Tín hiệu mà ta cảm nhận được, cái gọi là "giác quan thứ 6" là lời mách bảo của một sức mạnh siêu nhiên nào đó hay là thuộc tính tự nhiên của loài người? Rõ ràng linh tính không phải là kết quả quá trình tư duy, nhưng ngược lại, tính logic của nó trong nhiều trường hợp lại cực kỳ quan trọng.
"Cải tử hoàn sinh" nhờ giấc mơ
Tờ báo Scandal (Mỹ) năm 1994 có đăng một câu chuyện về giấc mơ kỳ lạ của một người mẹ: “Chuyện kể rằng, năm 1865 một chú bé tên là Maks Hoffman, 5 tuổi ở bang Wisconsin bị mắc chứng bệnh tả. Bác sĩ nói rằng không còn tia hy vọng nào cứu sống được.
Ba ngày sau đó, chú bé trút hơi thở cuối cùng và mọi người đem chôn chú trong nghĩa địa của làng.
Đêm hôm đó, trong giấc mơ, bà mẹ nghe thấy tiếng con trai trở mình và thở dài trong quan tài. Bà kêu lên rồi chạy đến bên chồng, xin ông hãy ra mộ để cứu con. Ông chồng tất nhiên đã từ chối. Ông giải thích cho vợ mình rằng bà đã quá thương con nên đã thấy như vậy.
Nhưng đêm hôm sau, bà mẹ lại mơ thấy y như thế. Lần này, bà đã quyết tâm cùng người nhà ra cứu con. Lúc ấy đã gần nửa đêm. Mọi người treo đèn lên trên cành cây bên cạnh mộ và cặm cụi đào. Khi nắp quan tài vừa mở, ai cũng sửng sốt, vì thấy cậu bé nằm đúng tư thế mà người mẹ thấy trong mơ.
Cậu bé không có biểu hiện gì của sự sống. Nhưng người cha vẫn bế con lên rồi bằng mọi cách hô hấp nhân tạo. Sau một giờ, điều kỳ diệu đã xảy ra: Cậu bé dần dần tỉnh lại. Về sau, Maks Hoffman đã sống tới 80 tuổi (1860-1940) tại thành phố Lincoln (bang Iowa, Mỹ).
Nhà thơ Nga Lermontov (1814-1841) đã kể lại câu chuyện khi ông còn là sĩ quan biên phòng ở Kavkaz. Một hôm ông đang ngồi đánh bài với mấy người lính của mình và nhìn thấy hai người có vẻ mặt khác lạ so với ngày thường, ông bèn nói với họ: “Các anh phải đề phòng, có lẽ sắp bị chết bất đắc kỳ tử. Đêm nay, các anh nên ngủ lại ở đồn biên phòng và sáng mai hãy về nhà”.
Một trong hai người lính ấy cho rằng ông nói nhảm nhí, ra về và trên đường đã bị bọn lâm tặc bắn chết, còn người lính kia thoát chết nhờ lời khuyên của ông ở lại doanh trại.
Theo báo chí Anh, trước ngày Công nương Diana tử nạn đã viết một bức thư cho người hầu của mình là Paul Burrell. Nội dung của bức thư nói rằng, có một số kẻ đang tìm cách hủy hoại cuộc đời cô bằng việc phá bỏ chiếc phanh và một số bộ phận khác trong xe của cô, nhưng mọi người không tin. Và thế là rủi ro ập đến với cô (nguyên nhân dẫn đến tai nạn xe hơi của Diana chưa được làm rõ nhưng các nhà điều tra đang đi theo hướng mà cô đã linh cảm).
Đó chỉ là một vài câu chuyện trong số hàng nghìn câu chuyện có thật về con người có khả năng linh cảm được sự sống và cái chết. Các nhà khoa học cho rằng với việc linh tính mách bảo, con người hoàn toàn có khả năng né tránh những rủi ro sắp xảy ra với chính bản thân mình.
Linh cảm là cảm giác hay một quy luật?
Nghiên cứu về những trường hợp đón nhận cái chết được dự báo trước, bác sĩ người Mỹ Lincon và Aliker kết luận: Có rất nhiều người có thể dự đoán được cái chết chứ không phải họ nói gở, mà chính là bằng trạng thái tâm lý đặc biệt. Nó được thể hiện trước khi chết người ta đều rơi vào trạng thái sa sút, những biểu hiện lo buồn u uất kỳ lạ này xuất hiện chính là do hoóc môn trong cơ thể con người chuyển hóa thành. Đặc trưng của tâm lý u sầu ủ rũ vô cớ này là lúc hệ thống thần kinh trung ương chuẩn bị cho cái chết.
Những nhà nghiên cứu cho rằng cái chết chỉ là ý thức chuyển biến trạng thái từ “động sang tĩnh”. Theo quan niệm phương Đông thì con người được cấu thành bởi thể xác và linh hồn. Linh hồn không thể nhìn bằng mắt thường, nhưng lại toát ra mùi hương đặc trưng riêng nhất.
Điều này là cơ sở giải thích vì sao một số người có khả năng đặc biệt: chẩn đoán và chữa bệnh bằng thần giao cách cảm - chính là nhờ cảm thụ được các cung bậc bức xạ từ những mùi hương linh hồn. Và cái chết, chẳng qua cũng chỉ là việc linh hồn rời bỏ thân xác, khi đó chính người sắp sang thế giới bên kia bỗng cảm nhận được mùi hương của mình đang phai nhạt dần.
Khi chết đi linh hồn lìa khỏi thể xác còn thể hiện bằng những vầng sáng. Chỉ có những người đặc biệt mới có thể nhìn thấy được thứ ánh sáng này. Ánh sáng của linh hồn phóng ra có thể phán đoán được tình trạng sức khỏe của người đó.
Các nhà nghiên cứu hiện đại giải thích hiện tượng đó là do những tế bào của cơ thể người sống trước lúc chết thường phát ra tia phóng xạ.
Phải chăng đây là thông điệp cuối cùng của các tế bào sống muốn gửi lại cho người thân qua những dự cảm rất thật. William Green, Stefan Goldstein và Alex Moss, 3 tiến sĩ người Mỹ đã nghiên cứu hàng nghìn câu chuyện về điềm báo của người đột tử đã đi đến kết luận khẳng định linh cảm về cái chết là có thật.
Sự linh cảm vĩ đại làm thay đổi xã hội loài người
Lịch sử đã có nhiều minh chứng cho điều ấy. Nhà bác học Nga Mendeleev (1834-1907), người phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nằm mơ thấy hiện rõ ra trước mắt toàn bộ bảng tuần hoàn. Điều này có thể giải thích được vì có lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm vấn đề này và đến khi chín muồi thì kết quả đã hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy và chép lại.
Viện sĩ Xobolev của Nga tìm ra kim cương ở vùng Iakutsk, còn viện sĩ Muratov (1908-1983) tìm ra dầu mỏ ở vùng Tây Siberia đều do linh tính mách bảo.
Nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo là Mozart (1756-1791) khẳng định rằng, mỗi tác phẩm âm nhạc của ông là sự kết tinh của nguồn cảm hứng, tư duy sáng tạo và do linh tính mách bảo. Nhà vật lý, toán học và thiên văn học người Anh Newton (1642-1727) đã phải công nhận linh tính đã đưa ông đến những phát minh vĩ đại.
Trong lịch sử, không những các nhà khoa học, các nhà quân sự mà cả chính trị gia cũng có khả năng linh cảm trước một số vấn đề. Một số người nổi tiếng cũng nhờ “giác quan thứ 6” mà thoát chết. Cựu Thủ tướng Anh Churchchill (1874-1965) một lần thoát chết trong trận oanh tạc của không quân phát xít Đức là do linh tính mách bảo.
Nhiều lúc linh tính hoàn toàn trái ngược với logic, tư duy nhưng lại thích hợp. Napoléon (1769-1821) khi đánh vào nước Nga năm 1812 đã linh cảm là sẽ thất bại nhưng ông vẫn cứ tiến hành.
Trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, người ta đặc biệt chú ý đến chuyên gia Jean-Bisson, người có linh cảm đặc biệt đã đưa ra dự đoán như sau: với sự phát triển nhanh của máy điện toán, trong vài thập niên nữa con người sẽ được cải lão hoàn đồng nhờ những chiếc máy điện toán được trực tiếp nối liền với những não bộ của con người, như vậy có thể tạo ra được những “siêu trí khôn”, cái chết sẽ bị đánh bại, nhiều người sẽ đạt được trường sinh bất tử.
Dự đoán của Bisson xây dựng trên một khoa học giả tưởng, theo đó dữ liệu của bộ óc con người được cất giữ trong máy điện toán sẽ được cấy ngay trong óc người. Và như vậy con người có thể tiếp tục hoạt động sau cái chết của thân xác.
Học viện Estopy có trụ sở tại California (Mỹ) sau khi nghiên cứu hàng nghìn trường hợp có khả năng linh cảm đặc biệt, đã tiên đoán con người sẽ vượt qua mọi giới hạn không gian thời gian bằng mọi cách. Trường sinh bất tử không phải là chuyện viển vông nữa mà là vấn đề toán học. Bởi với khả năng khoa học có thể giúp con người vượt khỏi mọi giới hạn