không được đúng theo cách phải nói từ sự viên mãn của kinh nghiệm. Như vậy mục tiêu căn bản của thiền là gì? Theo Thiền sư D. T. Suzuki trong Thiền Luận, Thiền tự yếu tính là một nghệ thuật nhìn vào bản tính của hiện hữu của mình, và nó chỉ con đường từ hệ lụy đến tự do. Ta có thể nói rằng Thiền giải thoát tất cả những tinh lực cố hữu và tự nhiên tàng trữ trong mỗi chúng ta, mà trong những hoàn cảnh bình thường chúng ta bị tù túng và bóp méo đến nỗi chúng ta không tìm được lối hoạt động thích ứng nào cả. Do đó Thiền cứu chúng ta ra khỏi điên loạn và tàn phế; và nó thúc đẩy chúng ta bộc lộ cái khả năng hạnh phúc và yêu thương—The aim of Zen is enlightenment, the immediate, un-reflected grasp of reality, without affective contamination and intellectualization, the realization of the relation of oneself to the Universe. This new experience is a repetition of the pre-intellectual, immediate grasp of the child, but on a new level, that the full development of man’s reason, objectively, individuality. While the child’s experience, that of immediacy and oneness, lies before the experience of alienation and the subject-object split, the enlightenment experience lies after it. One who has not had this experience can never fully understand Zen. Since one has not experienced enlightenment, one can only talk about Zen in a tangential way, and not as it ought to be talked about, out of the fullness of experience. So what is the basic goal of Zen? According to D. T. Suzuki in The Essays of Zen, Zen in its essence is the art of seeing into the nature of one’s being, and it points the way from bondage to freedom.” We can say that Zen liberates all the energies properly and naturally stored in each of us, which are in ordinary circumstances cramped and distorted so that they find no adequate channel for activity. It is the object of Zen, therefore, to save us going crazy or being crippled. This is what we mean by freedom, giving free play to all creative and benevolent impulses inherently lying in our hearts. Generally, we are blind to this fact, that we are in possession of all the necessary faculties that will make us happy and loving towards one another. So Zen is the art of seeing into the nature of one’s being; it is a way from bondage to freedom; it liberates our natural energies. So it prevents us from going crazy or being crippled; and it impels us to express our faculty for happiness and love. 

(VIII)Thiền giúp chúng ta thấy sự khác biệt giữa bề ngoài thế giới mình thấy và thật tánh của thế giới ấy—Meditation helps us see the difference between the appearance of the world and the reality of the world: Một Thiền sư đã nói: “Trước khi tôi ngộ thì tôi thấy sông là sông, núi là núi. Khi tôi bắt đầu ngộ nên sông không còn là sông, núi không còn là núi nữa. Bây giờ khi tôi đã ngộ thì sông lại là sông, núi lại là núi.Lần nữa chúng ta lại thấy một lối nhận thức thực tại mới. Con người trung bình giống như con người trong hang của Plato, chỉ thấy những chiếc bóng và lầm tưởng chúng là thực thể. Một khi người ấy đã nhận ra lầm lỗi này, người ấy chỉ biết rằng những chiếc bóng không phải là thực thể. Nhưng khi đã ngộ rồi, người ấy rời bỏ cái hang và bóng tối của nó để ra ngoài ánh sáng. Ở đó người ấy thấy được thực thể chứ không phải là những chiếc bóng. Người ấy thức tỉnh. Khi nào còn ở trong bóng tối, người ấy không hiểu được ánh sáng. Khi ra khỏi bóng tối, người ấy hiểu ngay sự khác biệt giữa việc mình thấy thế giới như những chiếc bóng mà mình đang thấy với thực tại: A Zen master said: “Before I was enlightened the rivers were rivers and the mountains were mountains. When I began to be enlightened the rivers were not rivers anymore and the mountains were not mountains. Now, since I am enlightened, the rivers are rivers again and the mountains are mountains.” Again we see the new approach to reality. The average is like the man in Plato’s cave, seeing only the shadows and mistaking them for the substance. Once he has recognized this error, he knows only that the shadows are not the substance. But when he becomes enlightened, he has left the cave and its darkness for the light: there he sees the substance and not the shadows. He is awake. As long as he is in the dark, he cannot understand the light. When he be out of the darkness, he understands the difference between how he saw the world as shadows and how he sees it now, as reality. 

(IX)Thiền nhắm đến mục tiêu biết được bản chất của chính mình—Zen is aimed at the knowledge of one’s own nature: Thiền tìm cách “tự tri.” Nhưng cái biết này không phải là cái biết “khoa học” của một nhà tâm lý, mà là cái biết của năng tri trí thức tự biết mình như đối tượng; biết bản ngã trong thiền là cái biết không có tính cách trí thức, cái biết không vong thân, mà đó là kinh nghiệm viên mãn trong ấy năng tri và sở tri trở thành một. Ý niệm căn bản của thiền là tiếp xúc với những tác động nội tại của con người mình, và tiếp xúc một cách hết sức trực tiếp, chứ không nhờ đến bất cứ thứ gì từ bên ngoài—It searches to “know oneself.” But this knowledge is not the scientific knowledge of the modern psychologist, the knowledge of the knower-intellect who knows himself as object; knowledge of self in Zen is knowledge which is not intellectual, which is a non-alienated, it is full experience in which knower and known become one. The basic idea of Zen is to come in touch with the inner workings of one’s being, and to do this in the most direct way possible, without resorting to anything external. 

(X) Thiền giúp chúng ta thấy sự khác biệt giữa tri thức và thể nghiệm—Meditation helps us see the difference between intellectual and experiential knowledge: Sự nhìn thấy bản tính của mình không phải là một cái thấy trí thức, đứng ngoài, mà là cái thấy thể nghiệm, có thể nói là từ bên trong. Sự khác biệt giữa cái biết trí thức và thể nghiệm này thật là quan trọng cốt yếu đối thiền và đồng thời là một trong những khó khăn căn bản mà các thiền sinh Tây phương cố gắng hiểu về thiền. Tây phương, suốt hai ngàn năm vẫn tin rằng câu giải đáp sau cùng  cho vấn đề hiện sinh có thể trả lời bằng tư tưởng; câu trả lời đúng trong tôn giáo và trong triết học có tầm quan trọng tối thượng. Nhấn mạnh như vậy người ta chuẩn bị con đường cho sự nẩy nở của khoa học thiên nhiên. Ở đây cái tư tưởng đúng, trong khi không đưa ra được câu trả lời tối hậu cho vấn đề hiện sinh, lại cố hữu trong phương pháp và cần thiết cho việc áp dụng tư tưởng vào thực hành, nghĩa là, cho kỹ thuật. Trái lại, thiền dựa vào tiền đề rằng không thể trả lời câu đáp tối hậu cho đời sống bằng tư tưởng được. Cái phương thức cố định trí thức của “có” và “không” thì thật là thích hợp khi sự vật diễn ra bình thường; nhưng ngay khi câu hỏi tối hậu của đời sống khởi dậy, trí năng không trả lời thỏa mãn được—This insight into one’s own nature is not an intellectual one, standing outside, but an experiential one, being inside, as it were. This difference between intellectual and experiential knowledge is of central important for Zen and, at the same time, constitutes one of the basic difficulties the Western student has in trying to understand Zen. The West, for two thousand years has believed that a final answer to the problem of existence can be given in thought; the right answer in religion and in philosophy is of paramount importance. By this insistence the way was prepared for the flourishing of the natural sciences. Here is the right thought, while not giving a final answer to the problem of existence, is inherent in the method and necessary for the application of the thought to practice, that is, for technique. Zen on the other hand, is based on the premise that the ultimate answer to life cannot be given in thought. The intellectual groove of “yes” and “no” is quite accommodating when things run their course; but as soon as the ultimate question of life comes up, the intellect fails to answer satisfactorily. 

(XI)Thiền giúp tâm thức của chúng ta tự do và vô ngại—Zen helps our mind free and unobstructed: Thiền muốn tâm thức của chúng ta tự do và vô ngại; ngay cả cái ý thất niệm nhất và tất cả cũng là vật chướng ngại và cái bẫy bóp chẹt đe dọa sự tự do nguyên bản của tâm linh. Một hậu quả xa hơn, cái khái niệm tham dự hay tham nhập, mà các nhà tâm lý học Tây phương quá đề cao, tư tưởng thiền không chấp nhận được. “Khái niệm tham dự hay tham nhập là một lối giải thích trí thức cái kinh nghiệm đơn sơ, trong khi xét chính cái kinh nghiệm, không có chỗ nào cho bất cứ một sự lưỡng phân nào. Tuy nhiên, trí năng chường ra và đập vỡ cái kinh nghiệm ngõ hầu có thể lấy trí năng đối trị với nó, thế có nghĩa là phân biệt hay nhị phân. Lúc ấy cái cảm giác đồng nhất nguyên bản mất đi và chúng ta để cho trí năng đập vỡ thực tại ra thành từng mảnh theo lời đặc trưng của nó. Tham dự hay tham nhập là kết quả của trí thức hóa. Nhà triết học mà không có kinh nghiệm căn bản dễ bị đắm chìm trong nó—Zen wants one’s mind free and unobstructed; even the idea of oneness and allness is a stumbling block and a strangling snare which threatens the original freedom of spirit. As a further consequence, the concept of participation or empathy, so emphasized by Western psychologists, is unacceptable to Zen thought. The idea of participation or empathy is an intellectual interpretation of primary experience, while as far as the experience itself is concerned, there is no room for any sort of dichotomy. The intellect, however, obtrudes itself and breaks up the experience in order to make it amenable to intellectual treatment, which means a discrimination or bifurcation. The original feeling of identity is then lost and intellect is allowed to have its characteristic way of breaking up reality into pieces. Participation or empathy is the result of intellectualization. The philosopher who has no original experience is apt to indulge in it. 

(XII)Thiền giúp chúng ta nhận ra chân tướng của trí năng và khái niệm—Meditation helps us recognize the real nature of intellect and concept: Không những chỉ trí năng, mà bất cứ một khái niệm hay nhân vật thẩm quyền nào cũng hạn hẹp tính chất tự phát của kinh nghiệm; do đó thiền không gán một tầm quan trọng chính thực nào cho các kinh điển hay những sớ giải kinh điển của những bậc trí tuệ hay thông thái. Kinh nghiệm cá nhân tác động mạnh đối lại với thẩm quyền và sự khải thị khách quan. Trong thiền người ta không chối mà cũng không nhận thượng đế. Thiền muốn hoàn toàn tự do—Not only intellect, but any authoritative concept or figure, restricts the spontaneity of experience; thus Zen does not attach any intrinsic importance to the sacred sutras or to their exegesis by the wise and learned. Personal experience is strongly acting against authority and objective revelation. In Zen God is neither denied nor insisted upon. Zen wants absolute freedom.

(XIII)Thiền không phải bằng các trau dồi lý luận mà bằng tu tập tâm thức—Meditation is not done by polishing the logical thinking, but by cultivating the mind: Phù hợp với thái độ của thiền đối với cái thấy trí thức, mục tiêu của giáo lý Thiền không giống như mục tiêu của Tây phương, một sự không ngớt gia tăng cái tinh vi của tư tưởng luận lý, phương pháp cốt yếu của thiền ở chỗ đặt người ta vào chỗ tiến thối lưỡng nan, mà người ta phải cố thoát ra không phải bằng lý luận, mà bằng tâm thức ở trình độ cao hơn. Theo một vị thầy không phải là một vị thầy hiểu theo nghĩa Tây phương. Ông là một vị thầy vì ông làm chủ được tâm mình, do đó ông có thể truyền đạt cho người đệ tử điều duy nhất có thể truyền đạt được: cuộc sống của mình ‘với tất cả nhng gì vị thầy có thể làm được, ông không thể làm cho người đệ tử nắm được sự vật, trừ phi người đệ tử đã chuẩn bị đầy đủ đề nắm bắt. Nắm giữ được thực tại cứu cánh là việc mình phải tự làm lấy—In accordance with Zen’s attitude towards intellectual insight, its aim of teaching is not as in the West an ever-increasing subtlety of logical thinking, but its method “consists in putting one in a dilemma, out of which one must contrive to escape not through logic indeed but through a mind of higher order. Accordingly the teacher is not a teacher in Western sense. He is a master, inasmuch as he has mastered his own mind, and hence is capable of conveying to the student the only thing that can be conveyed: his existence. With all that the master can do, he is helpless to make the disciple take hold of the thing, unless the latter is fully prepared for it. The taking hold of the ultimate reality is to be done by oneself.

(XIV)Thiền giúp chúng ta sử dụng  trọn vẹn, vừa phải và từ thiện tất cả những gì đến với mình—Meditation helps us make full use, economic and moral, of everything that comes our way: Có lẽ người ta không thể hiểu nỗi được thiền trừ phi người ta thẩm xét lại cái ý niệm rằng sự thành tựu được chánh kiến tất nhiên đưa đến một sự thay đổi bản tánh. Ở đây Thiền bắt rễ trong tư tưởng Phật giáo, đối với nó sự chuyển hóa bản tánh là một điều kiện của giải thoát. Phải gạt bỏ lòng tham sở hữu, cũng như tham bất cứ thứ gì khác, tự hợm mình, tự ca tụng. Thái độ đối với dĩ vãng là thái độ biết ơn, đối với hiện tại là sự phụng sự, và đối với tương lai là trách nhiệm. Sống trong thiền có nghĩa là đối với chính mình và thế gian với một tâm thức ưa mến và tôn kính nhất, một thái độ chánh là căn bản của mật hạnh, một đường nét rất là đặc trưng của pháp môn Thiền. Nó có nghĩa là đừng bỏ phí những tài nguyên thiên nhiên; nó có nghĩa là sử dụng  trọn vẹn, vừa phải và từ thiện tất cả những gì đến với mình—Zen cannot possibly understood unless one takes into consideration the idea that the accomplishment of true insight is indissolubly connected with a change in character. Here Zen is rooted in Buddhist thinking, for which characterological transformation is a condition for salvation. Greed for possession, as for anything else, self-conceit and self-glorification are to be left behind. The attitude towards the past is one of the gratitude, towards the present, of service, and towards the future, of responsibility. To live in Zen means ‘to treat yourself and the world in the most appreciative and reverential frame of mind,’ an attitude which is the basis of  “secret virtue, a very characteristic feature of Zen discipline. It means not to waste natural resources; it means to make full use, economic and moral, of everything that comes your way.” 

(XV)Thiền giúp chúng ta thực hiện “an tâm và vô úy hoàn toàn—Meditation helps us achieve “complete security and fearlessness”: Như là mục đích tích cực hay mục tiêu đức lý của Thiền là thực hiện “an tâm và vô úy hoàn toàn,” đi từ triền phược đến tự do. Thiền là một vấn đề của bản tính chứ không phải của trí năng, thế có nghĩa là Thiền phát sinh từ ý chí được coi như là nguyên tắc thứ nhất của đời sống: As positive aim, the ethical goal of Zen is to achieve “complete security and fearlessness,” to move from bondage to freedom. “Zen is a matter of character and not of the intellect, which means that Zen grows out of the will as the first principle of life.”

(XVI)Thiền giúp ta đi ngay vào chính đối tượng và thấy nó—Meditation helps us enter right into the object itself and see it: Sự tiếp cận của thiền là đi ngay vào chính đối tượng và thấy nó, có thể nói là từ bên trong. Sự lãnh hội lập tức về thực tại này cũng có thể gọi là có tính cách động năng hay sáng tạo—The Zen approach is to enter right into the object itself and see it, as it were, from the inside. The immediate grasp of reality may also be called cognative or creative. 

(XVII)Mục tiêu của thiền là ngộ—The aim of Zen is enlightenment: Sự lãnh hội thực tại một cách trực tiếp, không bằng biện biệt suy tư, không với phiền não và trí thức hóa, sự thực hiện mối quan hệ của chính mình và vũ trụ. Cái kinh nghiệm mới này là sự lặp lại sự lãnh hội tiền trí thức, lập tức của đứa trẻ, nhưng trên một mức độ mới, mức độ phát triển và viên mãn lý trí, khách quan tính, cá tính của con người. Trong khi kinh nghiệm của một đứa trẻ, cái kinh nghiệm lập tức và nhất tính, nằm trước cái kinh nghiệm phân ly và chia chẻ chủ-khách thể, cái kinh nghiệm giác ngộ lại nằm sau nó—The immediate, un-reflected grasp of reality, without affective contamination and intellectualization, the realization of the relation of oneself to the Universe. This new experience is a repetition of the pre-intellectual, immediate grasp of the child, but on a new level, that the full development of man’s reason, objectively, individuality. While the child’s experience, that of immediacy and oneness, lies before the experience of alienation and the subject-object split, the enlightenment experience lies after it.

(XVIII)Thẩm quyền của Thiền là kinh nghiệm chính thực, chứ không phải là thế quyền phi lý—The authority of Zen is the genuine experience, not an irrational authority: Thái độ của thiền sư đối với đệ tử làm lúng túng độc giả Tây phương, người ấy bị vướng mắc trong sự lựa chọn giữa một thế quyền phi lý hạn chế tự do và bóc lột đối tượng mình, và một sự bỏ mặc không có thế quyền nào cả. Thiền tiêu biểu một hình thức thế quyền khác, một hình thức thế quyền hợp lý. Vị thầy không gọi đệ tử; ông không muốn gì nơi người đệ tử, dù là muốn người ấy giác ngộ; người đệ tử tự ý đến, và tự ý đi. Nhưng vì người đệ tử muốn học hỏi nơi vị thầy, nên người ấy phải nhận sự kiện rằng vị thầy là một vị thầy, nghĩa là, vị thầy biết người đệ tử muốn biết gì, mà hiện người ấy chưa biết. Đối với vị thầy, không có thứ gì để giải thích bằng ngôn ngữ, chẳng có gì là một giáo lý thiêng liêng để giảng dạy. Dù nhận hay dù chối vị thầy, người đệ tử vẫn lãnh 30 hèo. Đừng cứ im lặng, mà cũng đừng rành rẽ. Đồng thời đặc tính của Thiền sư cũng là sự hoàn toàn thiếu vắng thế quyền phi lý cũng như sự xác nhận mạnh mẽ cái quyền không đòi hỏi kia, mà căn nguồn của nó là kinh nghiệm chính thực—The attitude of the Zen master to his student is bewildering to the modern Western reader who is caught in the alternative between an irrational authority which limits freedom and exploits its object, and a laissez-faire absence of any authority. Zen represents another form of authority, that of “rational authority.” The master does not call the student; he wants nothing from him, not even that he becomes enlightened; the student comes of his own free will, and he goes of his own free will. But inasmuch as he wants to learn from the master, the fact has to be recognized that the master is a master, that is, that the master knows what the student wants to know, and does not yet know. For the master ‘there is nothing to explain by means of words, there is nothing to be given out as a holy doctrine.’ Thirty blows whether you affirm or negate. Do not remain silent, nor be discursive. The Zen master is characterized at the same time by the complete lack of irrational authority, the source of which is genuine experience. 
  
 


 

REFERENCES

1. Phật Học Phổ Thông,  Thích Thiện Hoa: 1958 (3 volumes). 
2. Phật Học Từ Điển, Đoàn Trung Còn: 1963 (2 volumes). 
3. Từ Điển Phật Học Việt Nam, Thích Minh Châu: 1991. 
4. Duy Thức Học, Thích Thiện Hoa: 1958. 
5. Suramgama Sutra, Minh Tâm Lê Đình Thám: 1961. 
6. The Flower Ornament Scripture, Shambhala: 1987. 
7. Buddhist Dictionary, Nyanatiloka and Nyanaponika: Revised 1980. 
8. A Popular Dictionary of Buddhism, Christmas Humphreys: London 1984. 
9. The Shambhala Dictionary of Buddhism and Zen: 1991. 
10. The Seeker’s Glossary: Buddhism: 1998. 
11. The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion, Ingrid Fisher-Schreiber: 1994 
12. Dictionary of Philosophy, Dagobert D. Runes: 1981. 
13. A Dictionary of Chinese Buddhist Terms, William Edward Soothill & Lewis Hodous: 1934. 
14. World Religions, Lewis M. Hopfe: 1982. 
15. The Buddha and His Teachings, Narada: 1973.  
16. The Connected Discourses of the Buddha, translated from Pali by Bhikkhu Bodhi, 2000.  
17. The Long Discourses of the Buddha, translated from the Pali by Maurice Walshe, 1987. 
18. The Middle Length Discourses of the Buddha, translated from the Pali by Bhikkhu Nanamoli, edited and revised by Bhikkhu Bodhi, 1995.  
19. The Spectrum Of Buddhism, Mahathera Piyadassi, 1991. 
20. Essays In Zen Buddhism, Daisetz Teitaro Suzuki, 1949.  
21. Zen Art For Meditation, Stewart W. Holmes & Chimyo Horioka, 1973. 
22. Gems Of Buddhism Wisdom, Most Venerable Dr. K. Sri Dhammananda, 1983.  
23. Kinh Trường Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1991. 
24. Kinh Trung Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1992. 
25. Kinh Tương Ưng Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1993. 
26. Kinh Tăng Chi Bộ, Viện Nghiên Cứu Phât Học Việt Nam: 1996. 
27. Kinh Tạp A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1993. 
28. Kinh Trung A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1992. 
29. Kinh Trường A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1991. 
30. Trường Bộ Kinh, Hòa Thượng Thích Minh Châu: 1991. 
31. Luận Đại Trí Độ, dịch giả Hòa Thượng Thích Trung Quán: 1990. 
32. Jataka (Stories Of The Buddha’s Former Births), Prof. E.B. Cowell: Delhi 1990. 
33. Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Hòa Thượng Thích Trí Tịnh: 1990. 
34. Zen’s Chinese Heritage, Andy Ferguson: 2000. 
35. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang: 1977. 
36. Thiền Sư Trung Hoa, Hòa Thượng Thích Thanh Từ: 1995. 
37. Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni, dịch giả Hòa Thượng Thích Thiền Tâm: 1950. 
38. The Path of Purification, Pali Text by Bhadantacariya Buddhaghosa, translated by Bhikkhu Nanamoli: 1956. 
39. The books of The Discipline (Vinaya Pitaka), translated by I.B. Horner: 1997. 
40. Luật Nghi Khất Sĩ, Tổ Sư Minh Đăng Quang: 1950. 
41. Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, dịch giả Hòa Thượng Thích Hành Trụ: 1950. 
42. Sa Di Luật Giải, dịch giả Hòa Thượng Thích Hành Trụ: 1950. 
43. Luật Sa Di Thường Hàng (Luật Căn Bản Của Người Xuất Gia), dịch giả Thích Thiện Thông, Thích Đồng Bổn, Thích Nhựt Chiêu: 1995. 
44. Niệm Phật Thập Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1950.  
45. Tỳ Ni Hương Nhũ, dịch giả Thích Thiện Chơn: 1997. 
46. Giới Đàn Tăng, Hòa Thượng Thích Thiện Hòa: 1968. 
47. Giới Đàn Ni, T.T. Thích Minh Phát: 1988. 
48. Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Lược Ký, dịch giả Tỳ Kheo Ni Huyền Huệ: 1996. 
49. What Buddhists Believe, Most Venerable Dr. K. Sri Dhammananda: 1987. 
50. A Comprehensive Manual of Abhidharma, Bhikkhu Bodhi: 1993. 
51. What The Buddha Taught, Walpola Rahula: 1959. 
52. The Story of Buddha, Jonathan Landaw: 1978. 
53. Religions of The Wolrd, Lewis M. Hopfe: 1983. 
54. Thiền Sư Việt Nam, Hòa Thượng Thích Thanh Từ: 1972. 
55. The Holy Teaching Of Vimalakirti, Robert A.F. Thurman: 1976. 
56. In This Very Life, Sayadaw U Pandita: 1921.  
57. The Essentials of Buddhist Philosophy, Junjiro Takakusu, 1947. 
58. The Essence of Buddhism, Daisetz Teitaro Suzuki, 1947. 
59. The Vimalakirti Nirdesa Sutra, translated by Charles Luk, 1972. 
60. Chơn Lý, Tôn Sư Minh Đăng Quang, 1946. 
61. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Hòa Thượng Thích Từ Quang, 1948. 
62. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Minh Lê Đình Thám, 1961. 
63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Trí Độ và Tuệ Quang, 1964. 
64. Phật Lý Căn Bản, Hòa Thượng Thích Huyền Vi, 1973. 
65. Pháp Môn Tọa Thiền, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, 1960. 
66. Con Đường Thoát Khổ, W. Rahula, dịch giả Thích Nữ Trí Hải, 1958. 
67. Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1962. 
68. Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Cư Sĩ Nguyễn Văn Hương, 1951. 
69. Đường Vào Ánh Sáng Đạo Phật, Tịnh Mặc, 1959. 
70. Nhơn Quả, Nghiệp và Luân Hồi, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1960. 
71. The Method of Zen, Eugen Herrigel, 1960. 
72. Việt Nam Danh Lam Cổ Tự, Võ Văn Tường, 1992. 
73. The Three Pillars of Zen, Roshi Philip Kapleau, 1912. 
74. Vì Sao Tin Phật, K. Sri Dhammananda, dịch giả Thích Tâm Quang, 1998. 
75. Introduction To Tantra, Lama Thubten Yeshe, 1935. 
76. Buddha and Gospel of Buddhism, Ananda K. Coomaraswamy, 1974. 
77. Mahayana Buddhism, Beatrice Lane Suzuki, 1969. 
78. Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, 1975. 
79. Ba Vấn Đề Trọng Đại Trong Đời Tu, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1997. 
80. Zen Buddhism and Psychoanalysis, D.T. Suzuki and Richard De Martino, 1960. 
81. Lá Thư Tịnh Độ, Đại Sư Ấn Quang, dịch giả Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1956. 
82. Liên Tông Thập Tam Tổ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1956. 
83. Studies in The Lamkavatara Sutra, D.T. Suzuki, 1930. 
84. Buddhism Explained, Bhikkhu Khantipalo, 1973. 
85. Khảo Nghiệm Duy Thức Học, Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, 1987. 
86. Kinh Pháp Bảo Đàn, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1992. 
87. Thư Gửi Người Học Phật, Thượng Tọa Thích Hải Quang, 1998. 
88. Buddhism: Its Essence and Development, Edward Conze, 1951. 
89. An Introduction To Zen Buddhism, D.T. Suzuki, 1934. 
90. The Tibetan Book Of The Dead, Guru Rinpoche according to Karma Lingpa, 1975. 
91. Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Sa Môn Thích Quảng Minh, 1957. 
92. Philosophy and Psychology in The Abhidharma, Herbert V. Guenther, 1957. 
93. Sixth Patriarch’s Sutra, Tripitaka Master Hua, 1971. 
94. Thiền Luận, 3 vols, D.T. Suzuki, dịch giả Trúc Thiên, 1926. 
95. In This Very Life, Sayadaw U. Pandita, 1921. 
96. Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, P.V. Bapat, 1959. 
97. Phật Học Tinh Yếu, 3 vols., Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1965.  
98. Phật Và Thánh Chúng, Cao Hữu Đính, 1936. 
99. Liberation In The Palm Of Your Hand, Pabongka Rinpoche, 1991. 
100.The Zen Doctrine of No Mind, D.T. Suzuki, 1949. 
101.The Tibetan Book of Living and Dying, Sogyal Rinpoche, 1992. 
102.Ân Đức Phật, Cư Sĩ Huỳnh Thanh Long, 1962. 
103.Insight Meditation, Joseph Goldstein, 1993. 
104.Đại Tạng Kinh Nhập Môn, Hán dịch Thích Hải Ấn và Thích Nguyện Quỷnh, Việt dịch Thích Viên Lý, 1999. 
105.The Experience of Insight, Joseph Goldstein, 1976. 
106.It’s Easier Than You Think, Sylvia Boorstein, 1995. 
107.Journey Without Goal, Chogyam Trungpa, 1981. 
108.A Glossary of Buddhist Terms, A.C. March, 1937. 
109.Early Madhyamika In India and China, Richard H. Robinson, 1967. 
110.Hinayana and Mahayana, R. Kimura, 1927. 
111.The Elements of Zen, David Scott and Tony Doubleday,  1992. 
112.The Buddhist Catechism, Henry S. Olcott, 1903. 
113.Đạo Phật Với Con Người, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, 1953. 
114.Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Hán dịch Cưu Ma La Thập, Việt dịch Cư Sĩ Tuệ Nhuận, 1951. 
115.Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, 1963. 
116.The Diamond Sutra and The Sutra Of Hui-Neng, A.F. Price and Wong Mou-Lam,   1947. 
117.Gương Sáng Người Xưa, Hòa Thượng Thích Huyền Vi, 1974. 
118.Wherever You Go, There You Are, Jon Kabat Zinn, 1994. 
119.Zen In The Art Of Archery, Eugen Herrigel, 1953. 
120.Phật Giáo Thánh Điển, Cư Sĩ Thái Đạm Lư, Taiwan 1953. 
121.Phật Giáo Thánh Kinh, Cư Sĩ Dương Tú Hạc, Taiwan 1962, Việt dịch Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, 1963. 
122.Phật Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, 1964. 
123.Phật Pháp, Hòa Thượng Minh Châu, Hòa Thượng Thiên Ân, Hòa Thượng Chơn Trí, Hòa Thượng Đức Tâm, 1964. 
124.Phật Giáo Cương Yếu, Việt dịch Sa Môn Hiển Chơn, 1929. 
125.Calm and Insight, Bhikkhu Khantipalo, 1981. 
126.Rebirth as Doctrine and Experience, Francis Story, 1975. 
127.Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật, Tinh Vân Pháp Sư, Việt dịch Hạnh Cơ, 1994. 
128.Kinh Dược Sư, Hán dịch Huyền Trang, Việt dịch Hòa Thượng Thích Huyền Dung, 1949. 
129.Luận Bảo Vương Tam Muội, Sa Môn Diệu Hiệp, Việt dịch Minh Chánh. 
130.Kinh Pháp Bửu Đàn, Hòa Thượng Thích Từ Quang, 1942. 
131.Milinda Vấn Đạo và Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Hòa Thượng Thích Minh Châu, 1964. 
132.How To Get From Where You Are To Where You Want To Be, Cheri Huber, 2000. 
133.Luận Thành Duy Thức, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, 1995. 
134.Kinh Địa Tạng, Hòa Thượng Thích Trí Thủ. 
135.Kim Cang Giảng Giải, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1992. 
136.Kinh Pháp Bảo Đàn, Cư Sĩ Tô Quế, 1946. 
137.Kinh Pháp Bảo Đàn, Mai Hạnh Đức, 1956. 
138.Các Tông Phái Đạo Phật, Đoàn Trung Còn. 
139.Sự Tích Phật A Di Đà, 7 Vị Bồ Tát và 33 Vị Tổ Sư, Trần Nguyên Chẩn, 1950. 
140.Na Tiên Tỳ Kheo, Cao Hữu Đính, 1970. 
141.Pháp Môn Tịnh Độ Thù Thắng, Hòa Thượng Thích Hân Hiền, 1991. 
142.Tam Kinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ. 
143.The Life of Buddha, Edward J. Thomas, 1952. 
144.The Buddha’s Ancient Path, Piyadassi Thera, 1964. 
145.The Land of Bliss, Luis O. Gomez, 1996. 
146.Buddhist Images of Human Perfection, Nathan Katz, India 1982. 
147.Buddhist Meditation, Edward Conze, 1956. 
148.Buddhist Sects In India, Nalinaksha Dutt, 1978. 
149.Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Việt dịch Hòa Thượng Thích Phước Hảo, 1990. 
150.Essential Tibetan Buddhism, Robert A.F. Thurman, 1995. 
151.Calming The Mind, Gen Lamrimpa, 1992. 
152.Pháp Bửu Đàn Kinh, Hòa Thượng Minh Trực, 1944. 
153.The Literature of The Personalists of Early Buddhism, Bhikkhu Thích Thiện Châu, English translator Sara Boin-Webb, 1996. 
154.The Essence of Buddhism, P. Lakshmi Narasu, Colombo 1907. 
155.Gems of Buddhist Wisdom, many authors, Kular Lumpur, 1983. 
156.Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Hòa Thượng Thích Huệ Hưng, 1951. 
157.Calming The Mind and Discerning The Real, Tsong-Kha-Pa, English Translator Alex Wayman, 1978. 
158.Seven Works of Vasubandhu, Stefan Anacker, Delhi 1984. 
159.Duy Thức Học, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1958. 
160.The Gospel Of Buddha, Paul Carus, 1961. 
161.The Conquest of Suffering, P.J. Saher, Delhi 1977. 
162.Bát Quan Trai Thập Giảng, Diễn Bồi Đại Sư, Việt dịch Thích Thiện Huệ, 1992. 
163.Linguistic Approach to Buddhism Thought, Genjun H. Sasaki, Delhi 1986. 
164.The Buddhist Outlook, 2 vols., Francis Story, Sri Lanka 1973. 
165.Buddhist Logic, 2 vols., Th. Stcherbatsky, 1962. 
166.Kinh Tâm Địa Quán, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, 1959. 
167.Kinh Phật Bản Hạnh Tập, Hòa Thượng Thích Trung Quán. 
168.Qui Nguyên Trực Chỉ, Đỗ Thiếu Lăng, Saigon 1961. 
169.Bản Đồ Tu Phật, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1958. 
170.Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Hòa Thượng Thích Mật Thể, 1943. 
171.Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp, Việt dịch Minh Thiền, 1972. 
172.Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1991. 
173.Kinh Viên Giác, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Saigon 1958. 
174.Kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức, Hòa Thượng Thích Huyền Dung, 1949. 
175.Kinh Tam Bảo, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, 1970. 
176.Chư Kinh Tập Yếu, Hòa Thượng Thích Duy Lực, 1994. 
177.Lịch Sử Đức Phật Tổ, Thông Kham Medivongs. 
178.Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Hòa Thượng Bích Liên, Hòa Thượng Như Phước, Hòa Thượng Từ Quang, 1957. 
179.A Record of Buddhist Kingdoms, Fa-Hsien, English translator James Legge, 1965. 
180.Thập Độ, Tỳ Kheo Hộ Tông. 
181.Tăng Già Việt Nam, Hòa Thượng Thích Trí Quang, Phật Lịch 2515. 
182.A Comprehensive Manual Of Abhidharma, Bhikkhu Bodhi, Sri Lanka 1993. 
183.The Spectrum of Buddhism, Piyadassi, Sri Lanka 1991. 
184.Thắng Pháp Tập Yếu Luận, Hòa Thượng Thích Minh Châu. 
185.Vi Diệu Pháp Toát Yếu, Narada Maha Thera, 1972, Việt dịch Phạm Kim Khánh. 
186.Nagarjuna’s Philosophy, K. Venkata Ramanan, Delhi 1975. 
187.Kinh Pháp Bảo Đàn, Hòa Thượng Thích Mãn Giác, 1985. 
188.Buddhist Ethics, Hammalawa Saddhatissa, 1970. 
189.The Buddha Eye, Frederick Franck, 1982. 
190.The Dhammapada, Narada, 1963. 
191.In The Hope of Nibbana, Winston L. King, 1964. 
192.The Chinese Madhyama Agama and The Pali Majjhima Nikaya, Bhikkhu Thích Minh Châu, India 1991. 
193.Skillful Means, Tarthang Tulku, 1978. 
194.Tài Liệu Nghiên Cứu Và Diễn Giảng, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa,  1957. 
195.Phật Giáo, Tuệ Quang Nguyễn Đăng Long, 1964. 
196.The Vimalakirti Nirdesa Sutra, Charles Luk, 1972. 
197.Zen Philosophy, Zen Practice, Hòa Thượng Thích Thiên Ân, 1975. 
198.Kinh Bách Dụ, Việt dịch Thích Nữ Như Huyền, 1957. 
199.Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Việt dịch Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, 1956. 
200.Sakyamuni’s One Hundred Fables, Tetcheng Lioa, 1981.  
201.Tám Quyển Sách Quí, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1954. 
202.Huệ Quang Phật Học Đại Từ Điển, Ven. Thích Minh Cảnh Chủ Biên, 1994.  
203.Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức, Zen Master Thích Nhất Hạnh, 1975. 
204.The Buddha and His Dharma, Dr. B.R. Ambedkar, 1997. 
205.The Beginnings of Buddhism, Kogen Mizuno, 1980. 
206.A Concise History of Buddhism, Andrew Skilton, 1994. 
207.Pagodas, Gods and Spirits of Vietnam, Ann Helen Unger and Walter Unger, 1997. 
208.Buddhism A to Z, Ronald B. Epstein, Ph.D., 2003. 
209.Buddhism, Clive Erricker, 1995. 
210.Buddhism, Ed. Manan Sharma, New Delhi, 2002. 
211.Essentials of Buddhism, Kogen Mizuno, Tokyo, 1972. 
212.Modern Buddhism, Alan & Jacqui James, 1987. 
213.The Questions of King Milinda, T.W. Rhys Davis, 1963. 
214.Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, Hòa Thượng Giới Nghiêm Việt dịch, 2005. 
215.The Zen Teaching of Bodhidharma, translated by Red Pine 1987. 
216.The Pioneers of Buddhist Revival in India, D.C. Ahir, New Delhi 1989. 
217.Zen Art For Meditation, Stewart W. Holmes and Chimyo Horioka,  Tokyo, 1973. 
218.Introducing Buddhism, Kodo Matsunami, Tokyo 1965. 
219.A Buddhist Philosophy of Religion, Bhikkhu Nanajivako, 1992. 
220.A Manual of Abhidharma, Most Venerable Narada, Kuala Lumpur, 1956. 
221.A Manual of Buddhism, Most Venerable Narada, Kuala Lumpur, 1992. 
222.Rebirth and The Western Buddhist, Martin Wilson, Ven. Thich Nguyên Tạng Việt dịch 2006. 
223.The Buddhist Handbook, John Snelling, 1991. 
224.Essential of Buddhism, Gnanarama, Singapore, 2000. 
225.Buddhism For Today, Nikkyo Niwano, 1976. 
226.An Index to the Lankavatara Sutra, Daisetz Teitaro Suzuki, London, 1934. 
227.Studies in The Lankavatara Sutra, Daisetz Teitaro Suzuki, London, 1930. 
228.The Concept of Personality Revealed Through The Pancanikaya, Thích Chơn Thiện, New Delhi, 1996. 
229.Studies in Ch’an and Hua-Yen, Robert M. Gimello and Peter N. Gregory, Honolulu, 1983. 
230.The Sacred East, Scott Littleton, 1996. 
231.Buddha, Dr. Hermann Oldenberg, New Delhi, 1997.  
232.Rajagraha, Jugal Kishore Bauddh, New Delhi, 2005. 
233.How to Overcome Your Difficulties: Worry and Fear, Dhammananda, Ven. Nhuan Chau translated in 2005. 
234.Bodh Gaya, Shanti Swaroop Bauddh, New Delhi, 2005. 
235.The Great Buddhist Emperor of Asia, Ven. Dr. Medhankar, Nagpur, India,  2000. 
236.Sarnath, Shanti Swaroop Bauddh, New Delhi, 2003. 
237.Buddhist Shrines in India, D.C. Ahir, New Delhi, 1986. 
238.Pryaers to the Medicine Buddha, composed by Geshe Norbu Phunsok, translated into Vietnamese by Sonam Nyima Chân Giác Bùi Xuân Lý in 2005. 
239.Walking with the Buddha, India Dept. of Tourism, New Delhi, 2004. 
240.The Practice of Tranquility and Insight, Khenchen Thrangu, New York, 1993. 
241.Pen Portraits Ninety Three Eminent Disciples of the Buddha, C. de Saram, Singapore, 1966. 
242.History of Theravada Buddhism in South East Asia, Kanai Lal Hazra, New Dehli, 1981.  
243.Đạo Phật Trong Đời Sống, 10 volumes, Thiện Phúc, USA, 1994. 
244.Đạo Phật An Lạc và Tỉnh Thức, Thiện Phúc, USA, 1996. 
245.Vietnamese-English Buddhist Dictionary, 6 volumes, Thiện Phúc, USA, 2005. 
246.Thiên Trúc Tiểu Du Ký, Thiện Phúc, USA, 2006.  
247.Thiền Sư, Thiện Phúc, USA, 2007.  
248.English-Vietnamese Buddhist Dictionary, 10 volumes, Thiện Phúc, USA, 2007.  
249.Loving and Dying, Bhiksu Visuddhacara, 1960. 
250.The Great Religions by which Men Live, Floyd H. Ross & Tynette Hills, 2000. 
251.Human Life and Problems, Dr. K. Sri Dhammananda, 1960. 
252.The Spectrum of Buddhism, Mahathera Piyadassi, 1991. 
253.Buddhist Thought in India, Edward Conze, 1962. 
254.The Buddhist Catechism, Henry Steel Olcott, 1881. 
255.The Buddha and His Teachings, Ernest K.S. Hunt, 1962. 
256.Phật Giáo và Triết Học Tây Phương, H.T. Thích Quảng Liên, 1996. 
257.Buddhism, William R. LaFleur, 1988. 
258.The Heart of Wisdom, Dr. C.T. Dorji, New Dehli, 2005. 
259.A Compendium of Chief Kagyu Master, Dr. C.T. Dorji, New Dehli, 2005.  
260.Talks on Dharma, Volumes I to IX, Venerable Master Hsuan Hua, from 1958 to 1980.