Trong những năm Chiến tranh thế giới I và Chiến tranh thế giới II, thời kỳ đen tối nhất của thế kỉ XX đầy biến động, có 1 người đàn ông đã khai thác quyền năng bí ẩn của tinh thần mà trong lịch sử chưa ai có thể vượt qua ông trong công việc này.
Ông là nhà ngoại cảm với khả năng đọc suy nghĩ của người khác, khả năng tiên tri và đặc biệt hơn cả là khả năng thôi miên kì lạ. Với khả năng thôi miên của mình ông là người may mắn tránh được cái chết trong nhà tù của Đức Quốc xã, tránh được sự hà khắc của Joseph Stalin và làm nhiều điều kì lạ khác. Ông là Wolf Messing, nhà thôi miên nổi tiếng nhất thế kỉ 20.
11 tuổi – thôi miên để trốn vé
|
Wolf Messing được coi là nhà thôi miên nổi tiếng nhất thế kỷ 20
|
Wolf Messing sinh ngày 10 tháng 9 năm 1899 trong gia đình Do Thái nghèo ở thị trấn nhỏ của Gora-Kavaleriya gần Warsaw, Ba Lan. Tại thời điểm đó, nơi này là 1 phần của của Đế chế Nga dưới quyền cai trị của ông Hoàng cuối cùng Nicholas II. Khi còn nhỏ ông bị mắc chứng mộng du, chứng rối loạn mà người ta tin rằng có liên quan tới chu kì của mặt trăng. Nhưng cha mẹ ông đã chữa khỏi chứng bệnh này cho ông bằng cách đặt chậu nước lạnh dưới chân giường ông. Khi bước chân vào chậu nước lạnh, ông sẽ tỉnh lại. Lên 6 tuổi, ông được cha mẹ gửi tới trường dòng, nơi mà ông phát hiện mình có trí nhớ kì lạ, ông có khả năng nhớ rất nhanh các bài cầu nguyện, và đặc biệt hơn, đôi khi ông cảm thấy ánh mắt của mình có thể sai khiến người khác. Nhưng chỉ sau 5 năm, ông quyết định bỏ trốn tới Berlin.
Ông lên chiếc tàu chở khách đầu tiên mà ông nhìn thấy, chui xuống dưới ghế và ngủ thiếp đi. Khi người soát vé tới đánh thức Messing dậy và yêu cầu kiểm tra vé, ông nhặt 1 mảnh giấy lộn dưới sàn nhà, nhìn vào mắt ông ta với niềm tin rằng người soát vé sẽ tin rằng mảnh giấy lộn đó là 1 vé xe lửa chính hãng. Ông đã thành công và việc đến Berlin không còn là vấn đề.
Tới Berlin, cậu bé 11 tuổi phải làm thuê đủ việc kiếm sống. Messing chỉ được trả 1 ít tiền cho những câu việc hèn mọn, đầu đường xó chợ. 1 lần do quá đói, ông bị ngất trên đường và bị người ta đưa vào nhà xác. Thật may, tại nơi đây ông được phát hiện rằng còn sống và được cứu thoát khỏi hôn mê nhờ các bác sĩ tâm thần và thần kinh học nổi tiếng của giáo sư Albel. Chính giáo sư cũng là người đầu tiên nhận ra Messinh có năng lực tinh thần và khả năng kiểm soát, điều khiển bản thân đặc biệt. Giáo sư bắt đầu tiến hành các thí nghiệm tâm lý với Messing. Và ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy Messing có khả năng đọc, điều khiển suy nghĩ của người khác. Messing có thể thực hiện các lệnh tinh thần (lệnh chỉ diễn ra trong suy nghĩ mà không thông qua lời nói) của giáo sư 1 cách chính xác. Giáo sư còn dạy Messing cách kiềm chế cảm xúc đau đớn của mình.
17 tuổi – cuộc gặp gỡ định mệnh
|
Cuộc đời của đầy sóng gió của Wolf Messing đã được dựng thành phim điện ảnh
|
Sau khi bình phục, Messing trong vai 1 nghệ sĩ xiếc ảo thuật đường phố đi khắp nơi biểu diễn. Tiết mục của ông là để cho mọi người đâm, cào vào ngực, vào cổ mà không cảm thấy đau đớn. Nhờ thế ông có thể kiếm thêm thu nhập gửi về cho gia đình nghèo khó của mình. Năm 16 tuổi, ông bắt đầu tour diễn thực thụ đầu tiên của mình tới Vienna. Nhưng không phải biểu diễn xiếc như trước mà thực hiện các “thí nghiệm tâm lý” – ông gọi 1 cách khiêm tốn như thế. Trong các thí nghiệm này ông đã thể hiện khả năng thôi miên và khả năng đọc suy nghĩ của người khác 1 cách tài tình.
Messing càng ngày càng nổi tiếng và thu hút được sự chú ý của Albert Einstein. Nhà vật lý vĩ đại đã mời anh bạn trẻ tài năng đến nhà ông chơi. Tại đây, Messing gặp Sigmund Freud – nhà phân tâm học nổi tiếng thế giới. Freud ngay lập tức thí nghiệm kiểm tra khả năng tinh thần của Messing – cậu thanh niên 17 tuổi mà ông từng được nghe tiếng. Ông đã đưa ra 1 lệnh tinh thần cho Messing với nội dung đi lấy chiếc nhíp trên bàn làm việc của Einstein và dùng nó nhổ 3 sợi ria từ bộ ria mép tuyệt vời của nhà vật lý.
Thật kì diệu, Messing đã đọc được suy nghĩ của nhà tâm lý, ông đi lấy nhíp tới gần nhà vật lý, bối rối xin lỗi và nhổ đúng 3 sợi ria mép của Einstein trước sư ngỡ ngàng của quan khách và sự thán phục của Freud. Messing không bao giờ gặp Einstein thêm nữa, nhưng ông đã học được thêm từ Freud nghệ thuật tập trung và tự thôi miên, việc mà trước đó, ông chỉ thôi miên người khác. Sau đó, trong suốt cuộc đời của mình, Messing có nhiều cuộc gặp gỡ với những người nổi tiếng khác, trong đó có Gandhi vào năm 1927.
Kỳ 2: Thôi miên để trốn thoát khỏi nhà tù của Hitlle